Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
825.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
876

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-----------------------------------

TRƯƠNG THỊ ÁNH HẰNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA

Huế, năm 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài " Hoàn thiện công

tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở

Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình " là trung thực và chưa hề được sử dụng để

bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực

hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được

chỉ rõ nguồn gốc.

Người cam đoan

Trương Thị Ánh Hằng

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn và dành những tình cảm trân trọng và tốt đẹp nhất

đến PGS.TS. Trần Văn Hòa, người thầy đã gợi mở ý tưởng đề tài, đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học Công

nghệ - Hợp tác quốc tế, Đào tạo sau đại học, các Khoa và Bộ môn thuộc Trường

Đại học Kinh tế - Đại học Huế cũng như quý thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng

dạy đã tư vấn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Xin chân thành cảm ơn các Phòng: Giáo dục Trung Học, Kế hoạch - Tài chính

của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, Sở Tài

chính Quảng Bình, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, đã

quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.

Mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng, nhưng nội dung luận văn không tránh

khỏi sự thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp góp ý, chỉ dẫn

thêm để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Quảng Bình, ngày 06 tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Trương Thị Ánh Hằng

iii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: TRƯƠNG THỊ ÁNH HẰNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Mã số:8340410. Niên khoá: 2016 – 2018

Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN VĂN HÒA

Tên đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI SỞ GIÁO

DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH”

1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu chung:

Mục tiêu chính của đề tài là trên cơ sở phân tích thực tiễn nhằm hoàn thiện

công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông

(THPT) tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước

cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục

THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên

ngân sách cho giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.

2. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.

3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu điều tra; Phương pháp phân

tích và xử lý số liệu; Phương pháp chuyên gia.

4. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

- Qua nghiên cứu, đánh giá phân tích cho thấy: việc quản lý chi NSNN tại các

trường THPT của tỉnh Quảng Bình là vấn đề cấp thiết trong tình hình phát triển kinh

tế hiện nay. Tuy nhiên trong những năm qua, việc quản lý công tác tài chính tại Sở

GD&DT nhằm tránh những sai phạm và lãng phí tài chính trong các trường THPT

chưa được chú trọng. Vì vậy Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết

công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở

Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong những năm sau này được tốt hơn.

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

THƯỜNG DỤNG TRONG LUẬN VĂN

1. GDCN: Giáo dục chuyên nghiệp

2. GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

3. HMKP: Hạn mức kinh phí

4. HĐND: Hội đồng nhân dân

5. KBNN: Kho bạc Nhà nước

6. KH-TC: Kế hoạch - Tài chính

7. MSSC: Mua sắm sửa chữa

8. NS: Ngân sách

9. NSĐP: Ngân sách địa phương

10.NSNN: Ngân sách nhà nước

11.TDTT: Thể dục thể thao

12.THCS: Trung học cơ sở

13.THPT: Trung học phổ thông

14.TSCĐ: Tài sản cố định

15.UBND: Uỷ ban nhân dân

16.XDCB Xây dựng cơ bản

v

MỤC LỤC

Lời cam đoan............................................................................................................... i

Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii

Tóm lược luận văn .................................................................................................... iii

Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu ........................................................................ iv

Mục lục........................................................................................................................v

Danh mục các bảng biểu ......................................................................................... viii

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

5. Cấu trúc của luận văn............................................................................................4

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN

CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................................................5

1.1. Khái quát về chi NSNN và vai trò đối với giáo dục trung học phổ thông...........5

1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước...............................................5

1.1.2. Giáo dục Trung học phổ thông và vai trò chi NSNN đối với sự nghiệp giáo

dục THPT..................................................................................................................10

1.2. Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT và các nhân tố ảnh hưởng ................16

1.2.1. Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT .......................................................16

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT...........18

1.3. Nội dung Quản lý chi NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông.....................22

1.3.1. Lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT.................................................22

1.3.2. Thực hiện kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT.......................................23

1.3.3. Quản lý nội dung, định mức chi cho sự nghiệp giáo dục THPT.....................24

1.3.4. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN ..........................................26

vi

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO

DỤC THPT TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH.........31

2.1. Khái quát về giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình..................................................31

2.1.1. Tổng quan về ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Bình .....................31

2.1.2. Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình........................................31

