Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lí hoạt động phong trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận cẩm lệ thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
236
Kích thước
9.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1867

Quản lí hoạt động phong trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận cẩm lệ thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUANG VŨ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH CỦA CÁC

TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8 140114

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VIỆT PHÚ

Phản biện 1:

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh

Phản biện 2:

TS. Võ Trung Minh

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày

16 tháng 02 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2016 – 2020 được

thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác

định:"Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản,

toàn diện nên giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,

xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế

quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt. Tập

trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo

đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập

nghiệp." Trong môi trường giáo dục ở nước ta hiện nay đa phần học

sinh đều tham gia tổ chức Đoàn Thanh niên. Trong những nỗ lực

chung, công tác Đoàn và phong trào thanh niên đã có nhiều bước phát

triển và đạt được những thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc quản

lý các hoạt động phong trào còn nhiều lúng túng, chưa đi sâu vào thực

tiễn, đôi khi còn hình thức, dẫn tới hiệu quả của một số hoạt động còn

chưa cao, chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục cho học sinh. Điều

này đòi hỏi Đoàn thanh niên – Hội LHTN của nhà trường cần phải có

nhiều hoạt động phong trào có hiệu quả để thu hút, định hướng, giáo

dục kỹ năng cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình

đào tạo,giáo dục trong nhà trường

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị- xã

hội của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch

Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những

thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh. Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng cộng sản

Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ

nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp

của tuổi trẻ, là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên

và các tổ chức thanh niên Việt Nam. Đoàn là thành viên của hệ thống

2

chính trị hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước

cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận

thức được vai trò, vị trí của thanh niên, đã có những chính sách cụ thể

để phát huy những tiềm năng, thế mạnh của thanh niên, để thanh niên

có đóng góp xứng đáng trong tiến trình cách mạng của dân tộc. Bước

vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước những biến đổi nhanh

chóng của tình hình thế giới, Đảng ta một lần nữa khảng định: Sự

nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ XXI

có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng

Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không

phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn

luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân

tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Đúng như Bác Hồ đã nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì

lợi ích trăm năm thì phải trồng Người”, vì vậy vấn đề thanh niên phải

đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực

của con ngườiĐà nẵng là một thành phố trọng điểm trong quy hoạch

phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, có vị trí điạ lý đặc biệt, có núi,

có biển, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch

vụ... Bên cạnh đó phát sinh vấn đề phức tạp, gây nhiều khó trong quản

lý văn hóa xã hội và giáo dục thanh, thiếu niên.

Dưới góc độ quản lý phong trào thanh niên của một Quận Cẩm

Lệ - Đà Nẵng, chúng tôi có nhiều trăn trở về những nguyên nhân lệch

lạc trong lối sống của thanh, thiếu niên, học sinh, có những suy tư về

những biện pháp giáo dục chưa có hiệu quả của Đoàn Thanh niên ở các

trường trung học phổ thông hiện nay.

Do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động phong

trào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của các trường THPT

trên địa bàn Quận Cẩm Lệ Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt

nghiệp của mình.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt

động phong trào Đoàn thanh niên của các trường THPT trên địa bàn

Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà nẵng, đề xuất những biện pháp quản lý

góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

trong các trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu. Quản lý các hoạt động phong trào

Đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của các trường THPT

trên địa bàn Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà nẵng

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phong trào

đoàn thanh niên trong các trường trung học phổ

5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phong trào đoàn thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh của các trường THPT trên địa bàn quận

Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phong trào Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh của các trường THPT trên địa bàn quận Cẩm Lệ,

thành phố Đà Nẵng. trong giai đoạn hiện nay.

5. Phạm vi nghiên cứu. Luận văn được chúng tôi tập trung làm

rõ các vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động Đoàn và quản lý hoạt động

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Khảo sát thưc trạng hoạt động phong trào Đoàn Thanh Niên của

3 trường THPT trên địa bàn Quận Cẩm Lệ TPĐN từ 2015 đến 2018.

Biện pháp QL hoạt động phong trào Đoàn TN CSHCM quận

Cẩm Lệ - Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2023.

