Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG PHÚC LINH
QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG PHÚC LINH
QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC KẠN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
TRƯƠNG PHÚC LINH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo tại trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc,
Ban Quản lý đào tạo, Khoa Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn luận văn, cô đã giúp tôi có
phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, logic, qua
đó đã giúp cho đề tài của tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức tại Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã giúp tôi nắm bắt được thực trạng,
cũng như những vướng mắc và đề xuất trong công tác quản lý của Ngân hàng Nhà
nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ
của cô giáo hướng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã tạo điều
kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
TRƯƠNG PHÚC LINH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ....................................................................................ix
MỞĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................................4
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4
CHƯƠNG1CƠSỞLÝ LUẬN VÀTHỰCTIỄN VỀQUẢN LÝCỦA NGÂNHÀNG
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
CỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI.................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại .......................................................5
1.1.1. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại ..........5
1.1.2. Quản lý hoạt động thanh toán của NHNN đối với NHTM.............................10
1.1.3. Nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các
NHTM.......................................................................................................................22
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh
toán của các NHTM ..................................................................................................29
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt của các NHTM ...................................................................................34
1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
của một số NHNN cấp tỉnh .......................................................................................34
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt của NHNN tỉnh Bắc Kạn.............................................................................37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iv
CHƯƠNG2PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU...............................................................41
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................41
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................41
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................41
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin.......................................................48
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................48
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................50
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ........50
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý của NHNN đối với TTKDTM...............51
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNGDÙNG TIỀNMẶT CỦA CÁC NGÂN
HÀNGTHƯƠNGMẠI VIỆTNAMTRÊN ĐỊA BÀN TỈNHBẮCKẠN ..................53
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.........53
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -
Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................53
3.1.2. Vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ ..........................................................53
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi
nhánh tỉnh Bắc Kạn...................................................................................................56
3.1.4. Kết quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................61
3.2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại ở
tỉnh Bắc Kạn..............................................................................................................67
3.3. Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.....76
3.3.1. Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy đối
với hoạt động thanh toán của các NHTM .................................................................76
3.3.2. Tổ chức thực thi chính sách, quy định pháp luật đối với hoạt động thanh
toán của các NHTM ..................................................................................................82
3.3.3. Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động thanh
toán của các NHTM ..................................................................................................89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
v
3.4. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Bắc Kạn đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng
thương mại ................................................................................................................91
3.4.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................................91
3.4.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................95
3.5. Đánh giá chung ..................................................................................................97
3.5.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................97
3.5.2. Một số hạn chế ................................................................................................98
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................99
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA
CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠITRÊNĐỊA BÀNTỈNHBẮCKẠN...............101
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 .............................................................................101
4.1.1. Quan điểm quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn đến năm 2025 ..................................................................................................101
4.1.2. Định hướng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn đến năm 2025 ..................................................................................................101
4.1.3. Mục quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
đến năm 2025 ..........................................................................................................102
4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt
động thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025....................................................................................103
4.2.1. Hoàn thiện chính sách, quy định và các văn bản pháp quy đối với hoạt
động thanh toán của các NHTM .............................................................................103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vi
4.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực thi đối với hoạt động thanh toán của NHTM ........105
4.2.3. Hoàn thiện giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt
động thanh toán của các NHTM .............................................................................108
4.2.4. Đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý thanh toán không dùng tiền mặt ..108
4.2.5. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và bảo vệ người
tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt ....................................................109
4.3. Kiến nghị..........................................................................................................110
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ...............................................................................110
4.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam ..............................................111
KẾTLUẬN...........................................................................................................................112
DANHMỤCTÀILIỆU THAMKHẢO.........................................................................114
