Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học tại các trường thcs trên địa bàn quận cẩm lệ thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------------------
ĐẶNG THỊ VIỆT HÀ
QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN
HÓA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Sỹ Thư
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục hợp tại trường Đại học sư
phạm vào ngày 22 tháng 9 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường đại học sư phạm-ĐHĐN
- Khoa Tâm lý giáo dục, trường đại học sư phạm-ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đổi mới giáo dục ở
nước ta là một đòi hỏi tất yếu trước những thay đổi mạnh mẽ về
nhiều mặt ở trong và ngoài nước.
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), quản lí đổi mới
PPDH có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục định hướng nội dung dạy học sang nền giáo
dục định hướng phát triển năng lực của người học nhằm phát triển
toàn diện nhân cách, đặc biệt là khả năng vận dụng, khả năng sáng
tạo của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học, đặc biệt là quản
lý việc đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học tại các trường
THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã đạt nhiều
kết quả khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, số lượng giáo viên
dạy môn Hóa học chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học
không nhiều, mục tiêu giáo dục kỹ năng và thái độ cho học sinh
chưa được quan tâm đúng mức.
Đây là những vấn đề đặt ra và cần giải quyết đối với các nhà
quản lý giáo dục của các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ,
thế nhưng từ trước đến nay chưa có tác giả nào tập trung nghiên cứu
vấn đề này. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Quản lý đổi
mới phương pháp dạy học môn Hóa học tại các trường THCS trên
địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng” được lựa chọn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý đổi mới
phương pháp dạy học môn Hóa học tại các trường THCS trên địa
bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, đề xuất các biện pháp quản
lý đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa
2
học của nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THCS.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở các
trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành nghiên cứu biện pháp quản lý của Hiệu
trưởng trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: thực hiện khảo sát trong giai đoạn
2015-2018 để đề xuất biện pháp cho giai đoạn 2019-2025.
4. Giả thuyết khoa học
Dựa trên lý thuyết quản lý sự thay đổi có thể đề xuất được các
biện pháp quản lý hợp lý, khả thi nhằm đổi mới PPDH góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học tại các trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phương pháp
dạy học môn Hóa học ở trường THCS
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đổi mới phương pháp
dạy học môn Hóa học ở các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ,
thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
môn Hóa học ở các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết, các
phương pháp được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đổi
3
mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường THCS.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Bao gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, phương pháp
quan sát.
Nhóm các phương pháp xử lí thông tin
Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả điều tra,
khảo sát.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý đổi mới phương pháp
dạy học môn Hóa học ở Trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học
môn Hóa học ở các trường Trung học cơ sở quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng
Chương 3: Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy
học môn Hóa học ở các trường Trung học cơ sở quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu các vấn đề về đổi mới phương pháp dạy
học
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.2. Nghiên cứu các vấn đề về quản lí đổi mới phương
pháp dạy học
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm Quản lý
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
1.2.2. Khái niệm phương pháp dạy học
1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học
1.2.4. Đổi mới PPDH môn Hóa học
1.2.5.. Quản lý hoạt động dạy - học
1.2.6. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học
1.3. Những yêu cầu đối với phương pháp dạy học môn
Hóa học ở trường Trung học sơ sở trong giai đoạn hiện nay
1.3.1. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học môn
Hóa học ở trường Trung học sơ sở
1.3.2. Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học môn
Hóa học ở trường Trung học sơ sở
5
1.3.3. Yêu cầu về năng lực, kỹ năng của giáo viên trong
việc thực hiện đổi mới PPDH môn Hóa học
1.4. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở
trường Trung học cơ sở
1.4.1. Tiếp cận quản lý sự thay đổi
1.4.2. Các giai đoạn của quản lý sự thay đổi.
1.4.3. Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn
Hóa học ở trường Trung học sơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay
đổi
1.4.3.1. Quản lý khâu “rã băng”
1.4.3.2. Quản lý khâu thay đổi
1.4.3.3. Quản lý khâu “tái đông”
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
QLGD là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng
cao hiệu quả các hoạt động giáo dục.
