Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LƢƠNG BÌNH NGHINH
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC
TỰ CHỦ, TỰ HỌC CHO HỌC SINH BÁN TRÚ
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Lê Thị Phƣơng Hoa
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh
bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” được thực
hiện từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Luận văn sử dụng những thông
tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã
được phân tích, tổng hợp, xử lí và đưa vào luận văn đúng quy định.
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nếu phát hiện
có vấn đề sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn
Lƣơng Bình Nghinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo -Tiến sĩ Lê Thị Phương Hoa - người trực tiếp
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin
chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học, Ban giám hiệu Trường Đại học Thái
Nguyên, khoa Sau đại học, tập thể các thầy cô giáo giảng dạy lớp Cao học
Quản lý giáo dục K27 đã quan tâm, tận tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo, các em học sinh, phụ huynh
học sinh bán trú các trường Trung học cơ sở Phúc Lợi; Trung học cơ sở Động
Quan huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cùng bạn bè đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến,
động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót; tác giả kính mong
nhận được sự quan tâm chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn
Lương Bình Nghinh
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NĂNG LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ........................................................................7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................7
1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho người học .........7
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự học,
tự chủ cho người học ...............................................................................11
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài............................................................13
1.2.1. Quản lí .....................................................................................................13
1.2.2. Năng lực, năng lực tự chủ, tự học ...........................................................15
1.2.3. Học sinh bán trú cấp THCS.....................................................................19
1.2.4. Giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường trung
học cơ sở ..................................................................................................20
iv
1.2.5. Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán
trú ở trường trung học cơ sở......................................................................22
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học
cho học sinh bán trú ở trường trung học cơ sở........................................23
1.3.1. Đặc điểm của học sinh bán trú ở trường trung học cơ sở........................23
1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học
sinh bán trú trường trung học cơ sở.........................................................24
1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh
bán trú trường trung học cơ sở ................................................................25
1.3.4. Phương pháp giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú......26
1.3.5. Hình thức giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú...........28
1.4. Một số vấn đề lí luận về quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ,
tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở ......................29
1.4.1. Lập kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học
cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở .................................29
1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho
học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở ........................................30
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho
học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở ........................................32
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự
học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở...........................33
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ,
tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở ......................35
1.5.1. Các yếu tố khách quan.............................................................................35
1.5.2. Các yếu tố chủ quan.................................................................................36
Kết luận chương 1..............................................................................................37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG
LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI ...........................39
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................39
v
2.1.1. Mục tiêu khảo sát.....................................................................................39
2.1.2. Khách thể khảo sát...................................................................................40
2.1.3. Nội dung khảo sát....................................................................................40
2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lí kết quả....................................................40
2.2. Kết quả khảo sát .........................................................................................41
2.2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh
bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ......41
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lực tự chủ, tự học cho học sinh
bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..........52
2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục
năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học
cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ........................................................62
2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động quản lý hoạt động giáo dục
năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh bán trú ở các trường THCS
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..................................................................65
Kết luận chương 2..............................................................................................66
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG
LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI ...........................68
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................68
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .........................................................68
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .........................................................68
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................69
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ .............................................................................69
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả............................................................69
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho
học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái ....................................................................................................70
vi
3.2.1. Đổi mới công tác quản lí, tăng cường ứng dụng các phần mềm hỗ
trợ công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho
học sinh bán trú .......................................................................................70
3.2.2. Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục năng
lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THCS có học sinh bán trú......72
3.2.3. Tăng cường quản lý đối với các hoạt động giáo dục năng lực tự
chủ, tự học đối với học sinh bán trú ........................................................73
3.2.4. Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục năng lực
tự chủ, tự học cho học sinh bán trú .........................................................76
3.2.5. Trang bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động
giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú............................80
3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp.......................................................82
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất......83
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................84
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm...........................................................................84
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................84
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm......................................................................85
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................85
Kết luận chương 3..............................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................95
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CBQL Cán bộ quản lí
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 ĐBKK Đặc biệt khó khăn
4 ĐTB Điểm trung bình
5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
6 GV Giáo viên
7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
8 HS Học sinh
9 TCN Trước công nguyên
10 PHHS Phụ huynh học sinh
11 THCS Trung học cơ sở
12 THPT Trung học phổ thông
13 QTSP Quá trình sư phạm
14 QTGDTT Quá trình giáo dục tổng thể
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho
học sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên ....................................... 42
Bảng 2.2. Thực trạng nội dung của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và
tự học cho học sinh .......................................................................... 44
Bảng 2.3. Thực trạng phương pháp của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ
và tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS............................... 46
Bảng 2.4. Thực trạng hình thức giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học
sinh bán trú THCS ........................................................................... 48
Bảng 2.5. Thực trạng kết quả của học động giáo dục năng lực tự chủ và tự
học cho học sinh bán trú THCS....................................................... 50
Bảng 2.6. Thực trạng lập kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự
chủ và tự học cho học sinh bán trú và hiệu quả thực hiện ở các
trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .................... 53
Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục năng lực tự
chủ và tự học cho học sinh bán trú và hiệu quả thực hiện ở các
trường trung học cơ sở..................................................................... 56
Bảng 2.8. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục năng lực tự
chủ và tự học cho HS bán trú ở các trường THCS huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái ............................................................................ 58
Bảng 2.9. Thực trạng kiểm tra các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học
cho HSBT ở các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ..............61
Bảng 2.10. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, giáo
dục hoạt động năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở
trường trung học cơ sở..................................................................... 63
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lí hoạt động
quản lí giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho HSBT.................... 86
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã nêu lên 5 phẩm chất và các
năng lực cần hình thành, phát triển ở học sinh đó là: Về phẩm chất: Yêu nước;
Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực, kỷ luật, trách nhiệm. Về năng lực: Năng lực
tực chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo ngoài ra còn có các năng lực chuyên môn được hình thành qua các
môn học như: Năng lực tính toán; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tìm hiểu tự
nhiên; Năng lực tìm hiểu xã hội; Năng lực tin học... Các phẩm chất và năng lực
đều rất quan trọng đối với học sinh giúp các em dần hình thành và phát triển.
