Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lí hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường trung học cơ sở quận liên chiểu thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
162
Kích thước
25.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1906

Quản lí hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường trung học cơ sở quận liên chiểu thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI DUY QUỐC

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA

HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI DUY QUỐC

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA

HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS TRẦN XUÂN BÁCH

Đà Nẵng - Năm 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Bùi Duy Quốc, học viên lớp Quản lý Giáo dục K37. Tôi xin cam đoan

luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần

Xuân Bách - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công

trình nào khác.

Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Bùi Duy Quốc

ii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÊN ĐỀ TÀI: “QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA

HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LIÊN CHIỂU

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”

Ngành: Quản lý giáo dục Họ tên học viên: BÙI DUY QUỐC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Xuân Bách

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:

1. Những kết quả chính của luận văn

Dựa trên cơ sở lý luận, kết quả kháo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động trải

nghiệm cho học sinh tại các trường trung học cơ sở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; Hoạt

động trải nghiệm là hình thức tổ chức dạy học và giáo dục có sức hấp dẫn đặc biệt với học sinh.

Có thể nói đây là một hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng, củng cố, nâng cao kiến

thức cho học sinh, hình thành và phát triển cho các em kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết. Quản

lý HĐTN được tiến hành theo các chức năng của hoạt động quản lý, đồng thời cần đảm bảo tính

hiệu quả thiết thức, thu hút học sinh tham gia, phát huy được những yếu tố ảnh hưởng tích cực,

khắc phục những yếu tố ảnh hưởng chưa tốt.

Sau khi nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề tài luận văn đã đưa ra 4 biện pháp nhằm quản lí

tốt hơn hoạt động này. Các biện pháp đề xuất được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả

thi, kết quả khảo nghiệm cho thấy bốn biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và khả thi

các biện pháp đề xuất bao gồm:

Chỉ đạo xây dựng chương trình (mục tiêu, nội dung, phương pháp) HĐTN thông qua hoạt

động ngoài giờ lên lớp.

Đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm của học sinh ở trường THCS.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức HĐTN cho học sinh.

Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện HĐTN.

Các biện pháp trên phải được tiến hành song song, không nên coi nhẹ biện pháp nào, từ đó

mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn có tính khoa học và thực tiễn, đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, hệ thống hóa

các nghiên cứu trong và ngoài nước, xác định được các khái niệm công cụ làm cơ sở cho nghiên cứu

lý luận, chỉ ra được nội dung lý luận về hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Luận văn đã khảo sát,

mô tả và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm; từ đó, rút ra những mặt mạnh, mặt

yếu của hoạt động này, đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của hoạt động

trải nghiệm tại các trường THCS quận Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng.

3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng trong quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh

tại các trường THCS quận Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng; đồng thời theo dõi kết quả phản hồi để

đánh giá thêm tính ứng dụng của đề tài làm cơ sở cho việc nghiên cứu, áp dụng rộng hơn của đề tài.

4. Từ khóa: Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường THCS quận Liên

Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài

PGS.TS Trần Xuân Bách Bùi Duy Quốc

iii

INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS.

TOPIC NAME: “EXPERIENCE OPERATION MANAGEMENT

PUPILS AT THE SECONDARY SCHOOLS IN LIEN CHIE DISTRICT,

DA NANG CITY”

Sector: Educational Administration.

Full name of student: BUI DUY QUOC.

The scientific instructor: Assoc.Prof., Dr. Tran Xuan Bach

Training institution: University of Education - University of Danang

Summary:

1. The main results of the thesis

Based on the theoretical basis, survey results, analysis and assessment of the status of the

experience activities for pupils at secondary schools in Lien Chieu district, Da Nang city; Experimental

activities are forms of teaching and educational organization that have a special attraction to pupils. It

can be said that this is an activity that has a great effect in expanding, consolidating and improving

knowledge for pupils, forming and developing for them the necessary knowledge, skills and attitudes.

The management of experiential activities is conducted according to the functions of management

activities, at the same time it is necessary to ensure practical effectiveness, attract pupils to participate,

promote positive influencing factors and overcome the influencing factors are not good.

