Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin tại trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị việt – hàn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ HẠNH NGUYÊN
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Phản biện 1:
PGS.TS. Nguyễn Quang Giao
Phản biện 2:
TS. Lê Trung Chinh
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại học Sư
phạm vào ngày 16 tháng 02 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 (Quyết định
số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012) đặc biệt nhấn mạnh tập trung đổi mới:
“Mục tiêu, nội dung, phương pháp” mà vấn đề cốt lõi của nội dung ở đây
là đề cập đến CTĐT. Do vậy, các Trường cần đổi mới CTĐT theo hướng
đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa có tiếp thu chọn lọc những CTĐT
tiên tiến của các nước phát triển, phù hợp với thực tế phát triển của Quốc
gia. Chương trình phải đảm bảo tính liên thông (dọc, ngang), được kế
thừa và phát triển.
Chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng
giáo dục của mỗi nhà trường. Việc phát triển CTĐT theo hướng tiếp cận
năng lực là xu hướng nổi bật trong thực tiễn phát triển chương trình hiện
nay. Phát triển chương trình dựa vào nhà trường với việc chuyển giao vai
trò, trách nhiệm đến mỗi cán bộ làm công tác quản lý, mỗi giảng viên đã
và đang ngày càng được coi trọng. Phát triển CTĐT không chỉ là công
việc của cấp quản lý mà còn là công việc của cả giảng viên bởi giảng
viên chính là chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy của mình. Gắn giảng
viên vào việc xây dựng và phát triển CTĐT sẽ khích lệ tinh thần tự
nguyện, tự giác, gắn lý thuyết với thực hành, gắn việc đào tạo phù hợp
với nhu cầu xã hội nhằm làm tăng tính linh hoạt của một CTĐT.
Xuất phát từ thực tế của nhà trường, đề tài “Quản lý phát triển
chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Trường cao đẳng
Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn” được tôi chọn để nghiên
cứu, làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý giáo dục.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý phát
triển CTĐT ngành Công nghệ thông tin tại Trường cao đẳng Công nghệ
thông tin Hữu nghị Việt – Hàn, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
2
Hoạt động phát triển CTĐT của các Trường cao đẳng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý phát triển CTĐT ngành Công nghệ thông tin hiện nay tại
Trường cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng quản lý phát
triển CTĐT ngành Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tại Trường cao
đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2018 đến tháng 10/2018.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác phát triển CTĐT hiện nay của Trường chưa được toàn
diện, chưa đáp ứng triệt để được các bước của chu trình phát triển CTĐT
từ phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu, thiết kế, thực thi và đánh giá cải
tiến chương trình. Vì vậy, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý công
tác phát triển CTĐT có tính khoa học và khả thi thì sẽ nâng cao chất
lượng việc quản lý phát triển CTĐT tại Trường cao đẳng Công nghệ
thông tin Hữu nghị Việt - Hàn hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển CTĐT trình độ cao đẳng.
Vai trò của CTĐT, phát triển CTĐT đối với việc nâng cao chất lượng
đào tạo phù hợp mục tiêu hội nhập, liên kết đào tạo.
- Đánh giá thực trạng quản lý phát triển CTĐT tại Trường.
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đưa công tác phát triển
CTĐT hoạt động đúng quy trình, thống nhất, đồng bộ, phù hợp thực tế
phát triển của Trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình
nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp sau:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này sử dụng để phân tích, tổng hợp dữ liệu
các tài liệu có liên quan để tổng quan cơ sở lý luận về quản lý công tác
phát triển CTĐT trình độ cao đẳng; đồng thời dự báo để tìm kiếm, xây
3
dựng những giải pháp quản lý phát triển CTĐT trình độ cao đẳng.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp điều tra: khảo sát bằng phiếu hỏi tại một số đơn vị
sản xuất kinh doanh, người học để đánh giá về mức độ phù hợp với nhu
cầu và thực trạng quản lý công tác phát triển CTĐT trình độ cao đẳng.
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: nghiên cứu hồ sơ liên quan về
phát triển CTĐT để phân tích thực trạng phát triển CTĐT.
6.3. Phương pháp thống kê toán học: để xử lý các số liệu điều tra,
tìm kiếm về tính cấp thiết và tính khả thi của những giải pháp được đề
xuất.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung Luận văn được trình bày trong 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển CTĐT trình độ
cao đẳng.
- Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển CTĐT ngành Công
nghệ thông tin tại Trường cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt -
Hàn.
- Chương 3: Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý
phát triển CTĐT ngành Công nghệ thông tin của Trường cao đẳng Công
nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Phát triển CTĐT trình độ cao đẳng nghề tại một số quốc gia
1.1.1.1. Quản lý phát triển chương trình của Singapore
1.1.1.2. Quản lý phát triển chương trình của Thái Lan
1.1.1.3. Quản lý phát triển chương trình của Australia
1.1.2. Quản lý phát triển CTĐT trình độ cao đẳng ở Việt Nam
Phát triển CTĐT là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không
ngừng CTĐT. Theo quan điểm này, CTĐT là một thực thể không phải
được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi, mà được liên tục phát triển,
4
bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển KT– XH,
thành tựu KH – KT và CN, và theo yêu cầu của thị trường lao động.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động quản lý
Sơ đồ 1.2. Quá trình quản lý
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục (QLGD) là quản lý hệ thống giáo dục bằng sự
tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật
khách quan của những chủ thể QLGD lên toàn bộ các mắt xích của hệ
thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của cả hệ thống đạt tới mục
tiêu giáo dục.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là quá trình tác động của chủ thể quản lý tới
các hoạt động trong cấu trúc của nhà trường, nhằm vận hành hệ thống tổ
chức nhà trường đạt tới mục tiêu của chính nhà trường đề ra và các mục
tiêu của Nhà nước, xã hội yêu cầu.
1.2.2. Ngành, chuyên ngành đào tạo
1.2.2.1. Ngành đào tạo
Ngành là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật hoặc văn hóa, cho phép
5
người học tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng mang tính hệ thống cần
có để thực hiện các kỹ năng lao động trong khuôn khổ của một nghề cụ
thể. Ngành được ghi trong văn bằng tốt nghiệp.
1.2.2.2. Chuyên ngành đào tạo
Chuyên ngành là sự đào tạo chuyên sâu kiến thức và kỹ năng cho
người học trong phạm vi hẹp hơn của một ngành, hoặc là sự thu nhận
kiến thức và kỹ năng trong một ngành mới khác.
1.2.3. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho hoạt động
đào tạo, trong đó thể hiện rõ toàn bộ nội dung của quá trình đào tạo, điều
kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt
được mục tiêu đào tạo.
1.2.4. Phát triển chương trình đào tạo
Phát triển là biến đổi hoặc làm biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến
rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.
Tóm lại, phát triển chương trình đào tạo được xem là một hoạt
động, một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng CTĐT, là quá
trình xem xét các tác động từ xã hội để hoạch định chương trình, thực
thi chương trình, cải tiến chương trình và đánh giá chương trình. Hay nói
cách khác phát triển CTĐT là quá trình làm cho CTĐT tương thích với
sự phát triển, yêu cầu xã hội và thị trường lao động.
1.2.5. Quản lý phát triển chương trình đào tạo
Quản lý phát triển chương trình đào tạo là hệ thống cách làm hay
tác động của cơ quan quản lý Nhà nước tới đối tượng tham gia để đảm
bảo việc xây dựng/thiết kế, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh CTĐT phù
hợp với xu thế phát triển chương trình và bối cảnh của quốc gia và địa
phương (được thể hiện qua mục tiêu đào tạo).
1.3. Vai trò cơ bản của chương trình đào tạo
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: là một trong các căn cứ để quản
lý các hoạt động giáo dục, tiến hành kiểm tra, thanh tra và đánh giá kết quả
đào tạo của nhà trường.
- Đối với các cơ sở đào tạo: là cơ sở để xây dựng các đề cương chi tiết
học phần, chương trình môđun/học phần; phát triển giáo trình, tài liệu, bộ học
6
liệu học phần và các học liệu có liên quan; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo
chất lượng dạy học như trang thiết bị, cơ sở vật chất và các hoạt động tạo
thuận lợi khác; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ.
- Đối với cơ sở sử dụng lao động: là căn cứ để lựa chọn, bố trí
công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo.