2.1.3. Quy mô học sinh .............................................................................................32

2.1.4. Tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình .............................................32

2.1.5. Tình hình cơ sở vật chất của ngành GD và ĐT tỉnh Quảng Bình...................33

2.1.6. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý...............................................................35

2.1.7. Tình hình sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ...............37

2.2. Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT tại tỉnh Quảng Bình .........................40

2.2.1. Tình hình đầu tư NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT Quảng Bình ............40

2.2.2. Quy trình quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình ...........42

2.3. Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình trong

thời gian qua..............................................................................................................44

2.3.1. Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình ............44

2.4. Đánh giá quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh

Quảng Bình trong thời gian qua................................................................................66

2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................67

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân......................................................................68

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC THPT TẠI SỞ GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH..................................................................74

3.1. Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 ....................................................................................................74

3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 ....................................................................................................74

3.1.2. Mục tiêu phát triển giáo dục THPT ở Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 ............................................................................................................78

vii

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT

ở Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình trong những năm tới ..............................................83

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT

tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình...............................................................................83

3.2.2. Nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT tại Sở

GD&ĐT tỉnh Quảng Bình.........................................................................................87

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................96

1. Kết luận .................................................................................................................96

2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp trên .......................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số TT Nội dung Trang

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình............................31

Bảng 2.2: Quy mô học sinh tỉnh Quảng Bình......................................................32

Bảng 2.3: Quy mô học sinh tỉnh Quảng Bình......................................................32

Bảng 2.4: Tỷ lệ huy động học sinh phổ thông đi học ..........................................33

Bảng 2.5: Quy mô phòng học cấp học THCS và THPT tỉnh Quảng Bình..........34

Bảng 2.6: Phát triển số lượng giáo viên qua các năm của ngành Giáo dục và Đào

tạo tỉnh Quảng Bình ............................................................................36

Bảng 2.7: Phân bố giáo viên trên các địa bàn huyện, thành phố năm 2016 ........36

Bảng 2.8: Phân bố cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2016...........36

Bảng 2.9: Số trường học, lớp học, học sinh THCS & THPT hệ công lập trong

giai đoạn 2012- 2016...........................................................................37

Bảng 2.10: Số học sinh và lớp học trường tư thục trong giai đoạn 2012- 2016........38

Bảng 2.11: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên THPT trong giai đoạn

2012-2016............................................................................................38

Bảng 2.12: Chất lượng giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 ...............................39

Bảng 2.13: Cơ cấu chi Chi NSNN cho giáo dục đào tạo Quảng Bình

giai đoạn 2012-2016............................................................................40

Bảng 2.14: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục THPT Quảng Bình

giai đoạn 2012-2016............................................................................42

Bảng 2.15: Tình hình thu- chi ngân sách tỉnh giai đoạn 2012-2016......................44

Bảng 2.16: Tình hình thu chi NSNN tỉnh phục vụ giáo dục THPT

giai đoạn 2012-2016............................................................................45

Bảng 2.17: Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 ..........46

Bảng 2.18: Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT theo các nhóm mục

giai đoạn 2012-2016............................................................................47

ix

Bảng 2.19: Cơ cấu chi TX và chi XDCB tập trung trong tổng chi NSNN cho sự

nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình...................59

Bảng 2.20: Cơ cấu các nhóm mục chi trong tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp

giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình...............................60

Bảng 3.1: Quy mô học sinh và số lớp học trung học phổ thông..........................80

Bảng 3.2: Nhu cầu giáo viên THPT.....................................................................81

Bảng 3.3: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2030 ....82

1

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Văn kiện đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra định hướng

phát triển giáo dục là: “ Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là

nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển

nhanh, bền vững cho đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con

người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực,

là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện

đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi

mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào

tạo, coi trọng giáo dục lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành. Xây dựng

môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện

cho mọi công dân được học tập suốt đời”.

Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng nêu rỏ quan điểm chỉ

đạo “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn,

cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương

pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của

Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào

tạo. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển

những nhân tố mới, tiếp thu và chọn lọc những kinh nghiệm của thế hệ đi trước;

kiên quyết chán chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm bảo

tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng; các giải pháp phải

đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm và bước đi phù hợp.

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt

Nam tiếp tục khẳng định “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Con người

là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố then chốt mang lại sự phát triển bền

vững cho đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người đáp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!