After studying the theory and the current situation, the thesis topic has given 4 measures to better

manage this activity. The proposed measures are tested for their necessity and feasibility, the test results

show that four proposed measures are assessed as necessary and feasible, including:

Directing the development of the program (objectives, contents, methods) of experience activities

through after-school activities.

Diversify the forms of pupils experience in secondary school.

Strengthen inspection and assessment of the organization of experiential activities for pupils.

Ensuring the conditions and means to perform the experiential activity.

The above measures must be conducted in parallel, no one should be underestimated, in order to

achieve the desired effect.

2. The scientific and practical significance of the thesis

The thesis is scientific and practical, has contributed to clarify the theoretical basis, systematize

domestic and foreign studies, identify instrumental concepts as the basis for theoretical research, only

out the theoretical content about the experiential activity for pupils. Thesis surveyed, described and

properly assessed the actual management of experience activities; From there, draw out the strengths

and weaknesses of this activity, and at the same time propose specific solutions to improve the

effectiveness of the experiential activity at Lien Chieu Secondary School, Da Nang City.

3. The next research direction of the topic

The research results of the topic can be applied in the management of experience activities for

pupils at Secondary schools in Lien Chieu district, Da Nang city; at the same time monitoring feedback

results to further evaluate the applicability of the topic as a basis for research and wider application of

the topic.

4. Keywords: Managing pupil experience activities at secondary schools in Lien Chieu district,

Da Nang city.

Certified by scientific instructor

Assoc.Prof. Dr. Tran Xuan Bach

Student

Bui Duy Quoc

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................3

5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4

7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................5

9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA

HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ..................................................6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................6

1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm của học sinh......................................6

1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh.........................8

1.2. Các khái niệm chính .................................................................................................9

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.............................................9

1.2.2. Trải nghiệm.................................................................................................11

1.2.3. Hoạt động trải nghiệm ................................................................................11

1.2.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường THCS ....................12

1.3. Lý luận về hoạt động trải nghiệm của hoc sinh trường THCS...............................14

1.3.1. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông

.......................................................................................................................................14

1.3.2. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm..................................................................15

1.3.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm.................................................................16

1.3.4. Phương pháp hoạt động trải nghiệm...........................................................17

1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ...................................................19

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm ..................................................19

1.3.7. Các điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm ........................................21

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường THCS................................21

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm ....................................................21

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm ....................................................22

1.4.3. Quản lý phương pháp hoạt động trải nghiệm .............................................23

1.4.4. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ......................................26

1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm .....................................27

1.4.6. Quản lý các điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm............................28

v

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh

trường THCS .................................................................................................................28

1.5.1. Yếu tố khách quan ......................................................................................28

1.5.2. Yếu tố chủ quan ..........................................................................................30

Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................32

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HIỆN NAY

Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.........33

2.1. Khái quát quá trình khảo sát...................................................................................33

2.1.1. Mục đích khảo sát.......................................................................................33

2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................33

2.1.3. Đối tượng khảo sát......................................................................................33

2.1.4. Phương pháp khảo sát.................................................................................33

2.2. Khái quát về địa bàn khảo sát.................................................................................33

2.2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng 33

2.2.2. Vài nét về tình hình phát triển giáo dục cấp THCS quận Liên Chiểu, thành

phố Đà Nẵng..................................................................................................................36

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS ..............................38

2.3.1. Thực trạng về mục tiêu hoạt động trải nghiệm...........................................38

2.3.2. Thực trạng về nội dung hoạt động trải nghiệm...........................................39

2.3.3. Thực trạng về phương pháp hoạt động trải nghiệm....................................40

2.3.4. Thực trạng về hình thức tổ chưc hoạt động trải nghiệm.............................40

2.3.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm............................41

2.3.6. Thực trạng về các điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm..................42

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS .................43

2.4.1. Thực trạng về quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm..............................43

2.4.2. Thực trạng về quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm..............................45

2.4.3. Thực trạng về quản lý phương pháp hoạt động trải nghiệm.......................46

2.4.4. Thực trạng về quản lý hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm................47

2.4.5. Thực trạng về quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm...............49

2.4.6. Thực trạng về quản lý các điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm.....51

2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN ở trường THCS quận Liên

Chiểu, thành phố Đà Nẵng ............................................................................................52

