Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan nội dung bản báo cáo đã viết là do bản thân chúng tôi thực
hiện, không sao chép, cắt ghép báo cáo hoặc luận văn của người khác, nếu sai phạm
chúng tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trương.
Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2011
Ký tên
Nguyễn Thị Thanh Lan
Chu Thị Phương Loan
Đỗ Hà Chi
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập vừa qua, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ
của gia đình, thầy cô, bạn bè tôi đã hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài:
“Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý chất thải rắn
đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam”
Qua chuyên đề tốt nghiệp, nhóm chuyên đề xin chân thành cảm ơn tập thể các
thầy cô giáo khoa Môi trường – Đô thị. Đặc biệt là cô giáo trực tiếp hướng dẫn
PGS.TS Lê Thu Hoa đã hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình thực tập cũng như làm
chuyên đề tốt nghiệp.
Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba cơ quan thực tập đó là Xí
nghiệp Môi trường – Đô thị Đông Anh, Viện khoa học và quản lý môi trường và các
cán bộ hướng dẫn trong cơ quan đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn nhóm hoàn thành
chuyên đề
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR Chất thải rắn
CTRĐT Chất thải rắn đô thị
CBA Phân tích chi phí - lợi ích
LỜI NÓI ĐẦU
Chất thải là sự đồng hành tất yếu của mọi hoạt động kinh tế và phát triển. Ngày
nay, cùng với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật thì mặt trái của nó là lượng chất thải nói
chung và chất thải rắn nói riêng có xu hướng gia tăng ngày càng cao cùng với sự phát
triển của sản xuất và tiêu dùng. Sự gia tăng chất thải rắn đã và đang là một tác nhân
gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng môi trường nghiêm
trọng, đe dọa tính bền vững trong phát triển. Ô nhiễm môi trường gia tăng đòi hỏi con
người cần phải có những biện pháp để hạn chế và cải thiện nó. Trên thế giới, đã có
những dự án quản lý chất thải rắn đem lại hiệu quả tích cực đối với môi trường và có
giá trị kinh tế cao. Các mô hình quản lý chất thải rắn đã giúp giải quyết những vấn đề
bức xúc trong việc xử lý rác thải đặc biệt tại các đô thị, nơi nguồn chất thải rắn phát
sinh là rất lớn. Xây dựng một mô hình quản lý chất thải rắn chặt chẽ và có hiệu quả là
một việc vô cùng cần thiết,nhất là đối với một nước đang diễn ra quá trình đô thị hóa
và công nghiệp hóa mạnh mẽ như Việt Nam.
Ở nước ta, lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị rất đa dạng và số lượng
không ngừng tăng lên. Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị còn nhiều vấn
đề đáng quan tâm và dường như chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay. Đó là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan và
sức khoẻ cộng đồng. Nếu chúng ta không quan tâm tới vấn đề này đúng mức thì đây sẽ
là mối đe doạ lớn đối với tốc độ phát triển của khu vực đô thị trong tương lai.
Vì vậy, với những kiến thức chuyên ngành KT&QLMT đã học trong nhà trường
em đã chọn đề tài: “ Quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án quản lý
chất thải rắn đô thị. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam”
• Mục tiêu của chuyên đề:
Đánh giá hiệu quả của các dự án về quản lý chất thải rắn đô thị đã được thực
hiện trên thế giới từ đó rút ra bài học áp dụng vào Việt Nam, những kiến nghị và đề
xuất nhằm quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả, giảm thiểu những tác động tiêu cực
từ chất thải rắn tới môi trường và con người.
• Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:
Vấn đề nghiên cứu
Tình hình phát sinh chất thải rắn trên thế giới, các phương pháp quản lý chất thải rắn.
Đánh giá hiệu quả của các dự án quản lý chất thải rắn đô thị
Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất thải rắn và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam
• Các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng:
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích CBA.
• Các kết quả nghiên cứu dự kiến
Chuyên đề nghiên cứu cần đạt được những nội dung sau:
+ Các dự án về quản lý chất thải rắn đã được thực hiện, nội dung thực hiện.
+ Dự án đã đạt được những hiệu quả gì trong việc quản lý chất thải rắn đô thị.
+ Áp dụng vào Việt Nam.
+ Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp.
• Các môn học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến chuyên đề
Kinh tế Môi trường
Phân tích chi phí lợi ích
Quản lý môi trường
• Kết cấu đề tài gồm 4 chương:
+ Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn đô thị
+ Chương II: Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn đô thị và đánh giá hiệu quả dự án
quản lý chất thải rắn đô thị trên thế giới
+ Chương III: Vận dụng đánh giá hiệu quả của dự án quản lý chất thải rắn ở Việt
Nam
+ Chương IV: Kết luận, kiến nghị và giải pháp.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
1.1 Khái niệm, nguồn phát sinh, phân loại và tác hại của chất thải rắn đô thị
1.1.1 Một số khái niệm về chất thải rắn
Theo quan niệm chung: CTR bao gồm toàn bộ các chất thải ở dạng rắn, được
con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt
động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong
đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động
sống.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2000: “Chất thải rắn là các chất thải rắn phát
sinh từ các hoạt động của con người hoặc các khu công nghiệp, bao gồm: chất thải từ
các khu dân cư, đường phố, các hoạt động thương mại, dịch vụ, văn phòng, xây
dựng, sản xuất và các chất thải không độc hại từ các khu vực y tế”
Khái niệm về chất thải rắn đô thị theo quan điểm mới : chất thải rắn đô thị
được định nghĩa là vật chất mà con người tạo ra ban đầu, vứt bỏ đi trong khu vực đô
thị.
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Nguồn phát sinh chủ yếu của chất thải rắn đô thị bao gồm:
- Từ các khu dân cư ( chất thải rắn sinh hoạt);
- Các trung tâm thương mại;
- Các công sở, trường học, công trình công cộng;
- Dịch vụ đô thị, sân bay;
- Các hoạt động công nghiệp;
- Các hoạt động xây dựng đô thị;
- Các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước của thành phố.
1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị :
1.1.3.1 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành:
• Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại.
• Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cụ thể :
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện…
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm…
• Chất thải xây dựng:
- Các phế thải do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình.
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ;
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
- Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý
nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước
thành phố.
• Chất thải rắn nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của
các lò giết mổ…
1.1.3.2 Phân loại theo mức độ nguy hại :
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ gây cháy nổ, hoặc các chất thải phóng xạ, các chất
thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây
cỏ. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và
nông nghiệp.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các
đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi
trường và sức khỏe của cộng đồng, chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các hoạt động
chuyên môn trong bệnh viện, trạm xá…
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.