Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1875

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––––––––

HOÀNG THỊ VIỆT YÊN

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)

CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THỊ VIỆT YÊN

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)

CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DUY DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh” là công trình

nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn

được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn

là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 1 năm 2019

Tác giả

Hoàng Thị Việt Yên

ii

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện được đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh”. Tôi xin chân

thành cám ơn Quý Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, thầy cô giáo Trường ĐH Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi

trong suốt thời gian tôi học tập tại trường và quá trình nghiên cứu làm luận văn.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn PGS TS Nguyễn Duy Dũng đã tận tình

chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp của

thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong quá trình làm Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 1 năm 2019

Tác giả

Hoàng Thị Việt Yên

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ................................................. vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Ý nghĩa của luận văn...............................................................................................3

5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................5

1.1. Cơ sở lý luận về nợ xấu của Ngân hàng thương mại ...........................................5

1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng thương mại.......5

1.1.2. Nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM....................13

1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân

hàng thương mại........................................................................................................23

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại .........................28

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số Ngân hàng trên thế giới........................28

1.2.2. Bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam...............30

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh ..........................................................................34

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................36

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................36

2.2. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................36

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................36

2.2.2. Xử lý số liệu ....................................................................................................37

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................38

iv

2.3. Các tiêu chí phản ánh công tác quản lý nợ xấu..................................................39

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH

QUẢNG NINH ........................................................................................................45

3.1. Khái quát về Agribank chi nhánh Tỉnh Quảng Ninh .........................................45

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Tỉnh Quảng Ninh .....45

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh ...............................................................46

3.1.3. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh .............................................................47

3.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh ..............................................................48

3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh từ

2015 đến 2017 ...........................................................................................................53

3.2.1. Huy động vốn..................................................................................................53

3.2.2. Hoạt động tín dụng..........................................................................................54

3.2.3. Hình thức bảo đảm tiền vay ............................................................................56

3.3. Thực trạng nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2015 - 2017 ..............................................................................................................58

3.3.1. Nợ xấu phân theo thời gian .............................................................................58

3.3.2. Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay.................................................................60

3.3.3. Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế..............................................................62

3.4. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh................64

3.4.1. Cơ chế quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.....................64

3.4.2. Tổ chức và thực hiện quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh

Quảng Ninh...............................................................................................................67

3.4.3. Kiểm soát và xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.............73

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh

tỉnh Quảng Ninh .........................................................................................................80

3.5.1. Nhân tố chủ quan ............................................................................................81

3.5.2. Nhân tố khách quan.........................................................................................83

3.5.3. Đánh giá quản lý nợ xấu qua điều tra khách hàng ........................................87

3.6. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh ........92

v

3.6.1. Kết quả đạt được .............................................................................................92

3.6.2. Hạn chế............................................................................................................93

3.6.3 Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................97

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI

AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH............................................102

4.1. Định hướng hoạt động quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh

Quảng Ninh ............................................................................................................102

4.1.1. Định hướng hoạt động chung........................................................................102

4.1.2. Định hướng quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh .......102

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.....102

4.2.1. Về cơ chế, chính sách quản lý nợ xấu ............................................................102

4.2.2. Về tổ chức quản lý nợ xấu ............................................................................100

4.2.3. Về kiểm soát nợ xấu......................................................................................102

4.2.4. Về xử lý nợ xấu.............................................................................................105

4.3. Một số kiến nghị, đề xuất.................................................................................107

4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan .............................107

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................109

4.3.3. Kiến nghị đối Agribank.................................................................................110

KẾT LUẬN............................................................................................................111

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113

PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................115

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH Ý NGHĨA

1 AGRIBANK

Viết tắt tiếng Anh của Cty TNHH MTV Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2 ĐVKD Đơn vị kinh doanh