2.6. Đánh giá chung về thực trạng.................................................................................55

2.6.1. Những điểm mạnh ......................................................................................55

2.6.2. Những điểm yếu..........................................................................................56

2.6.3. Nguyên nhân ...............................................................................................57

2.6.4. Các vấn đề cần giải quyết ...........................................................................57

Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................................57

vi

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRONG CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

.......................................................................................................................................59

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp của HĐTN..............................................................59

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................................59

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................................59

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ...............................................................59

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................60

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .............................................................60

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường THCS

quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ...........................................................................60

3.2.1. Chỉ đạo xây dựng chương trình HĐTN thông qua hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp......................................................................................................................60

3.2.2. Quản lí việc tổ chức, thực hiện chương trình HĐTN .................................63

3.2.3. Bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội trong việc tổ chức các

HĐTN ............................................................................................................................69

3.2.4. Quản lí học sinh trong việc tham gia các HĐTN .......................................70

3.2.5. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục

về tầm quan trọng của HĐTN .......................................................................................71

3.2.6. Đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm của học sinh ở trường THCS .......77

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức HĐTN cho học sinh ......79

3.2.8. Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện HĐTN .........................80

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................................82

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................83

3.4.1. Mục đích, đối tượng khảo nghiệm..............................................................83

3.4.2. Cách đánh giá..............................................................................................83

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được

đề xuất............................................................................................................................83

Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................................85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................90

PHỤ LỤC ....................................................................................................................pl1

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BGH Ban giám hiệu

CBQL Cán bộ quản lý

CMHS Cha mẹ học sinh

CSVC Cơ sở vật chất

GD Giáo dục

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GV Giáo viên

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

GVBM Giáo viên bộ môn

HĐGD Hoạt động giáo dục

HĐGDNGLL Hoạt động hoạt động trải nghiệm

HĐTN Hoạt động trải nghiệm

HS Học sinh

KT-XH Kinh tế xã hội

NV Nhân viên

THCS Trung học cơ sở

TPT Tổng phụ trách

UBND Ủy ban nhân dân

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1.

Diện tích, dân số các phường trên địa bàn quận Liên

Chiểu

35

2.2.

Tổng số lớp và học sinh THCS tại địa bàn quận Liên

Chiểu năm học 2019-2020

36

2.3.

Tổng hợp số liệu giáo viên trên địa bàn quận Liên

Chiểu năm học 2019-2020

36

2.4.

Nhận thức về mức độ cần thiết thực hiện mục tiêu tổ

chức HĐTN

38

2.5.

Nhận thức về mức độ cần thiết của các nội dung

HĐTN

39

2.6.

Nhận thức về mức độ cần thiết của phương pháp

HĐTN

40

2.7.

Nhận thức về mức độ cần thiết của hình thức tổ chức

HĐTN

40

2.8.

Nhận thức về mức độ cần thiết việc kiểm tra, đánh giá

kết quả HĐTN

41

2.9.

Đánh giá về thực trạng việc sử dụng có hiệu quả cơ sở

vật chất và các điều kiện thực hiện HĐTN.

42

2.10.

Nhận thức về mức độ và hiệu quả việc thực hiện mục

tiêu tổ chức HĐTN

43

2.11.

Đánh giá về mức độ và hiệu quả của nội dung tổ chức

HĐTN

45

2.12.

Đánh giá về mức độ và hiệu quả của các phương pháp

HĐTN

46

2.13.

Đánh giá về mức độ và hiệu quả của hình thức tổ chức

HĐTN

47

2.14. Thực trạng việc quản lý kiểm tra, đánh giá HĐTN 49

2.15.

Đánh giá về thực trạng quản lý việc sử dụng có hiệu

quả cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện HĐTN.

51

2.16. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN 53

3.1.

Đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất trong quản lý HĐTN ở nhà trường

83

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1.