PPDH là một thành tố quan trọng trong cấu trúc của quá trình
dạy học.
Theo lý thuyết quản lý sự thay đổi, đổi mới bất kỳ hoạt động
nào trong nhà trường cũng thường trải qua 3 giai đoạn “rã đông”;
“thay đổi” “làm đông”.
Nội dung quản lý đổi mới PPDH môn Hóa học ở trường THCS
bao gồm nhiều mặt, nhiều hoạt động. Có thể nói, đổi mới PPDH
môn Hóa học ở trường THCS là một bước rất quan trọng trong thực
hiện đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục. Trong công tác chỉ đạo
Hiệu trưởng nhà trường phải nắm vững những vấn đề về khoa học
quản lý và đổi mới PPDH.
6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC MÔN HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN
CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát.
2.1.2. Nội dung khảo sát.
2.1.3. Phương pháp khảo sát.
2.1.4. Kế hoạch tổ chức khảo sát
2.1.4.1. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát Số lượng khảo sát
Cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn 17
Giáo viên dạy Hóa học 21
Học sinh lớp 8, 9 2900
2.1.4.2. Thời gian và địa bàn khảo sát.
- Thời gian: Từ tháng 10/2018 đến tháng 11/2018.
- Địa bàn khảo sát: Tất cả các trường THCS trên địa bàn quận
Cẩm Lệ (Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Định,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thiện Thuật và Trần Quý Cáp).
2.1.4.3. Các giai đoạn tiến hành khảo sát.
- Tháng 10: Khảo sát thực trạng tại các trường.
- Tháng 11: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp tại các
trường.
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục-đào
tạo của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế-xã hội của quận Cẩm
Lệ, thành phố Đà Nẵng
7
2.2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2. Tình hình Giáo dục và đào tạo của quận Cẩm Lệ
Bảng 2.1. Hệ thống giáo dục trên địa bàn quận Cẩm Lệ
Năm học
2014-
2015
2015-
2016
2016-
2017
2017-
2018
2018-
2019
Giáo dục mầm non
Số trường (trường) 19 19 19 21 24
Số lớp (lớp) 153 171 197 241 266
Số giáo viên (người) 487 611 624 628 632
Số học sinh (người) 4.078 4.655 5.284 6.425 6.901
Giáo dục tiểu học
Số trường (trường) 9 9 9 11 11
Số lớp (lớp) 211 222 226 253 291
Số giáo viên (người) 324 339 336 382 454
Số học sinh (người) 7.700 8.311 8.356 9.481 10.999
Giáo dục THCS
Số trường (trường) 6 6 6 6 6
Số lớp (lớp) 115 121 134 144 154
Số giáo viên (người) 226 227 234 281 290
Số học sinh (người) 4.680 5.013 5.581 6.034 6.445
(Nguồn Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ, số liệu đến tháng 11/2018)
2.2.3. Tình hình giáo dục cấp Trung học cơ sở của quận
Cẩm Lệ
2.2.3.1. Quy mô trường lớp, điều kiện, phương tiện phục vụ
dạy học.
8
Bảng 2.2. Thống kê số lượng lớp của các trường THCS quận Cẩm
Lệ
TT Trường THCS Số lớp Số lớp 6 Số lớp 7 Số lớp 8 Số lớp 9
1 Đặng Thai Mai 17 5 4 4 4
2 Nguyễn Văn Linh 35 10 8 9 8
3 Trần Quý Cáp 19 6 5 4 4
4 Nguyễn Thiện Thuật 32 9 8 8 7
5 Nguyễn Công Trứ 23 6 6 6 5
6 Nguyễn Thị Định 28 8 7 7 6
Tổng số 154 44 38 38 34
(Nguồn Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ, số liệu đến tháng 11 năm 2018)
2.2.3.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Bảng 2.3. Thống kê số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ,
giáo viên THCS quận Cẩm Lệ.