1.4. Cách tiếp cận phát triển chương trình đào tạo nghề
1.4.1. Cách tiếp cận theo nội dung
1.4.2. Cách tiếp cận theo mục tiêu
1.4.3. Cách tiếp cận theo phát triển
1.4.4. Cách tiếp cận năng lực
1.5. Phân loại chương trình đào tạo
Việc phân loại CTĐT có nhiều cách khác nhau. Trong luận văn
này, tác giả trình bày hai cách phân loại: dựa trên cấp độ tổ chức và dựa
trên cách tiếp cận trong xây dựng CTĐT
1.5.1. Phân loại dựa trên cấp độ tổ chức
Phân loại CTĐT theo các cấp độ tổ chức khác nhau từ trên xuống
dưới (cấp quốc gia đến cấp bài học).
1.5.2. Phân loại dựa trên cách tiếp cận
Có thể phân loại CTĐT thành 03 loại: chương trình môn học,
chương trình mô đun và chương trình đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp.
1.5.2.1. Chương trình môn học
1.5.2.2. Chương trình mô đun
1.5.2.3. Chương trình theo năng lực thực hiện theo chuẩn nghề
nghiệp
1.6. Chu trình phát triển chương trình đào tạo
1.6.1. Chu trình phát triển CTĐT trong đào tạo POHE
Peyton and Peyton (1998) chỉ ra rằng chu kì phát triển chương
trình đào tạo bao gồm các công đoạn chính là: đánh giá nhu cầu, thiết kế
chương trình đào tạo, thực hiện chương trình đào tạo và sau đó kết quả
đào tạo được đánh giá so với kết quả đánh giá nhu cầu về nguồn nhân
lực cần đào tạo.
1.6.2. Chu trình phát triển CTĐT được sử dụng để nghiên cứu
7
Sơ đồ 1.4. Chu trình phát triển chương trình đào tạo
Theo sơ đồ này, các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và phải xem
xét từng yếu tố trong mối tác động của các yếu tố khác. [2, trg.109]
1.6.3. Cách triển khai chu trình phát triển chương trình đào tạo
1.6.3.1. Phân tích nhu cầu phát triển chương trình đào tạo
1.6.3.2. Xác định mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo
1.6.3.3. Thiết kế chương trình đào tạo
1.6.3.4. Thực thi chương trình đào tạo
1.6.3.5. Đánh giá chương trình đào tạo
1.7. Quản lý phát triển chương trình đào tạo
Quản lý phát triển CTĐT là hệ thống cách làm hay tác động của
cơ quan quản lý lên đối tượng tham gia để đảm bảo việc xây dựng/thiết
kế, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh CTĐT phù hợp với xu thế phát
triển chương trình và bối cảnh của ngành nghề, nhu cầu sử dụng nhân
lực của xã hội.
1.7.1. Quản lý việc phân tích nhu cầu phát triển chương trình
đào tạo
1.7.2. Quản lý việc xác định mục đích, mục tiêu của chương
trình đào tạo
1.7.3. Quản lý việc thiết kế chương trình đào tạo
1.7.4. Quản lý việc thực thi chương trình đào tạo
Phân tích
nhu cầu
Đánh giá
chương
trình
Thực thi
chương trình
Thiết kế
chương trình
Chu trình
phát triển
CTĐT
Xác định
mục đích,
mục tiêu
8
1.7.5. Quản lý việc đánh giá chương trình đào tạo
1.8. Xu hướng quản lý phát triển chương trình đào tạo
Có hai xu hướng trong phân cấp quản lý CTĐT:
- Ở các quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung: trên cơ sở
tư vấn của các hội đồng đào tạo (ngành hoặc nhóm ngành), Nhà nước
ban hành danh mục các ngành đào tạo và ban hành các chương trình
khung, thường dưới dạng cấu trúc cứng.
- Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường: các trường tự xây dựng
CTĐT căn cứ vào nhu cầu của xã hội. Nhà nước thực hiện phân loại các
CTĐT do các trường thiết kế và triển khai.
1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình
đào tạo
1.9.1. Dân số và lực lượng lao động
Đà Nẵng có quy mô dân số khoảng 2 triệu người vào năm 2020,
nhiệm vụ cơ bản như: trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, du
lịch và dịch vụ của miền Trung; là thành phố cảng, đầu mối giao thông
quan trọng về trung chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung, Tây
Nguyên và các nước khu vực sông Mê Kông.
