Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành may của trường trung cấp kỹ thuật quảng ngãi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HUỲNH THỊ THÙY LOAN
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO NGÀNH MAY CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Quang Sơn
Phản biện 1: PGS.TS. Võ Nguyên Du
Phản biện 2: TS. Bùi Việt Phú
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Đại học Sư phạm vào ngày
29 tháng 11 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
công tác giáo dục nghề nghiệp cũng buộc phải “chuyển mình” để đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu về con người
và nguồn nhân lực với tư cách là nhân tố quyết định sự phát triển đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với xu thế toàn cầu
hóa cần tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục - đào tạo.
Trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội là một yêu cầu cấp bách hàng đầu của việc tiếp tục
triển khai, điều chỉnh nâng cao chất lượng cải cách giáo dục đào tạo
và giáo dục nghề nghiệp hiện nay.
Nguồn nhân lực chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng đào tạo. Đây là vấn đề tất yếu khách quan, một yêu cầu hết sức
cấp thiết. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn
nhân lực của tỉnh mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn nhân lực Việt Nam
nói chung và của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đang có nhiều điều bất
cập. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn nhân lực
của miền Trung đang trong tình trạng thừa lao động phổ thông, lao
động không có chuyên môn kỹ thuật, nhưng lại thiếu lao động có
trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu thợ kỹ thuật trong các
ngành, nghề và trong các khu vực kinh tế, tình trạng thất nghiệp vẫn
đang được báo động. Một trong những nguyên nhân chính là do chất
lượng đào tạo chưa đáp ứng được những diễn biến nhanh chóng của
nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đặt ra. Đặc biệt là sự
phát triển nhanh chóng của tỉnh Quảng Ngãi về các khu kinh tế, khu
2
công nghiệp như: Khu kinh tế Dung Quất, Khu VSIP Quảng Ngãi,
các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và các làng nghề trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi đang rất cần nhu cầu nguồn lao động lớn có kỹ thuật
tay nghề.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều cơ sở giáo dục
nghề nghiệp trong đó, Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi là
một cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi. Trường có nhiệm vụ tổ chức các
khóa đào tạo trình độ Trung cấp, sơ cấp tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
cho tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh khu vực miền Trung và Tây
Nguyên. Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi cũng đã chú trọng,
chủ động quan tâm đến việc quản lý và phát triển chương trình đào
tạo, với mục tiêu điều chỉnh và cập nhật mới những kiến thức, kỹ
năng, thái độ trên tình hình điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
để đào tạo cho học sinh sau khi ra trường bắt kịp với thực tiễn, nhu
cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đây
cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo tại trường, theo mục tiêu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của
tỉnh đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành
nghề, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, góp phần đưa Quảng Ngãi cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 [11].
Bên cạnh đó ngành May là ngành đã có từ khi thành lập trường
cho đến nay, có những giai đoạn phát triển rất rực rỡ, đào tạo cung
ứng cho nhà tuyển dụng từ 400 đến 600 học viên/năm, được nhiều
công ty tuyển dụng đánh giá cao về chất lượng đào tạo.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý phát
3
triển chương trình đào tạo ngành May của Trường Trung cấp Kỹ
thuật Quảng Ngãi” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo tại Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích đánh giá
thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May của
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi, đề tài đề xuất một số biện
pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng cao yếu tố
chất lượng chương trình đào tạo ngành May của trường trong giai
đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành May của
Trường Trung cấp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May của
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May tại Trường
Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi trong thời gian qua vẫn còn có
những hạn chế, bất cập và chưa đồng bộ. Nếu đề xuất được và thực
hiện đồng bộ các biện pháp quản lý đối với tất cả các khâu của hoạt
động phát triển chương trình đào tạo thì sẽ xây dựng được chương
trình đào tạo phù hợp, khả thi góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
ngành May của Nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương
4
trình đào tạo của Trường Trung cấp.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý phát triển
chương trình đào tạo ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quảng Ngãi.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình đào
tạo ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sử dụng các phương pháp:
Phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu, các phương pháp này
được sử dụng trong nghiên cứu.
+ Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về
công tác đào tạo.
+ Lý luận về công tác quản lý chất lượng đào tạo.
+ Các tài liệu liên quan đến quản lý phát triển chương trình đào tạo
ngành May.
- Nhằm xác lập cơ sở dữ liệu của đề tài.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra viết:
Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương
trình đào tạo ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi
hiện nay.
- Phương pháp phỏng vấn:
Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương
trình đào tạo ngành May .
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Nhằm xây dựng các biện pháp quản lý.
- Phương pháp chuyên gia:
5
Lấy ý kiến của các nhà quản lý, các giáo viên có nhiều kinh
nghiệm, các doanh nghiệp về tính cấp thiết và khả thi của các biện
pháp đề xuất.
