Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
171
Kích thước
29.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1879

Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN NGỌC NAM

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BẮC TRÀ MY

TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN NGỌC NAM

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BẮC TRÀ MY

TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ MỸ DUNG

Đà Nẵng, năm 2021

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................2

4. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2

6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3

7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3

8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM,

HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THCS..............................................................4

1.1.Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp ..............................................................................................................................4

1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................4

1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam.....................................5

1.2. Khái niệm, đặc điểm.................................................................................................8

1.2.1. Quản lí...........................................................................................................8

1.2.2. Quản lí giáo dục..........................................................................................10

1.2.3. Quản lí nhà trường ......................................................................................10

1.2.4. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ........................................................11

1.2.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp..........................................13

1.3. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THCS........................................13

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THCS.......13

1.3.2. Nội dung chương trình HĐTN, hướng nghiệp ở cấp THCS ......................16

1.3.3. Hình thức tổ chức và phương pháp tổ chức................................................25

1.3.4. Các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp .....29

1.3.5. Đánh giá, kiểm tra kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 31

1.3.6. Điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ...........................32

1.4. Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THCS............................33

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THCS 33

1.4.2. Quản lí chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường

THCS.............................................................................................................................35

1.4.3. Quản lí hình thức tổ chức và phương pháp tổ chức trải nghiệm, hướng

nghiệp tại trường THCS ................................................................................................37

1.4.4. Quản lí các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp tại trường THCS ................................................................................................37

v

1.4.5. Quản lí công tác đánh giá, kiểm tra kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp tại trường THCS.....................................................................................38

1.4.6. Quản lí điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường

THCS.............................................................................................................................39

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................40

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM,

HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS .......................41

HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM ........................................................41

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam ............................41

2.1.1. Mục tiêu khảo sát........................................................................................41

2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ....................................................................41

2.1.3. Nội dung khảo sát .......................................................................................42

2.1.4 Thời gian khảo sát........................................................................................42

2.1.5. Phương pháp khảo sát.................................................................................42

2.2. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện Bắc Trà My,

tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................42

2.2.1. Đặc điểm về tự nhiên và dân cư .................................................................42

2.2.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội ........................................................................43

2.2.3. Tình hình triển khai HĐNGLL của các trường trung học cơ sở huyện Bắc

Trà My tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................45

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS tại các trường trung học

cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam....................................................................50

2.3.1. Xây dựng mục tiêu của HĐTN, hướng nghiệp tại trường THCS...............50

2.3.2. Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ..................................52

2.3.3. Hình thức tổ chức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp tại trường THCS ................................................................................................54

2.3.4. Các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp .....58

2.3.5. Đánh giá, kiểm tra kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 60

2.3.6. Các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường

THCS.............................................................................................................................62

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS tại các trường

trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam ...................................................63

2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại

trường THCS .................................................................................................................63

2.4.2. Thực trạng quản lí chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại

trường THCS .................................................................................................................64

2.4.3. Thực trạng quản lí hình thức tổ chức và phương pháp tổ chức hoạt động

trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THCS ..........................................................66

vi

2.4.4. Thực trạng quản lí các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp tại các trường THCS...............................................................................69

2.4.5. Thực trạng quản lí công tác đánh giá, kiểm tra kết quả tổ chức hoạt động

trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THCS ..........................................................70

2.4.6. Thực trạng quản lí các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp ............................................................................................................................71

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho

học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam..............72

2.5.1. Ưu điểm ......................................................................................................72

2.5.2. Tồn tại.........................................................................................................73

2.5.3. Nguyên nhân ...............................................................................................73

Tiểu kết chương 2..........................................................................................................74

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG

THCS HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM ............................................75

3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc xác định các biện pháp .............................................75

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ...............................................................75

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................................75

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.............................................................75

3.1.4. Đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các lực lượng giáo dục ..................75

3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống, phổ quát và đồng bộ các biện pháp......................76

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại các

trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam........................................76

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh

về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp .......................................76

3.2.2. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp ............................................................................................................................79