1.9.2. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội
1.9.2.1. Tình hình giáo dục - đào tạo của thành phố Đà Nẵng và
các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên
1.9.2.2. Thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực của các tỉnh khu
vực Miền Trung trong những năm tới
Tiểu kết Chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN
2.1. Giới thiệu về Trường
2.1.1. Lịch sử hình thành
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Tổng số CBVC-NLĐ hiện nay của
nhà trường: 173. Tiến sĩ 20. Thạc sĩ 85 (có 6 giảng viên đang làm NCS
9
nước ngoài tại Đức, Ba Lan, Úc, Hàn Quốc). Đại học 57. Dưới đại học: 11
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý của Trường
2.1.3. Quy mô, ngành nghề đào tạo. Nhà trường được Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp giao tuyển sinh và đào tạo tổng cộng 22 ngành
nghề với quy mô tuyển sinh gần 1.300 chỉ tiêu.
2.1.4. Chiến lược phát triển CTĐT của Trường đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2025 trở thành trường đại
học trọng điểm đào tạo về Công nghệ thông tin và Truyền thông trong
khu vực, đến năm 2030 đứng vào tốp các trường đại học có uy tín trong
nước và tiến đến trong khu vực.
2.1.5. Mô hình phát triển CTĐT của Trường
2.1.5.1. Mục tiêu tổng quát. Xây dựng và phát triển Trường thành
một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và là một trung tâm giáo dục
đào tạo đạt chất lượng, làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ.
2.1.5.2. Mục tiêu cụ thể. Nâng cao CLĐT và NCKH làm trọng tâm
trên cơ sở đổi mới CTĐT theo chương trình tiên tiến trên thế giới phù
hợp với đặc điểm và điều kiện của Việt Nam.
2.1.6. Quản lý việc đánh giá CTĐT của Trường
- Điều tra khảo sát để thu thập thông tin về chất lượng đào tạo từ
các nhà tuyển dụng và cựu sinh viên chưa được chú ý đúng mức.
- Phối hợp với các doanh nghiệp trong đào tạo và NCKH và giới
thiệu việc làm.
- Tăng cường kiểm định, khảo thí đảm bảo chất lượng.
10
2.2. Khái quát quá trình điều tra khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý phát triển CTĐT nhằm
đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý phát triển CTĐT, ảnh hưởng
của nó tới chất lượng CTĐT, và làm cơ sở để đề ra các biện pháp, các
khuyến nghị điều chỉnh phù hợp cho công tác quản lý phát triển CTĐT.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý, giảng viên, cựu sinh viên.
Nhóm Đối tượng khảo sát Số
lượng
1 Giảng viên và cán bộ quản lý 96
2 Cán bộ doanh nghiệp nơi sinh viên đang công tác 10
3
Cựu sinh viên hệ cao đẳng chính quy ngành Công
nghệ thông tin 50
Tổng cộng 156
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Bộ máy quản lý phát triển CTĐT.
- Hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về phát triển CTĐT.
- Thực trạng quản lý phát triển CTĐT.
- Thực trạng thực hiện CTĐT.
2.2.4. Tổ chức khảo sát
- Dựa vào đề cương của luận văn và tham khảo ý kiến của chuyên
gia; của GVHD khoa học, xem xét lựa chọn thông tin cần thiết ở từng
thành tố để thiết kế bảng hỏi nhằm đáp ứng các nội dung thực trạng cần
nghiên cứu.
- Gởi các phiếu khảo sát và thu nhận lại các phiếu khảo sát.
- Tổng hợp và xử lý số liệu, thông tin khảo sát.
- Phân tích, đánh giá kết quả thu thập qua khảo sát.
2.3. Thực trạng phát triển CTĐT ngành CNTT
2.3.1. Thực trạng việc phân tích nhu cầu đào tạo
2.3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự
phát triển bùng nổ của các công nghệ xuyên ngành thế hệ mới.
2.3.1.2. Bối cảnh trong nước
11
Chính sách phát triển CNTT, đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên
tiến, tận dụng thời cơ của Cách mạng công nghiệp 4.0.
2.3.1.3. Bối cảnh nhà trường
a) Kết quả tuyển sinh, đào tạo đối ngành CNTT hàng năm
(Nguồn Trung tâm Đào tạo quốc tế và Phòng Đào tạo)
Biểu đồ 2.2. Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp nghề CNTT (2015-2017)
Công tác tuyển sinh, đào tạo của nhà trường thường xuyên được
cải tiến, đảm bảo đúng quy chế, nghiêm túc; Quy mô đào tạo ngành
CNTT của Trường trong các năm từ 2015 đến 2018 của Trường có sự
biến động về số lượng. (xem biểu đồ 2.2).