PHỤ LỤC..............................................................................................................................116
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBTD : Cán bộ tín dụng
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
GĐ, PGĐ : Giám đốc, phó giám đốc
GTCG : Giấy tờ có giá
KD : Kinh doanh
KH : Khách hàng
KHCN : Khách hàng cá nhân
NH : Ngân hàng
NHCT : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
QLRRTD : Quản lý rủi ro tín dụng
RRTD : Rủi ro tín dụng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
UBND : Ủy ban nhân dân
VN : Việt Nam
XHTD : Xếp hạng tín dụng
XLRR : Xử lý rủi ro
VBHN : Văn bản hợp nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp thông tin đối tượng điều tra tại NHNN ....................................43
Bảng 2.2. Tổng hợp thông tin đối tượng điều tra tại NHTM....................................44
Bảng 2.3: Tổng hợp chỉ tiêu nghiên cứu cho bảng hỏi của CBNV tại NHNN Việt
Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ...............................................................45
Bảng 2.4: Tổng hợp chỉ tiêu nghiên cứu cho bảng hỏi của CBNV tại NHTM trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn .....................................................................................46
Bảng 2.5. Thang đo của bảng hỏi..............................................................................49
Bảng 3.1. Kết quả TTKDTM tại các NHTM trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2019....67
Bảng 3.2. Kết quả thanh toán séc tại Chi nhánh giai đoạn 2017- 2019 ....................69
Bảng 3.3. Kết quả thanh toán UNC tại Chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019................71
Bảng 3.4. Kết quả thanh toán UNT tại Chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019................72
Bảng 3.5. Kết quả thanh toán thẻ tại Chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019 ...................74
Bảng 3.6. Ý kiến đánh giá của CBNV NHNN về Xây dựng chính sách, quy định và
ban hành các văn bản pháp quy đối với hoạt động thanh toán của các
NHTM......................................................................................................81
Bảng 3.7. Tình hình các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .......................82
Bảng 3.8. Thống kê số lượng máy ATM và POS của Bắc Kạn với các địa phương
khác tính đến tháng 12 năm 2019............................................................87
Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá của CBNV NHNN về tổ chức thực thi chính sách, quy
định pháp luật đối với hoạt động thanh toán của các NHTM..................89
Bảng 3.10. Số cuộc thanh tra, kiểm tra các NHTM về hoạt động thanh toán ..........91
Bảng 3.11. Ý kiến đánh giá của CBNV NHNN về công tác thanh tra, giám sát và xử
lý vi phạm đối với hoạt động thanh toán của các NHTM .......................91
Bảng 3.12. Ý kiến đánh giá của CBNV tại NHTM về chính sách ...........................92
Bảng 3.13. Ý kiến đánh giá của CBNV tại NHTM về quá trình giao dịch và sau
giao dịch...................................................................................................93
Bảng 3.14. Ý kiến đánh giá của CBNV tại NHTM về cơ sở vật chất, phương tiện
giao dịch...................................................................................................94
Bảng 3.15. Ý kiến đánh giá của CBNV tại NHTM về mô hình quản lý ..................97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán séc ..........................................................................17
Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi ..........................................................18
Sơ đồ 1.3. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu ..........................................................19
Sơ đồ 1.4. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng...................................................20
Sơ đồ 1.5. Quy trình phát hành và thanh toán thẻ.....................................................22
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức NHNN VN Chi nhánh Bắc Kạn .....................................56
Biểu đồ 3.1. Nguồn vốn huy động của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2017 - 2019 .....................................................................................62
Biểu đồ 3.2. Dư nợ trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2019............................................63
Biểu đồ 3.3. Doanh số thanh toán KDTM tại các NHTM ........................................68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khi mà nền kinh tế đã phát triển sang một giai đoạn mới, xã hội
hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giao dịch thương mại kéo theo sự
gia tăng của dịch vụ thanh toán trực tuyến trên các thiết bị điện tử đòi hỏi hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt không ngừng hoàn thiện và ngày càng phát triển.
Nắm bắt nhu cầu này, các ngân hàng thương mại, các tổ chức trung gian thanh toán
rất tích cực triển khai các loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Bên
cạnh việc phát triển và mở rộng các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi
(lệnh chi), ủy nhiệm thu (nhờ thu), nhiều dịch vụ, phương thức mới, hiện đại, tiện
lợi và tiện ích dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đang
đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và
trên thế giới như thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking,
ví điện tử ...
Cùng với tái lập tỉnh Bắc Kạn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh
tỉnh Bắc Kạn (Sau đây gọi tắt là NHNN tỉnh Bắc Kạn) được thành lập lại từ
01/01/1997 theo Quyết định số 326/QĐ-NH9 ngày 5/12/1996 của Thống đốc NHNN.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung,
thống nhất của Thống đốc NHNN có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện
quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện
một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, hệ thống các
ngân hàng thương mại toàn tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng phát triển các dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Để thực hiện Đề
án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020,
NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ
quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế
và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực và tội phạm kinh tế. Tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng
tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2
toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt
trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán. Đảm bảo
an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch
vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tạo lập cơ chế hiệu quả bảo vệ
người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, thực tế triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
các ngân hàng còn có những hạn chế bởi tính đa dạng và ổn định của dịch vụ chưa
cao, chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, vấn đề quản lý của Ngân
hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán của các NHTM chưa được quan tâm và
xem xét đúng mức, dẫn đến việc quản lý của Ngân hàng nhà nước đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM tỏ ra kém hiệu quả thì hệ thống ngân hàng sẽ phát triển hỗn
loạn, mất an toàn, gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ trầm trọng và thiệt hại nặng nề
cho nền kinh tế. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như trình
độ, năng lực cán bộ quản lý, môi trường pháp lý, cơ chế chính sách để quản lý hoạt
động thanh toán, quy trình quản lý,...
Chính vì vậy, cần phải có vai trò quản lý cả hệ thống thanh toán của NHNN
với những mức độ và phương thức khác nhau. NHNN với cương vị là đơn vị chủ trì
trong thanh toán và quản lý toàn bộ hoạt động thanh toán của các NHTM đòi hỏi phải
được nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nước cũng như theo kịp
xu hướng phát triển của thanh toán quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý của Ngân
hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại, đề xuất một số giải pháp tăng
cường Quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trong thời
gian tới.