3 CIC Trung tâm thông tin tín dụng

4 CNTT Công nghệ Thông tin

5 XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ

6 NHNN Ngân hàng Nhà nước

7 NHPHT Ngân hàng phát hành thẻ

8 NHTM Ngân hàng Thương mại

9 NHTTT Ngân hàng thanh toán thẻ

10 RMS

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

11 TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế

12 TMCP Thương mại cổ phần

13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

14 VAMC

Công ty TNHH 1 thành viên quản lý tài sản của các

Tổ chức Tín dụng Việt Nam

15 TTPN&XLRR Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro

16 VIETINBANK Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

17 HĐTV Hội đồng thành viên

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Bảng:

Bảng 3.1: Thị phần của Agribank Quảng Ninh năm 2017........................................46

Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn..................................................53

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn theo khu vực ...............................................................53

Bảng 3.4: Hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh năm

2015 - 2017 ............................................................................................57

Bảng 3.5: Cơ cấu nợ xấu phân theo thời gian ...........................................................58

Bảng 3.6: Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay..........................................................60

Bảng 3.7: Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế .......................................................62

Bảng 3.8: Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ để thực hiện phân loại nợ tại

Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh....................................................70

Bảng 3.9: Bảng xếp hạng khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh .....71

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về hoạt động quản trị và giảm thiểu nợ xấu tại

Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh....................................................72

Bảng 3.11: Kết quả quản lý nợ xấu trong 3 năm ......................................................73

Bảng 3.12: Trích lập quỹ dự phòng rủi ro qua các năm............................................78

Bảng 3.13: Dư nợ xấu bán VAMC 2015 - 2017 .......................................................79

Bảng 3.14: Nợ xấu phân theo nguyên nhân ..............................................................80

Bảng 3.15: Nợ xấu do tác động từ môi trường bên ngoài của Agribank tỉnh

Quảng Ninh............................................................................................87

Bảng 3.16: Đánh giá rủi ro tín dụng từ phía khách hàng ........................................88

Bảng 3.17: Nợ xấu do cán bộ tín dụng của ngân hàng............................................91

Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nợ xấu phân theo thời gian ..................................................................60

Sơ đồ:

Sơ đồ 3.1: Mô hình bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh.........50

Sơ đồ 4.1: Đề xuất quy trình xử lý nợ xấu............................................................................98

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau 11 năm gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền

kinh tế thế giới, mở ra nhiều cơ hội nhưng theo đó cũng có không ít thách thức đối

với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Để không bị “lép vế trên

sân nhà”, thời gian qua các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã thực hiện

nhiều biện pháp cải cách, đổi mới toàn diện. Tuy nhiên, khi mà công cuộc cải cách

của các ngân hàng Việt Nam mới đi được chặng đầu thì “cơn bão” khó khăn kinh tế

đã ập đến. Nền kinh tế Việt Nam đã phải trải qua những biến động dồn dập và đối

mặt với những thách thức lớn. Khi lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt nhờ hiệu quả của

các chính sách tiền tệ và tài khoá thắt chặt thì các ngân hàng và doanh nghiệp trong

nước lại một phen lao đao vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ

nước Mỹ. Ảnh hưởng xấu từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã khiến cho hầu hết các

doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn và bế tắc. Nguy cơ gia tăng nợ

xấu ngân hàng là khó có thể tránh khỏi. Hơn bao giờ hết, công tác quản lý nợ xấu

đang được các NHTM đặt lên hàng đầu.

Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, việc suy yếu và sụp đổ hàng loạt ngân

hàng trên khắp thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống Ngân hàng nói

chung, Việt Nam nói riêng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ đó

xuất phát từ hậu quả do hoạt động tín dụng mang lại. Việc quản lý và kiểm soát hoạt

động tín dụng của ngân hàng không tốt đã làm cho nợ xấu gia tăng, kéo theo đó là

lợi nhuận suy giảm, thậm chí là thua lỗ nặng. Hoạt động kinh doanh của hệ thống

Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu ngày

một gia tăng, cùng với gánh nặng từ các khoản nợ xấu còn tồn đọng trong một thời

gian dài chưa xử lý được đã và đang đặt các Ngân hàng thương mại trước nguy cơ

suy giảm lợi nhuận, chất lượng các khoản vay giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến

hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Việc quản lý và kiểm soát nợ xấu luôn cần

được nhìn nhận và thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo an toàn trong hoạt

động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung đối với mỗi ngân hàng.