Mặt khác học sinh trung học cơ sở là thời kì quá độ từ trẻ em sang người
lớn, là giai đoạn hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, thích tìm tòi,
khám phá song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị
lôi kéo và dễ bị kích động… Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ
chế thị trường đi đôi với sự bùng nổ công nghệ thông tin, thế hệ trẻ thường
xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, họ luôn bị
đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó
khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Điều này làm cho thế hệ trẻ có nhiều
biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, có
thể bị lôi cuốn vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, lai căng, thực
dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách đặc biệt khi các em phải vào ở
trong trường trong suốt thời gian đi học, không có sự quản lí của cha mẹ. Mặt
khác đối với học sinh các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, các
em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đến học và tham
gia các hoạt động tại trường mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, thiếu kĩ
năng thực hành, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đối phó
với những khó khăn trong cuộc sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, kĩ năng tham
gia sử dụng mạng xã hội. Vì vậy đòi hỏi phải trang bị và rèn luyện những kỹ
2
năng sống cơ bản, cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối
với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và tổ quốc; giúp các em có khả
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn,
hài hoà và lành mạnh, để các em có thể tự tin tham gia vào cuộc sống đa dạng
hiện nay và thích nghi với những thay đổi của xã hội.
Yên Bái là tỉnh trung du miền núi, đồng bào dân tộc chiếm tỉ lệ tương đối
nhiều và còn duy trì nhiều tập tục lạc hậu. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
những năm gần đây có nhiều có nhiều chuyển biến, đời sống của nhân dân
ngày một nâng lên. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các vùng miền vẫn còn nhiều
khoảng cách. Con em của đồng bào đa số lớn lên theo cách tự do nhất, không
có bất cứ một sự uốn nắn nào để hình thành thói quen làm việc và học tập khoa
học. Các em có thói quen trong gia đình thích làm gì thì làm, thích đi học thì đi,
thích nghỉ học thì nghỉ một cách tự do không có sự can thiệp của gia đình.
Đến nay số lượng học sinh bán trú cấp trung học cơ sở được ở trong
trường trong toàn huyện lên tới 419 em, đây là một khó khăn rất lớn đối với đội
ngũ quản lí, giáo viên các trường có học sinh bán trú do không được hưởng các
chế độ của trường phổ thông dân tộc bán trú nhưng phải làm công việc của
trường phổ thông dân tộc bán trú.Học sinh bán trú trong trường trung học cơ sở
huyện Lục Yên, ngoài thời gian lĩnh hội kiến thức trên lớp, các em còn tham
gia nhiều hoạt động như học tập, vui chơi và những hình thức sinh hoạt khác
trong môi trường gia đình, môi trường xã hội, môi trường mạng xã hội một
cách tự do mà không có sự quản lí của người lớn. Những hoạt động đó có ảnh
hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển nhân cách các em. Do đó,
trách nhiệm trong công tác giáo dục tự quản để học sinh biết sắp xếp thời gian
một cách hợp lí là hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với học sinh bán
trú, khi các em xa sự quản lí, bao bọc của gia đình.
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện Lục
Yên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên, việc giáo dục cho học
3
sinh bán trú năng lực tự chủ, tự học còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả như
mong muốn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: một bộ phận giáo viên chủ
nhiệm lớp không biết tiếng dân tộc, chưa nắm được phong tục, tập quán cũng
như tâm, sinh lí đối với học sinh dân tộc; Một số giáo viên chủ nhiệm lớp đề
cao dạy kiến thức trên lớp, chưa coi trọng việc giáo dục toàn diện, rèn luyện
các kĩ năng khác cho học sinh; một bộ phận khác giáo dục học sinh theo kinh
nghiệm, thiếu lí luận, vận dụng còn máy móc, cứng nhắc trong nhiều tình
huống dẫn đến hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, còn có nguyên nhân liên quan đến
yếu tố biện pháp, cách thức quản lý của cán bộ quản lý đôi khi chưa thực sự
khoa học.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lí hoạt động giáo
dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành
Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục năng lực Tự chủ, tự học của học sinh bán trú cấp trung học cơ sở
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ
sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh bán trú cấp THCS trên địa bàn huyện.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở
trường trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học
sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.