T
T
Trường
THCS
CBQL
&GV
CBQL GV Trình độ chuyên môn
SL Nữ SL Nữ SĐH ĐH CĐ TC
1
Đặng Thai
Mai 31 02 01 29 21 03 26 02 0
2
Nguyễn
Văn Linh 70 03 03 67 55 04 59 07 0
3
Trần Quý
Cáp
39 02 00 37 0 0 35 03 0
4
Nguyễn
Thiện Thuật 69 02 02 67 0 10 57 02 0
5
Nguyễn
Công Trứ
47 02 01 45 38 02 38 05 0
6
Nguyễn Thị
Định 48 02 01 46 36 02 38 06 0
Tổng số 304 13 08 291 150 21 253 25 0
(Nguồn Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ, số liệu đến tháng 11 năm 2018)
9
2.2.3.3. Tình hình học sinh.
Bảng 2.4. Thống kê số lượng học sinh của các trường THCS
TT Trường THCS Số HS Số
nữ
Số HS
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
1 Đặng Thai Mai 661 319 187 150 162 162
2 Nguyễn Văn Linh 1520 720 427 342 393 348
3 Trần Quý Cáp 737 370 108 98 83 81
4 Nguyễn Thiện Thuật 1360 646 375 340 354 291
5 Nguyễn Công Trứ 975 439 264 245 244 222
6 Nguyễn Thị Định 1225 602 344 298 319 264
Tổng số 6478 3096 1705 1473 1555 1368
(Nguồn Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ, số liệu đến tháng 11 năm 2018)
2.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn
hóa học ở các trường Trung học sơ cở quận Cẩm Lệ, thành phố
Đà Nẵng
2.3.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn
Hóa học của giáo viên ở các trường Trung học sơ cở trên địa bàn
quận Cẩm Lệ hiện nay
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy hầu hết các giáo viên giảng
dạy môn Hóa học ở các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ đã
áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để kích thích tư duy
sáng tạo ở học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực để phát huy năng lực và tính sáng tạo của học sinh chưa
cao. Các phương pháp dạy học tích cực như hình thức tổ chức dạy
học theo dự án, giáo dục Stem vẫn chưa được chú trọng.
2.3.2. Kết quả dạy học môn Hóa học của học sinh các trường
THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ
10
Bảng 2.6. Bảng kết quả học tập của học sinh môn hóa học
Năm
học Lớp
Tổng
số
HS
Giỏi Khá Trung
bình Yếu Kém
SL SL SL SL SL
2015-
2016
8 1367 492
(36%)
505
(36.9%)
320
(23.4%)
50
(3.7%) 0
9 1120 324
(28.9%)
392
(35.0%)
361
(32.2%)
43
(3.0%) 0
2016-
2017
8 1473 515
(35%)
501
(34.0%)
427
(29.0%)
30
(2.0%) 0
9 1369 390
(28.5%)
470
(34.3%)
459
(33.5%)
50
(3.7%) 0
2017-
2018
8 1555 480
(30.9%)
550
(35.4%)
488
(31.4%)
37
(2.4%) 0
9 1368 382
(27.9%)
447
(32.7%)
475
(34.7%)
64
(4.7%) 0
2.3.2. Thực trạng về năng lực, kỹ năng sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực của giáo viên dạy môn Hóa học trên địa
bàn quận Cẩm Lệ
Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện đổi mới PPDH môn Hóa học của
giáo viên
2.21 2.31
2.1
2.29
2.68
2.5 2.36 2.23 2.36 2.44
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11
CHÚ THÍCH
1 Lập kế hoạch đổi mới PPDH
môn Hóa học của cá nhân
6 Tham gia các hoạt động
chuyên môn về đổi mới PPDH
môn Hóa học
2 Soạn bài, thiết kế giáo án theo
hướng đổi mới PPDH môn Hóa
học
7 Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm
với đồng nghiệp về đổi mới
PPDH
3 Vận dụng phối hợp các phương
pháp dạy học để tích cực hóa
hoạt động nhận thức của HS
trong bài giảng
8 Kết quả đánh giá giờ dạy đổi
mới PPDH
4 Sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực
9 Tinh thần và kết quả tự học,
sáng tạo trong đổi mới PPDH
5 Năng lực ứng dụng CNTT và
trang thiết bị hiện đại trong dạy
học
10 Cơ sở vật chất, trang thiết bị,
hạ tầng CNTT phục vụ cho đổi
mới PPDH
Qua khảo sát, nhận thấy hầu hết giáo viên có năng lực về trình
độ ứng dụng CNTT vào dạy học, có tinh tthần tự học, trao đổi kinh
nghiệm với đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả trong đổi
mới PPDH môn Hóa học lại chưa cao, nguyên nhân là do giáo viên
gặp khó khăn trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực có thể là do giáo viên chưa chủ động bố trí thời
gian hợp lý, học sinh chưa hứng thú tham gia hoạt động học tập,
hoặc do số lượng học sinh khá đông nên gây khó khăn trong quá
trình tổ chức hoạt động dạy học.