6. Giả thuyết khoa học. Công tác quản lý các hoạt động phong

trào đoàn TNCS Hồ Chí Minh của các trường THPT trên địa bàn Quận

Cẩm Lệ, Thành phố Đà nẵng còn nhiều bất cập, chưa đi sâu vào thực

tiễn, đôi khi còn hình thức dẫn tới hiệu quả của một số hoạt động còn

4

chưa cao, chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục cho học sinh. Nếu đề

xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phong trào phù hợp thì sẽ

nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào và chất lượng giáo dục cho học

sinh trong các trường THPT trên địa bàn.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Đề tài sử dụng

các phương pháp lý luận sau đây để xử lý khung lý thuyết của đề tài:

Phân tích, tổng hợp từ các công trình đã có và các tài liệu thu thập

nhằm hệ thống hoá khái niệm và các nội dung cơ bản về quản lý hoạt

động phong trào của Đoàn thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Áp dụng khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp điều tra viết: Bằng việc xây dựng hệ thống câu

hỏi, điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động

phong trào của Đoàn thanh niên, từ đó khắc phục những hạn chế và

phát huy những mặt mạnh nhằm thực hiện tốt vai trò quản lý hoạt động

phong trào Đoàn.

- Phương pháp phỏng vấn: Hỏi ý kiến trực tiếp các đối tượng

khảo

- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này nhằm tiếp

cận và xem xét các hoạt động quản lý hoạt động phong trào, qua đó tìm

hiểu thực trạng công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động phong trào của

Đoàn trong thời gian qua.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở quan sát, đánh

giá thực tiễn việc thực hiện vai trò quản lý hoạt động phong trào đoàn

thanh niên trong 5 năm trở lại đây, đề tài nghiên cứu tổng kết, đánh giá

đúng thực trạng để đưa ra những biện pháp đổi mới hiệu quả trong công

tác quản lý hoạt động phong trào đoàn thanh niên.

7.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ

- Phương pháp toán thống kê: Để xử lý kết quả điều tra, khảo sát.

- Phương pháp chuyên gia: Dùng để tham khảo ý kiến chuyên gia

về tính cấp thiết và tính khả thi

5

8. Cấu trúc luận văn

- Phần mở đầu

- Phần nội dung gồm ba chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phong trào

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong trường trung học phổ

thông

+ Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phong trào Đoàn

thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của các trường THPT trên địa bàn

quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

+ Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phong trào Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh của các trường THPT trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành

phố Đà Nẵng.

- Kết luận và khuyến nghị

- Phụ lục

- Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH CỦA CÁC TRƯỜNG THPT

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2. Các khái niệm chính

1.2.1. Quản lý

Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng,

điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới

quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ

chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát.

1.2.2. Hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên

Hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên là các hoạt động

mang tính rộng lớn với mục tiêu thu hút đông đảo thanh niên tham gia.

1.2.3. Quản lý hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên

Quản lý hoạt động phong trào đoàn thanh niên là sự tác động

6

của chủ thể lên các hoạt động phong trào Đoàn thanh niên, góp phần

đạt được các mục tiêu của tổ chức Đoàn thanh niên, thực hiện tốt các

chức năng của tổ chức Đoàn là định hướng tư tưởng, nâng cao chất

lượng giáo dục cho đoàn viên thanh niên, tạo môi trường rèn luyện

thanh niên vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì

tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.

1.3. Hoạt động phong trào của đoàn thanh niên trong trường

THPT

1.3.1. Ý nghĩa của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên đối

với công tác giáo dục học sinh THPT

1.3.2. Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thanh niên trong trường

THPT

1.3.3. Nội dung hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong

trường THPT

Nội dung hoạt động Đoàn trong các nhà trường được biểu hiện

cụ thể thông qua các kế hoạch, chương trình hoạt động phong trào

thanh niên và các mặt công tác của Đoàn (công tác giáo dục đạo đức,

công tác xây dựng tổ chức Đoàn, công tác đoàn kết tập hợp thanh

niên…) được Đại hội cấp Đoàn trường biểu quyết nhất trí và điều hành

thông qua Ban Chấp hành Đoàn trường, Ban Thường vụ Đoàn trường.

Triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học

tập và làm theo lời Bác”:

1.3.3.1. Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên học tập chuyên đề

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết

sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”

1.3.3.2. Xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị trong các nhà

trường

1.3.3.3. Xung kích tình nguyện vì cộng đồng

1.3.3.4. Xung kích giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã

hội, bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa

1.3.3.5. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình

độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; mưu sinh, lập nghiệp

7

1.3.3.6. Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao sức khỏe

thể chất, đời sống văn hóa tinh thần

1.3.3.7. Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kỹ năng

thực hành xã hội, đẩy mạnh công tác quốc tế thanh niên

1.3.3.8. Nâng cao vai trò nòng cốt chính trị đối với hoạt động

của Hội Học sinh Việt Nam, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh

niên trường học

1.3.3.9. Xây dựng Đoàn vững về chính trị, mạnh về tổ chức

1.3.4. Các hình thức hoạt động phong trào của đoàn viên

thanh niên trong trường THPT

1.3.4.1. Ba phong trào phát huy thanh niên trong xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc

Phong trào thanh niên tình nguyện

Phong trào tuổi trẻ sáng tạo

Phong trào Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc

1.3.4.2. Ba chương trình đồng hành

- Chương trình đồng hành với thanh thiếu nhi trong học tập,

nghiên cứu khoa học, làm chủ công nghệ

- Chương trình đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập

nghiệp

- Chương trình đồng hành với thanh thiếu nhi phát triển kỹ

năng xã hội, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần

1.4. Quản lý hoạt động phong trào đoàn thanh niên của các

trường THPT

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động phong trào đoàn thanh niên