3.2.3. Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện chương trình hoạt động

trải nghiệm, hướng nghiệp để phát triển năng lực, phẩm chất học sinh........................83

3.2.4. Xây dựng qui chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và chính

quyền địa phương trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho

học sinh..........................................................................................................................86

3.2.5. Xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động, xây dựng bộ tiêu chí

kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp..............................................90

3.2.6. Quản lý việc sử dụng và tăng cường cải thiện các điều kiện về cơ sở vật

chất để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS .....................................97

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 103

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............... 104

3.3.1. Mục tiêu ................................................................................................... 104

vii

3.3.2. Phương pháp ............................................................................................ 104

3.3.3. Nội dung .................................................................................................. 104

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm............................................................................... 104

Tiểu kết chương 3....................................................................................................... 106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 110

PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGH : Ban giám hiệu

CBQL : Cán bộ quản lý

ĐHSP : Đại học Sư phạm

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

GDPT : Giáo dục phổ thông

GV : Giáo viên

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

HĐ : Hoạt động

HĐGD : Hoạt động giáo dục

HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐTN, HN : Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

HS : Học sinh

KHGD : Khoa học giáo dục

NXB : Nhà xuất bản

QLGD : Quản lý giáo dục

TH : Tiểu học

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TPT : Tổng phụ trách

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

XHH : Xã hội hóa

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng Tên bảng Trang

2.1. Phân bố số lượng CBQL, GV và HS tham gia khảo sát 41

2.2.

Thống kê trường, lớp, học sinh các trường học thuộc Phòng

GD&ĐT huyện Bắc Trà My (Thời điểm tháng 01/2021) 46

2.3.

Thống kê trình độ đào tạo đội ngũ CBQL, giáo viên (Thời

điểm tháng 01/2021) 47

2.4.

CBQL, GV đánh giá về mức độ cần thiết của việc xác định

mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 50

2.5.

CBQL, GV đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp 51

2.6.

CBQL, GV đánh giá kết quả thực hiện các nội dung hoạt động

trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua HĐNGLL 53

2.7.

CBQL, GV đánh giá việc sử dụng các phương pháp tổ chức

hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các trường

THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam

54

2.8.

CBQL, GV và HS đánh giá mức độ và kết quả sử dụng các

hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho

học sinh

55

2.9.

CBQL, GV và HS đánh giá thực trạng về các lực lượng tham

gia tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 58

2.10.

GV và HS đánh giá thực trạng về công tác kiểm tra đánh giá

hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 60

2.11.

CBQL, GV và HS đánh giá thực trạng về điều kiện, phương

tiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 62

2.12.

GBQL, GV đánh giá công tác quản lý mục tiêu hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp 63

2.13.

GBQL, GV đánh giá công tác quản lý nội dung hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp 65

2.14.

GBQL, GV đánh giá công tác quản lý phương thức tổ chức

hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 66

2.15.

CBQL, GV đánh giá công tác quản lý việc sử dụng các loại

hình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 67

2.16.

CBQL, GV đánh giá mức độ tham gia của các lực lượng tổ

chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 69

2.17.

CBQL, GV đánh giá thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá

hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 70

x

Số hiệu

bảng Tên bảng Trang

2.18.

CBQL, GV đánh giá thực trạng quản lý các điều kiện, phương

tiệntổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 71

3.1. Tiêu chí đánh giá từng HĐTN, HN: 93

3.2.

Tiêu chí đánh giá HĐTN, HN hằng tuần, hằng tháng và năm

học 95

3.3. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất 104

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sự chuyển biến mạnh mẽ của nền KT-XH cùng với quá trình hội nhập sâu rộng

vào quá trình toàn cầu hóa của nước ta đã đặt ra nhiệm vụ cho ngành GD&ĐT nước

nhà phải đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có đầy đủ năng lực và phẩm

chất phục vụcho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Nhận thức sâu

sắcvềvai trò của nền kinh tế tri thức và tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục và đào

tạo, hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Phải thực

sự coi GD-ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng

đầu; đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình,

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...". Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8