(Nguồn Phòng Đào tạo)
Biểu đồ 2.2. Quy mô đào tạo ngành CNTT của Trường từ 2015-2018
b) Tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp
CNTT là nghề mà Trường có thế mạnh và kinh nghiệm đào tạo
trong hơn 10 năm qua. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay hàng
năm khoảng 82%, trong đó có 80% làm việc đúng hoặc gần với ngành
đào tạo.
c) Các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo
- Chương trình, giáo trình;
- Đội ngũ nhà giáo, giảng viên và cán bộ quản lý chương trình;
- Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.
d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học.
12
e) Thực trạng việc phân tích nhu cầu đào tạo ngành CNTT tại
Trường khi phát triển CTĐT.
2.3.2. Thực trạng việc xác định mục đích, mục tiêu của CTĐT
2.3.2.1. Phân tích cung - cầu.
2.3.2.2. Phân tích cạnh tranh và tác động chéo
2.3.2.3. Đánh giá khả năng thu hút học sinh và cơ hội việc làm đối
với sinh viên ngành CNTT
2.3.3. Thực trạng việc thiết kế chương trình đào tạo
2.3.3.1. Thực trạng chất lượng chương trình CNTT
Thực trạng nội dung CTĐT ngành CNTT ở trường Việt - Hàn đảm
bảo các yêu cầu quy định của Bộ LĐ-TB&XH tại Thông tư số
03/2017/TT-BLĐTBXH.
Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ chất lượng chương trình đào tạo
2.3.3.2. Thực trạng thiết kế chương trình
Thực trạng thiết kế chương trình đảm bảo các yêu cầu của việc
thiết kế chương trình ngành CNTT cho SV. Kết cấu CTĐT (khối kiến
thức đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành) đang ở mức đánh giá chủ
yếu khá tốt và tốt.
Đánh giá việc thiết kế CTĐT được nghiên cứu ở các nội dung:
- Xây dựng nội dung CTĐT phù hợp với chương trình khung của
Bộ?
- Xây dựng nội dung CTĐT với đề xuất của khoa chuyên môn?
- Phạm vi và cấu trúc nội dung CTĐT được quy định cụ thể theo
ngành, trình độ đào tạo và yêu cầu thực tế. CTĐT được định kỳ rà soát,
điều chỉnh kịp thời nội dung CTĐT đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật
công nghệ của TTLĐ?
13
- Phân bố hợp lý thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề
và trình tự thực hiện các môn học, mô đun để thực hiện mục tiêu đào tạo
nghề có hiệu quả?
2.3.4. Thực trạng việc thẩm định, triển khai, thực hiện CTĐT
Kết quả trên đã phản ánh thực tế tình hình giảng dạy và khâu công
tác chuẩn bị TLHT cho SV ở một bộ phận GV. GV đã giới thiệu đầy đủ
nội dung của ĐCCT, LTGD, giáo trình, TLTK ngay trong buổi lên lớp
đầu tiên”; GV đã trả lời thỏa đáng thắc mắc của SV và nắm vững các nội
dung khoa học trong lĩnh vực giảng dạy.
2.3.5. Thực trạng việc đánh giá CTĐT
Nhìn chung, công tác đánh giá CTĐT chưa được thực hiện một
cách đồng bộ. Đa phần dựa trên số lượng tuyển sinh đầu vào ở các ngành
để thấy rằng nhu cầu của xã hội cao hay thấp để có hướng nghiên cứu
mở ngành mới.
Biểu đồ 2.5. Thực trạng đánh giá chương trình CNTT
2.4. Thực trạng quản lý phát triển CTĐT ngành CNTT
Để đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển CTĐT đối với
ngành CNTT của Trường, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát ý kiến của 96
giảng viên, cán bộ quản lý của Trường và 50 sinh viên vừa tốt nghiệp
năm học 2017-2018 và 10 doanh nghiệp có sinh viên của Trường đang
công tác.
Công thức tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất với
thang điểm đánh giá tùy thuộc vào câu hỏi có bao nhiêu mức độ trả lời
và n là số người được hỏi ý kiến.
Xi
=
(n5 × 5) + ...+ (n2 × 2) + (n1× 1)
n