Nhận thức về mức độ và hiệu quả việc thực hiện mục tiêu tổ

chức HĐTN

44

2.2. Đánh giá về mức độ và hiệu quả của nội dung tổ chức HĐTN 45

2.3. Đánh giá về mức độ và hiệu quả của các phương pháp HĐTN 46

2.4. Đánh giá về mức độ và hiệu quả của hình thức tổ chức HĐTN 48

2.5. Thực trạng việc quản lý kiểm tra, đánh giá HĐTN 50

2.6.

Đánh giá về thực trạng quản lý việc sử dụng có hiệu quả cơ

sở vật chất và các điều kiện thực hiện HĐTN

52

2.7. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN 54

3.1.

ức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất trong quản lý HĐTN ở nhà trường

84

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục và Đào tạo cùng với

Khoa học và Công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong

những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều

kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng

kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu

phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện cho học sinh.

Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Trung ương

8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng "Chuyển mạnh

quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và

phẩm chất người học". Trong đó các phẩm chất và năng lực của học sinh (bao gồm năng

lực chung và năng lực chuyên biệt) sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua các

môn học và hoạt động giáo dục trải nghiệm.

Mục tiêu của nền giáo dục nước ta được xác định rất rõ trong Luật giáo dục. Tại

Điều 2, Luật Giáo dục năm 2019 đã nêu “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện

con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp;

có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung

thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng

sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân

tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới (Ban hành kèm theo Thông tư số

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

đã chỉ ra mục tiêu chung đó là: Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm

hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm

sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương,

đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các

giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.[5]

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề cập: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là

tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát

hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử,

đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến

thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt

đời”.[17]

2

Chúng ta đã biết giáo dục phổ thông trang bị cho mỗi cá nhân sự đầy đủ và toàn

diện kiến thức của nhiều lĩnh vực và các kỹ năng thái độ sống cần có để họ có thể bước

vào cuộc sống xã hội sau này. Những nội dung giáo dục này được thực hiện thông qua

các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Theo định hướng chương trình giáo dục

phổ thông mới, các mục tiêu của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực

hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi là hoạt động trải nghiệm. Như vậy, HĐTN sẽ

thực hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các HĐGDNGLL, hoạt động tập thể, sinh

hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp…và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục

của giai đoạn mới. Giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến lớp 9. Ở giai đoạn

giáo dục cơ bản, chương trình HĐTN tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân

cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các

hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ

chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này,

mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng

lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm. Khi học sinh

được tự hoạt động, tự trải nghiệm khám phá các em sẽ tự chiếm lĩnh các kỹ năng sống

hết sức quan trọng trong học tập và trong cuộc sống của bản thân học sinh. HĐTN đối

với học sinh THCS có nhiều thú vị nhưng cũng không ít phức tạp, đòi hỏi phải có sự

khéo léo, kịp thời, đúng đắn, lôi cuốn các em hoạt động, nhằm phát huy khuynh hướng

tự lập, sáng tạo, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật. Vì vậy, có thể nói HĐTN giữ

vi ̣ trí đặc biệt quan trọng trong quá trình rèn luyện nhân cách, hình thành phẩm chất,

năng lực cho học sinh; HĐTN góp phần định hướng, điều chỉnh hoạt động giáo dục đạt

hiệu quả cao. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục

(nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như hoạt

động hoạt động trải nghiệm , hoạt động tập thể… Hoạt động trải nghiệm bên cạnh việc

giúp học sinh bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp còn phải hình thành

cho học sinh thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và

ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật… Vì vậy đòi hỏi

học sinh phải được tham gia các HĐTN để giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm

đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích

cực trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia

đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh, để

chúng có thể tự tin tham gia vào cuộc sống đa dạng hiện nay và thích nghi với những

thay đổi của xã hội.