2.4. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn
Hóa học ở các trường THCS quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
2.4.1. Quản lý khâu “rã băng”
2.4.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường
12
THCS quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng về mục đích của đổi mới
PPDH môn Hóa học theo hướng tiếp cận quản lý sự thay đổi.
Qua khảo sát có thể nhận thấy hầu hết CBQL và giáo viên đều
có quan niệm về “Đổi mới PPDH là sử dụng phối hợp các phương
pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tích cực hóa hoạt động
nhận thức, tư duy, tình cảm của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng,
năng lực của học sinh trong học tập”. Tuy nhiên vẫn còn một bộ
phận CBQL và GV phân vân và quan niệm chỉ cần có một vấn đề đổi
mới trong dạy học là đổi mới PPDH như sử dụng CNTT, hoàn toàn
bằng phương pháp dạy học hiện đại... điều đó có ảnh hưởng đến việc
vận dụng các PPDH vào thực tiễn đổi mới PPDH hiện nay.
2.4.1.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm
quan trọng, ý nghĩa của hoạt động quản lí đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tiếp cận quản lý sự thay đổi
Bảng 2.9. Nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng và sự
cần thiết của đổi mới PPDH
Nội dung
CBQL Giáo viên
Đúng
Phân
vân
Sai Đúng
Phân
vân
Sai
SL SL SL SL SL SL
1. Nhận thức rõ sự cần thiết
và tầm quan trọng của đổi
mới PPDH môn Hóa học
đối với việc nâng cao chất
lượng dạy học.
17
(100%)
0 0
21
(100%)
0 0
2. Tinh thần quyết tâm,
đồng thuận, ủng hộ sự đổi
mới PPDH môn Hóa học
15
(88%)
2
(12%)
0
16
(76%)
5
(24%)
0
Qua số liệu ở bảng 2.9, có thể nhận thấy hầu hết CBQL và
giáo viên đều đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết cần
13
phải đổi mới PPDH môn Hóa học ở trường THCS. Tuy nhiên tinh
thần quyết tâm, ủng hộ và đồng thuận thực hiện đổi mới PPDH môn
Hóa học ở một số ít CBQL và GV lại chưa cao và chưa quyết tâm.
2.4.1.3. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về
đổi mới phương pháp dạy học
Qua khảo sát, cho thấy thực tế triển khai đổi mới PPDH đã
được triển khai hiệu quả nhưng chưa cao, hầu hết Hiệu trưởng các
trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương và
thống nhất nhận thức về đổi mới PPDH môn Hóa học nói riêng và
các môn học nói chung theo định hướng phát triển năng lực HS, các
bộ phận chức năng có tinh thần sẵn sàng phối hợp tốt. Tuy nhiên việc
chỉ đạo, kiểm tra sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới
PPDH môn Hóa học còn hạn chế. Do vậy cần phải quan tâm hơn nữa
và có giải pháp tích cực để tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ
CBQL, giáo viên về yêu cầu tất yếu phải đổi mới PPDH nói chung
và môn Hóa học nói riêng.
2.4.2. Quản lý khâu thay đổi
2.4.2.1. Thực trạng chỉ đạo đổi mới hoạt động tổ chuyên môn
Biểu đồ 2.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
1.88
1.9
1.92
1.94
1.96
1.98
2
1 2 3 4
2
1.97
1.92
1.94