2

Đối với Agribank Việt Nam, năm 2015 tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC thì

con số nợ xấu lên tới 73.472 tỷ đồng, chiếm 10.7% tổng dư nợ, cao nhất trong hệ

thống các ngân hàng. Năm 2016 dư nợ tăng 19% đạt 744.814 tỷ, theo đó nợ xấu nội

bảng giảm xuống còn 2.08% (15.474 tỷ đồng), tổng nợ xấu nội bảng và ngoại bảng

6.24% (49.563 tỷ đồng). Năm 2017 với mục tiêu là xử lý dứt điểm nợ xấu theo cơ

chế xử lý nợ xấu của Nghị Quyết 42, dư nợ tăng 18% đạt 863.576 tỷ đồng, theo

đó nợ xấu nội bảng giảm nhẹ so với 2016 xuống còn 2.05%, như vậy nợ xấu nội

bảng và ngoại bảng năm 2017 giảm còn 4,23% ( 37.103 tỷ đồng).

Agribank chi nhánh Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với tình hình nợ

xấu gia tăng trong khi quản lý nợ xấu còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Vậy,

thực trạng vấn đề này ở đơn vị ra sao? Cần phải có những giải pháp gì để giảm bớt

rủi ro do nợ xấu? Kiến nghị để giải quyết vấn đề này ra sao?. Đó là những câu hỏi

cần phải được trao đổi, bàn luận và giải đáp.

Nhận thức được tầm quan trọng đó mà đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân

hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Quảng

Ninh” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống hóa nội dung cơ bản về lý luận, thực tiễn và đánh giá

thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp để

hoàn thiện công tác này ở này ở Ngân hàng nông nghiệp và PTNT chi nhánh Tỉnh

Quảng Ninh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hoá và góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý nợ xấu tại

ngân hàng thương mại;

+ Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và phát

triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ninh;

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng

Ninh trong thời gian tới.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển

nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.

Đối tượng khảo sát của đề tài là: Các khách hàng vay vốn của Agribank chi

nhánh tỉnh Quảng Ninh và toàn bộ cán bộ nhân viên đang công tác tại Ngân hàng

nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi nội dung nghiên cứu:

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi nội dung về thực trạng nợ xấu

và cách quản lý, tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động, các quy trình liên

quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế nợ xấu.

* Về không gian nghiên cứu:

- Tại Agribank - chi nhánh tỉnh Quảng Ninh và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

* Về thời gian nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank - chi nhánh tỉnh Quảng

Ninh trong 3 năm liên tiếp, giai đoạn 2015 - 2017. Số liệu điều tra thực tế tháng 10

năm 2018.

4. Ý nghĩa của luận văn

- Đóng góp về lý tuận

Luận văn tiến hành nghiên cứu một trường hợp cụ thể để giúp đóng góp tổng

kết thực tiễn về công tác quản lý nợ xấu tại Agribank nói chung cũng như tại

Agribank - chi nhánh tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

- Đóng góp cho thực tiễn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của Agribank - chi nhánh tỉnh

Quảng Ninh trong những năm gần đây luận văn chỉ ra những hạn chế mà một chi

nhánh ngân hàng cần phải khắc phục cũng như đề xuất một số giải pháp phù hợp

nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Agribank - chi nhánh tỉnh Quảng Ninh,

4

góp phần phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao cả chất lượng và số lượng trong

hoạt động tín dụng tại hệ thống Ngân hàng nói chung.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung chính của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ xấu của Ngân hàng

thương mại.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Quảng Ninh

Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh

Quảng Ninh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!