6.3. Phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng công cụ vi tính với
phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel...để xử lý các thông tin,
số liệu điều tra và kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát thực trạng quản lý phát triển chương trình
đào tạo ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi từ
năm 2014 đến năm 2017. Và đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu
trưởng nhà trường trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành
May của Trường.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần chính:
+ Phần thứ nhất: Mở đầu.
+ Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình
đào tạo ngành May trình độ Trung cấp.
Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo
ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi.
Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo
ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi.
+ Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị.
Ngoài ra còn danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH MAY TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
a. Quản lý phát triển chương trình của Australia
b. Quản lý phát triển chương trình của Singapore
c. Quản lý phát triển chương trình của Thái Lan
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý giáo dục
a. Quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra.
Quản lý giáo dục là tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm thực hiện có chất lượng
và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
1.2.2. Phát triển chương trình đào tạo
Phát triển chương trình đào tạo là một hoạt động, một quá trình
xem xét các tác động từ xã hội để hoạch định CTĐT, thực thi chương
trình đào tạo, cải tiến CTĐT và đánh giá CTĐT.
1.2.3. Quản lý phát triển chương trình đào tạo
Quản lý phát triển chương trình đào tạo là một quá trình có
mục đích, có kế hoạch để đảm bảo cho quá trình đào tạo vận hành
đúng mục tiêu đào tạo đã xác định quản lý phát triển chương trình
đào tạo.
1.2.4. Ngành May
- Ngành May thuộc Khoa Công nghệ may tại Trường Trung
7
cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi có chức năng đào tạo may thời trang và
thiết kế thời trang.
1.3. Lý luận về phát triển chương trình đào tạo
1.3.1. Mục đích, ý nghĩa phát triển chương trình đào tạo
Phát triển CTĐT là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện
không ngừng CTĐT cho tương thích với trình độ phát triển của kinh
tế - xã hội, khoa học và công nghệ, của đời sống xã hội nói chung.
1.3.2. Cách tiếp cận trong việc xây dựng phát triển chương
trình đào tạo
a. Tiếp cận theo nội dung
Cách tiếp cận này thường những nhà PT CTĐT cho rằng giáo
dục chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức của người dạy cho người học.
b. Tiếp cận theo mục tiêu
Tiếp cận theo mục tiêu là trước hết phải xác định được mục
tiêu của CTĐT.
Theo cách tiếp cận này, nội dung, kiến thức, kỹ năng vẫn được
coi trọng, song chỉ là những loại kiến thức, kỹ năng nhằm giúp đạt tới
hệ mục tiêu đào tạo đã được xác định từ trước.
c. Tiếp cận theo quan điểm phát triển
d. Tiếp cận theo lý thuyết CDIO
1.3.3. Các mô hình phát triển chương trình đào tạo
a. Mô hình Tyler
b. Mô hình Taba
c. Mô hình Saylor, Alexander và Lewis
1.3.4. Chu trình phát triển chương trình đào tạo
a. Phân tích nhu cầu
b. Xác định mục tiêu đào tạo
c. Thiết kế chương trình đào tạo nghề
8
Để thiết kế chương trình đào tạo phải lấy mục tiêu của chương
trình đào tạo là cơ sở. Quá trình thiết kế CTĐT được tiến hành theo
các bước sau:
* Lựa chọn và sắp xếp nội dung
* Xác định các hình thức tổ chức dạy học
* Lựa chọn các phương pháp dạy học
* Lựa chọn và sử dụng phương tiện, công nghệ dạy học
* Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
d. Thực thi chương trình đào tạo
đ. Đánh giá chương trình đào tạo
- Đánh giá thẩm định
- Đánh giá quá trình
- Đánh giá tổng kết
- Đánh giá hiệu quả
1.4. Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May ở Trường
Trung cấp
1.4.1. Quản lý phân tích nhu cầu phát triển chương trình
đào tạo ngành May
Chương trình đào tạo phải được liên tục rà soát, điều chỉnh phù
hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo xu
hướng phát triển của xã hội ít nhất từ 2-3 năm/ lần.
1.4.2. Quản lý xác định mục tiêu của chương trình đào tạo
ngành May
* Các yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo ngành May trình
độ trung cấp
- Về mục tiêu đào tạo
- Về kế hoạch đào tạo
- Về tổ chức, quản lý
9
- Về Chương trình, giáo trình đào tạo
- Về Phương pháp đào tạo
- Về cán bộ quản lý và giáo viên
- Về cơ sở vật chất - thiết bị dạy nghề
- Về tài chính
- Về dịch vụ hỗ trợ người học
1.4.3. Quản lý thiết kế chương trình đào tạo ngành May
Quản lý thiết kế CTĐT ngành May là quá trình xây dựng nội
dung, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực
hiện chương trình đào tạo ngành May.
* Chuẩn đào tạo ngành May
Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống
Về năng lực chuyên môn
Về năng lực sư phạm dạy nghề
1.4.4. Quản lý thực hiện chương trình đào tạo ngành May
1.4.5. Quản lý đánh giá chương trình đào tạo ngành May
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình
đào tạo ngành May
1.5.1. Thị trường lao động
1.5.2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1.5.3. Xu hướng phát triển chương trình đào tạo ngành May
- Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành May
mặc.
- Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp Dệt-May.
- Quản lý phát triển CTĐT ngành May theo hướng phân cấp
mạnh cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tiểu kết chương 1
10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGÀNH MAY CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ
THUẬT QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
2.1.2. Đối tượng khảo sát
2.1.3. Nội dung khảo sát
2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi và
quá trình hình thành phát triển của Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quảng Ngãi
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
2.2.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Trường
Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi
a. Lịch sử hình thành và phát triển
b. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Trường
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ, giáo viên
TT Cơ cấu tổ chức Tổng số
CBVCGV
Trong đó
Biên
chế
Hợp
đồng
1 Ban Giám hiệu 04 04 0
2 Phòng Đào tạo 12 10 02
3 Phòng Tổ chức – Hành chính
– Tổng hợp 18 11 07
4 Phòng Kế hoạch - Tài chính 05 04 01
5 Phòng Công tác HS và Kiểm
định chất lượng 12 12 0
11
TT Cơ cấu tổ chức Tổng số
CBVCGV
Trong đó
Biên
chế
Hợp
đồng
6 Khoa Điện 17 13 04
7 Khoa Công nghệ may 12 11 01
8 Khoa Cơ khí 12 10 02
9 Khoa Du lịch, Nông lâm,
Công nghệ TT 14 09 05
10 Tổ Bộ môn chung 05 05 0
11 Trung tâm dịch vụ tổng hợp 10 10 0
Tổng cộng 121 99 22
c. Về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
Hiện nay, Trường có 02 cơ sở đào tạo:
- Tại Cơ sở 1: Tổng diện tích đất 9563m2
, trong đó: Diện tích
xây dựng là 2799 m2
; diện tích cây xanh, lưu thông: 6764m2
.
- Tại Cơ sở 2: Tổng diện tích đất 31.893m2
, trong đó: Diện tích
xây dựng: 2799m2
, diện tích cây xanh, lưu thông: 6764m2
.
2.2.3. Định hướng phát triển đào tạo của Trường Trung cấp
Kỹ thuật Quảng Ngãi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
a. Định hướng chung của quốc gia
* Bối cảnh quốc tế
* Bối cảnh trong nước
* Dự báo
* Định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với thị
trường lao động và hội nhập kinh tế quốc tế
b. Định hướng của Nhà trường
* Mục tiêu đào tạo nghề của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2016 - 2020 [22]
12
* Định hướng phát triển của Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quảng Ngãi
Bảng 2.3. Kế hoạch tuyển sinh từ năm 2016 - 2020
TRÌNH ĐỘ
KẾT QUẢ VÀ DỰ KIẾN TUYỂN
SINH
2016 2017 2018 2019 2020
Cao đẳng 0 0 200 350 400
Trung cấp 800 800 900 1.200 1.800
Sơ cấp và thường xuyên 385 524 800 950 1.000
Tổng cộng 1.185 1.324 1.900 2.500 3.200
2.3. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành May của
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi
2.3.1. Thực trạng chương trình đào tạo ngành May của
Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi
a. Đặc điểm chương trình đào tạo ngành May
b. Nội dung chương trình đào tạo ngành May
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh,
doanh nghiệp về nội dung chương trình đào tạo ngành May
Đối
tượng
Mức độ đánh giá
Tổng
số
Rất hợp
lý
Hợp lý
Tương đối
hợp lý
Không
hợp lý
SL % SL % SL % SL %
CBQL 6 30 6 30 6 30 2 10 20
GV 6 20 12 40 9 30 0 0 30
HS 20 40 21 30 15 30 0 0 50
DN 0 0 3 30 3 30 4 40 10
13
2.3.2. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành
May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi
a. Thực trạng phân tích nhu cầu đào tạo ngành May
b. Thực trạng xác định mục tiêu đào tạo ngành May
c. Thực trạng thiết kế chương trình đào tạo ngành May
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên về việc tổ chức
thực hiện nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo ngành May
Nội dung
CBQL GV
SL % SL %
Thành lập ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT
ngành May
12 60 15 50
Giao cho Phòng Đào tạo thực hiện 1 5 0 0
Giao cho Khoa Công nghệ may thực hiện 4 20 6 20
Giao cho giáo viên thực hiện 3 15 9 30
Tổng số 20 100 30 100
d. Thực trạng thực thi chương trình đào tạo ngành May
đ. Thực trạng đánh giá chương trình đào tạo ngành May
* Về đánh giá thẩm định CTĐT ngành May
* Về đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết chương trình đào
tạo ngành May
* Về đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo ngành May
2.4. Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành
May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi
2.4.1. Thực trạng quản lý phân tích nhu cầu đào tạo ngành
May
2.4.2. Thực trạng quản lý xác định mục tiêu đào tạo ngành
May