khoá XI ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cũng nêu

rõ quan điểm về giáo dục trong giai đoạn hiện nay: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục

từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lựcvà phẩm chất người

học" [1]. Trong đó các năng lực và phẩm chất của HS (bao gồm năng lực chung và

năng lực chuyên biệt) sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua các môn học

vàhoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Chính vì vậy, dạy học không chỉ là hình thành tri thức cho học sinh mà quan

trọng hơn là dạy cho các em biết cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn tức

là thông qua hoạt động học tập hình thành cho học sinh các năng lực để biến quá trình

học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo. Tổ chức cho HS tham gia hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp là thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp

với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”.Chương trình giáo dục phổ thông

quốc gia mới đã được ban hành năm 2018, trong đó hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp ở cấp trung họclà một hoạt động bắt buộc [7]. Hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp sẽ thực hiện tất cảmục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động GDNGLL, hoạt

động tập thể, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hướng nghiệp... và thêm vào đó là

nhữngmục tiêu và nhiệm vụgiáo dục của giai đoạn mới.Ở cấp THCS, hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp tập trung hình thành cho HS thói quen chủ động giao tiếp; biết

tự khẳng định và tựquản lý bản thân; tiếp cận với nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu

sở thích và hướng phát triển của bản thân.Qua quá trình tìm hiểu, khi tổ chức hoạt

động trải nghiệm, hướng nghiệp(theo hình thức của hoạt động GDNGLL) tại các

trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, vướng

mắc. Chưa có chương trình dạy học cụ thể, chỉ là hoạt động lồng ghép, tích hợp, hoạt

động ngoại khóa tự phát của mỗi trường. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất của các

trường THCS trên địa bàn huyện còn thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều trường THCS, BGH còn chưa

thực sự quan tâm tới hoạt động này. Đội ngũ TPT, GVCN chưa có thời gian nghiên

2

cứu, tổ chức một cách hiệu quả; đội ngũ GV, nhân viên thiếu tinh thần, nhiệt huyết

trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua các tiết

HĐNGLL. Thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa tương xứng,

các nội dung, hình thứccòn nghèo nàn, tẻ nhạt, đơn điệu và đôi khi mang tính hình

thức đối phó, chưa đi sâu vào ý nghĩa thực chất, chưa mang lại hiệu quả như mong

muốn của chính học sinh, của PHHS và thầy cô giáo. Hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp thông qua các tiết HĐNGLL chưa được thực hiện một cách thường xuyên và

còn rất hạn chế về mặt nội dung, hình thức tổ chức. Đa số các trường THCS đều tổ

chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vào HĐNGLL theo hình thức thăm quan,

ngoại khóa một hai lần trong năm. Đồng thời, hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào

về công tác quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại các trường

THCS trên địa bàn huyện bắc Trà My.

Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam” để

nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệpở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở

đó làm căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở

các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh ở trường trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh ở các trường trung

học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua HĐNGLL ở trường THCS

huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đã được triển khai và chú

trọng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trên một số phương diện, trong đó có việc nhận

thức chưa đúng của CBQL, GV; cơ sở vật chất yếu kém; công tác quản lý của hiệu

trưởng còn nhiều hạn chế. Nếu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác

quản lý trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS và xác lập các biện pháp quản lý

một cách khoa học, phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

học sinh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận vềquản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở

trường THCS.

3

5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các

trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các

trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam nhằm phát triển năng lực

và phẩm chất người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết sử dụng để xây dựng cơ sở

lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở

huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Bao gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương

pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp chuyên gia.

6.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra, khảo sát.

7. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn

về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh ở các trường trung học

cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt

động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My

tỉnh Quảng Nam.

Giới hạn thời gian khảo sát thực trạng: Khảo sát hoạt hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam năm

học 2020-2021.

Đối tượng khảo sát: CBQL, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách, GV, HS ở các

trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề

tài kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho

học sinh THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường

trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.

Chương 3:Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường

trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!