Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN KHÁNH LINH
QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN KHÁNH LINH
QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được
thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả
Trần Khánh Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân:
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Kạn, các Ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, các phòng ban và cán bộ nhân viên đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tác giả
Trần Khánh Linh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.......................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Những đóng góp của luận văn ................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI RỦI RO TÁC
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý của Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh đối với rủi ro
tác nghiệp của Ngân hàng thương mại........................................................................5
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.......................5
1.1.2. Quản lý rủi ro tác nghiệp của NHNN đối với NHTM ....................................15
1.1.3. Nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động rủi ro tác nghiệp
của các NHTM .........................................................................................................20
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối rủi ro tác nghiệp của
các NHTM.................................................................................................................30
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro tác
nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................35
1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý hoạt động rủi ro tác nghiệp của một số
NHNN cấp tỉnh trong nước.......................................................................................35
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý hoạt động rủi ro tác nghiệp của
NHNN tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................41
iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................44
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................44
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................44
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................44
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin.......................................................51
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................51
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................54
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh về kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..........................................................................................54
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro tác
nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................54
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN..............................................................57
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.........57
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -
Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................57
3.1.2. Vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.................................................................................57
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -
Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................59
3.1.4. Kết quả hoạt động NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ....................................65
3.1.5. Thực trạng về rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng thương mại ở tỉnh
Bắc Kạn.....................................................................................................................70
3.2. Thực trạng quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro tác nghiệp của
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ..............................................79
3.2.1. Mô hình quản lý RRTN với việc thiết lập cơ cấu tổ chức của các ngân
hàng thương mại........................................................................................................79
3.2.2. Xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý của ngân hàng
nhà nước đối với rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng thương mại ..........................82
v
3.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro tác
nghiệp của các ngân hàng thương mại......................................................................84
3.2.4. Giám sát, thanh tra và kiểm tra, kiểm soát rủi ro tác nghiệp của các ngân
hàng thương mại và xử lý vi phạm đối với rủi ro thanh khoản của các NHTM.......91
3.2.5. Công cụ quản lý của NHNN đối rủi ro tác nghiệp của NHTM ......................94
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro
tác nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ......................95
3.3.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................................95
3.3.2. Các yếu tố chủ quan ......................................................................................100
3.4. Đánh giá chung công tác quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro
tác nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ....................105
3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................105
3.4.2. Một số hạn chế ..............................................................................................106
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................................106
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN.........................................108
4.1. Quan điểm và định hướng quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro
tác nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ....................108
4.1.1. Quan điểm quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro tác nghiệp
của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn......................................108
4.1.2. Định hướng quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro tác nghiệp
của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn......................................109
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro tác
nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..........................109
4.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách .....................................................................109
4.2.2. Nhóm giải pháp tác nghiệp tại NHTM..........................................................112
4.2.3. Nhóm giải pháp định hướng công tác quản lý RRTN theo hiệp ước
Basel II ....................................................................................................................115
vi
4.3. Kiến nghị..........................................................................................................116
4.3.1. Đối với Chính phủ.........................................................................................116
4.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam ........................................................117
4.3.3. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn .....................117
4.3.4. Đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn...................119
KẾT LUẬN............................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................122
PHỤ LỤC ..............................................................................................................124
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBTD : Cán bộ tín dụng
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
GĐ, PGĐ : Giám đốc, phó giám đốc
GTCG : Giấy tờ có giá
KD : Kinh doanh
KH : Khách hàng
KHCN : Khách hàng cá nhân
NH : Ngân hàng
NHCT : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
QLRRTD : Quản lý rủi ro tín dụng
RRTD : Rủi ro tín dụng
RRTN : Rủi ro tác nghiệp
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
UBND : Ủy ban nhân dân
VN : Việt Nam
XHTD : Xếp hạng tín dụng
XLRR : Xử lý rủi ro
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp lỗi sai sót theo nghiệp vụ 6 tháng năm 2018 của
Viettinbank chi nhánh Hà Giang..........................................................37
Bảng 2.1: Phân bổ quy mô mẫu............................................................................45
Bảng 2.2: Thống kê thông tin đối tượng điều tra tại NHNN Việt Nam chi
nhánh tỉnh Bắc Kạn..............................................................................46
Bảng 2.3: Thống kê thông tin đối tượng điều tra tại các NHTM chi nhánh
tỉnh Bắc Kạn.........................................................................................46
Bảng 2.4: Ý nghĩa của điểm số bình quân............................................................47
Bảng 2.5: Nội dung và nguồn phiếu điều tra bảng hỏi dành cho CBNV tại
NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn...........................................48
Bảng 2.6: Nội dung và nguồn phiếu điều tra bảng hỏi dành cho CBNV tại
NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn........................................................50
Bảng 3.1: Tình hình về các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ tại các
NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn........................................................71
Bảng 3.2: Thống kê sai sót trong nghiệp vụ huy động vốn tại NHTM trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................................................................73
Bảng 3.3: Thống kê sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền tại NHTM trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn..................................................................................74
Bảng 3.4: Thống kê sai sót trong nghiệp vụ thẻ và máy ATM tại NHTM
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.....................................................................75
Bảng 3.6: Thống kê sai sót trong nghiệp vụ luân chuyển chứng từ hạch toán
kế toán tại NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ......................................77
Bảng 3.7: Thống kê sai sót trong nghiệp vụ tín dụng tại NHTM trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn.........................................................................................78
Bảng 3.8: Thống kê sai sót trong nghiệp vụ tín dụng tại NHTM trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn.........................................................................................78
Bảng 3.9: Phân tích định lượng các RRTN tại NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn trong 3 năm từ 2017 - 2019..........................................................86
ix
Bảng 3.10: Tình hình thanh tra, kiểm tra công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...........................................92
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá về năng lực quản lý điều hành, năng lực cạnh
tranh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..................................97
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá về tình hình đầu tư công nghệ thông tin của các
NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn........................................................99
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá về công tác xây dựng chính sách, quy định và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của NHNN .....................101
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, 103công
nghệ của Ngân hàng...........................................................................103
Bảng 3.15: Tình hình năng lực đội ngũ cán bộ NHNN trong việc quản lý
104hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp của NHTM..........................104
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng .......................6
Sơ đồ 1.2: Phân loại rủi ro theo Hiệp ước Basel II.................................................7
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức NHNN VN Chi nhánh Bắc Kạn.................................59
Sơ đồ 3.2. Quy mô vốn huy động của NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2017 - 2019........................................................................65
Sơ đồ 3.3. Quy mô dư nợ của NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2017 - 2019 ...............................................................................67
Sơ đồ 3.4. Mô hình quản lý nhà nước về rủi ro tác nghiệp tại NHTM trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn ...........................................................................79
Sơ đồ 3.5: Kết quả khảo sát về công tác xây dựng chính sách, quy định và
ban hành các văn bản pháp quy đối với rủi ro tác nghiệp của các
NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .......................................................83
Sơ đồ 3.6: Kết quả khảo sát về quản lý các công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp
của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ..........................................85
Sơ đồ 3.7: Kết quả khảo sát về công tác thực hiện chính sách đối với rủi ro
tác nghiệp của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.........................89
Sơ đồ 3.8: Kết quả khảo sát về trình độ nhân viên tổ chức thực hiện đối với
rủi ro tác nghiệp của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...............91
Sơ đồ 3.9: Kết quả khảo sát về công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi
phạm đối với rủi ro tác nghiệp của các NHTM trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 93
Sơ đồ 4.1. Mô hình cấu trúc tổ chức hoạt động quản lý rủi ro tại mỗi
NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .....................................................111
Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của NHNN chi nhánh Quảng Nam trong quản lý
rủi ro tác nghiệp đối với các NHTM...................................................35
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn
đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại (NHTM) là khả
năng quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng (RRTD) một cách toàn diện và hệ
thống. Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn, phức tạp. RRTD thường khó
kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng.
Hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt sẽ đem lại những lợi ích
cho ngân hàng như: (i) Giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho
NHTM; (ii) Tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; (iii) Tạo tiền đề để
mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng.Thời
gian qua, ở Việt Nam hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đã giữ được ổn định một
bước căn bản, năng lực tài chính quản lý của các NHTM, nhất là quản lý rủi ro đã
có chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu của hội nhập
quốc tế. Khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực an toàn lành mạnh, an toàn của các TCTD
được cải thiện, tiến gần hơn tới thông lệ, chuẩn mực ngân hàng quốc tế, tạo nền tảng
cho các TCTD hoạt động an toàn hơn và thúc đẩy cơ cấu lại theo các mục tiêu, định
hướng đã đề ra. Các NHTM Việt Nam từng bước triển khai, áp dụng chuẩn an toàn
vốn Basel II theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, quản lý rủi ro trên thị trường tài chính vẫn
là vấn đề cần đặc biệt chú trọng của các NHTM Việt Nam, bởi hệ thống ngân hàng
đang gánh số nợ xấu cao so với chuẩn quốc tế… Theo Báo cáo tài chính của 17
NHTM gồm: Bắc Á, ACB, Kiên Long, LienVietPostBank, Vietcombank, TPBank,
HDBank, MBBank, VietinBank, BIDV, VietBank, Techcombank, Eximbank, VIB,
SHB, Sacombank, VPBank, tính đến ngày 30/6/2018 số tiền cho vay khách hàng của
17 ngân hàng này đạt 4.262 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với ngày 31/12/2017.
Cùng với sự tăng lên của số dư cho vay, nợ xấu của các ngân hàng cũng biến động
theo chiều tương xứng với 71,7 nghìn tỷ, tăng 10,4% so với 31/12/2017. Có 14/17
ngân hàng tăng trưởng về số dư nợ xấu và 12/17 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn
cuối năm trước. Trong đó, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến
2
cuối tháng 6/2018 tăng 17,9% so với 31/12/2017, lên mức gần 38,2 nghìn tỷ đồng,
chiếm 54% tổng nợ xấu, trong khi con số này hồi cuối năm 2017 chỉ ở mức 50,2%.
Như vậy, quản lý rủi ro trên thị trường tài chính là vấn đề hết sức cấp bách đối với
Việt Nam. Các loại rủi ro phát sinh đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam là
đối tượng chủ yếu của công tác quản lý rủi ro. Các loại rủi ro có liên quan đến các
ngân hàng thương mại Việt Nam thường là rủi ro nợ xấu, rủi ro thanh khoản, rủi ro
tác nghiệp. Vì vậy, việc quản lý rủi ro tác nghiệp càng trở nên cấp thiết trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng tăng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trong thời gian hoạt động gần đấy, hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn đã thống kê không ít các RRTN xảy ra do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Công tác quản lý RRTN nhằm hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro và không
gây hậu quả trên toàn hệ thống NHTM là một vấn đề được Ban lãnh đạo tỉnh luôn
đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi ro tác
nghiệp tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với hoạt động rủi ro tác
nghiệp của các Ngân hàng thương mại, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng
thương mại trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý của NHNN cấp tỉnh đối với hoạt
động rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của ngân hàng nhà nước đối với rủi
ro tác nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý của ngân hàng nhà
nước đối với rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn đến năm 2025.