Tuy nhiên trên thực tế, các giờ hoạt động trải nghiệm đã được thực hiện không

đúng mục đích, có khi biến thành giờ chơi của học sinh hay giờ hoạt động tập thể. Giáo

viên tổ chức hoạt động cho học sinh nhưng không rõ hoạt động đó sẽ hướng tới hình

thành những năng lực gì của các em, các hình thức tổ chức còn chưa phong phú. Học

sinh thường được chỉ định, phân công tham gia một cách bị động, không phải tất cả học

3

sinh đều được tham gia, giáo viên không giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng học sinh trong

từng hoạt động và cũng không bao quát được toàn bộ học sinh tham gia. Ngoài ra việc

kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm không được tiến hành thường xuyên,

không phục vụ để đánh giá kĩ năng, năng lực và phẩm chất cá nhân học sinh. Điều đó

không phù hợp với một chương trình định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học

sinh, cần phải thay đổi. Nhận thức được những điểm yếu của hoạt động trải nghiệm hiện

tại và hiểu được ý nghĩa, vai trò của HĐTN trong chương trình giáo dục phổ thông mới,

tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường

THCS thuộc quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng” nhằm đề ra một số biện pháp quản

lý việc thực hiện chương trình HĐTN sắp tới.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản

lý HĐTN trong và ngoài giờ lên lớp tại các trường THCS thuộc quận Liên Chiểu, thành

phố Đà Nẵng, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thông qua trải nghiệm trong

nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hộng trải nghiệm của học sinh trong các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường THCS quận Liên Chiểu,

thành phố Đà Nẵng.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐTN của học sinh các trường THCS.

4.2. Đánh giá thực trạng HĐTN và quản lý HĐTN của học sinh các trường THCS

thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

4.3. Đề xuất biện pháp quản lý HĐTN tại các trường THCS thuộc quận Liên Chiểu,

thành phố Đà Nẵng.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, các trường THCS chưa xác định được hoạt động trải nghiệm của học

sinh THCS là một trong những con đường giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất

cho học sinh một cách hiệu quả; là yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay để thực hiện

mục tiêu giáo dục những con người năng động, tự chủ nhân văn và sáng tạo

Nếu xác định được các cơ sở lý luận phù hợp và phân tích đánh giá đúng thực trạng

quản lý HĐTN, nếu có biện pháp quản lý HĐTN đồng bộ, huy động được sức mạnh của

toàn thể giáo viên, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, ở các trường THCS của quận

Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng … thì hoạt động này sẽ góp phần giáo dục toàn diện

cho học sinh, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất năng lực của người

công dân, sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý HĐTN phù hợp, có tính khả thi, để

khắc phục được các bất cập giúp HS phát triển toàn diện năng lực phẩm chất góp phần

4

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các trường THCS quận Liên Chiểu, thành

phố Đà Nẵng.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp của học sinh tại các trường THCS quận Liên Chiểu, thành phố Đà

Nẵng từ năm 2018 đến nay.

6.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận, các văn bản pháp

qui, các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục, quản lý giáo dục THCS,

công tác quản lý HĐTN cho học sinh THCS quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Từ

đó xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Xây dựng bảng hỏi với những câu hỏi đóng và mở dành để xin ý kiến đánh giá của

CBQL, GV, học sinh, CMHS về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực trạng

quản lý và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm.

7.2.2. Phương pháp quan sát

Tham gia và quan sát học sinh, giáo viên trong các hoạt động trải nghiệm để thu

thập thông tin về tính tích cực và thái độ tham gia hoạt động của học sinh, cách thức tổ

chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên, qua đó có cơ sở thực tiễn để phân tích sâu

thực trạng.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh để có thêm thông tin cho

việc đánh giá thực trạng quản lý, tổ chức các HĐTN.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về

chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa

đáng trong việc đánh giá thực trạng và trong việc đề xuất các biện pháp.

7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên, sản phẩm

hoạt động trải nghiệm của học sinh… từ đó rút ra được những nhận xét về thực trạng tổ

chức hoạt động trải nghiệm và thực trạng quản lý HĐTN ở các trường THCS quận Liên

Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

7.3. Phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp thống kê trong toán học: Sau khi thu thập số liệu, tổng hợp các dữ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!