trường THPT

1.4.2. Quản lý nội dung tổ chức hoạt động phong trào đoàn

thanh niên trường THPT

a. Quản lý về chính sách đường lối phong trào

b. Quản lý công tác tổ chức các phong cách mạng phát huy

thanh niên trường học trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc

c. Quản lý tổ chức thực hiện các chương trình đồng hành

8

1.4.3. Quản lý các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt

động phong trào đoàn thanh niên trường THPT

a. Triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt

Nam học tập và làm theo lời Bác”

b. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình “Thắp sáng ước mơ

tuổi trẻ Việt Nam”; tăng cường các hoạt động giáo dục chính trị tư

tưởng, truyền thống, đạo đức- lối sống, pháp luật cho thanh niên

trường học

c. Quản lý phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và

bảo vệ Tổ quốc

d. Quản lý phong trào 4 đồng hành với thanh niên mưu sinh, lập

nghiệp

1.4.4. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phong

trào đoàn thanh niên của các trường THPT

1.4.5. Quản lý sự phối hợp của các trường và quận Đoàn Cẩm Lệ

Tiểu kết chương 1

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐOÀN

TNCS HỒ CHÍ MINH CỦA CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA

BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích điều tra

Công tác quản lý các hoạt động phong trào đoàn thanh niên còn

nhiều hạn chế, chưa đi sâu vào thực tiễn, đôi khi còn hình thức dẫn tới

hiệu quả thực tiễn một số hoạt động còn chưa cao, chưa đáp ứng được

nhiệm vụ giáo dục cho học sinh và nhiệm vụ của Đoàn Thanh Niên

Cộng Sản Hồ Chí Minh, đặc biệt là khu vực trường THPT tại Quận

Cẩm Lệ. Để làm làm rõ thực trạng phong trào đoàn tại các trường

THPT trong địa bàn Quận Cẩm Lệ, tác giả tiến hành điều tra nhằm mục

đích thống kê, phân tích tình hình thục trạng, rút ra những hạn chế.

Cuối cùng từ kết quả điều tra đề xuất các biện pháp quản lý như xây

9

dựng kế hoạch hoạt động, quản lý nội dung hoạt động, quản lý mục tiêu

của từng hoạt động cũng như của phong trào, quản lý thành phần tham

gia hoạt động phong trào, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá, khen

thưởng… thì sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động phong trào của học

sinh THPT tại Quận Cẩm Lệ.

2.1.2. Đối tượng điều tra học sinh

Giới hạn về đối tượng điều tra: Cán bộ đoàn, giáo viên, học sinh

đã gia nhập đoàn TNCS. Cụ thể:

- Cán bộ đoàn: 30 người

- Giáo viên làm công tác chủ nhiệm: 30 người

- Học sinh: 200 người

2.1.3. Nội dung điều tra

- Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS và PH về hoạt động

của tổ chức Đoàn thanh niên

- Thực trạng các biện pháp quản lý của Ban Chấp hành Đoàn

trường đối với hoạt động phong trào

- Thực trạng kết quả hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên

của các trường THPT trên địa bàn quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng

2.1.4. Phương pháp điều tra

- Phương pháp điều tra bảng câu hoi: bằng việc xây dựng

hệ thống câu hỏi, điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản lý

hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên tại các trường THPT trên địa

bàn quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng, từ đó khắc phục những hạn chế và phát

huy những mặt mạnh nhằm thực hiện tốt vai trò quản lý hoạt động

phong trào Đoàn.

- Phương pháp phỏng vấn: hỏi ý kiến trực tiếp các đối tượng

khảo sát từ đó có thể quan sát dễ dàng và khách quan các đối tượng

khảo sát mà không sợ bị lầm lẫn quá nhiều. Mặt khác, các đối tượng

khảo sát sẽ cảm thấy tự nhiên hơn, và có dịp đưa ra những quan niệm,

những ý tưởng cùng những nhận xét của họ.

Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu khảo sát được, dùng

thống kê mô tả và thống kê suy luận rút ra các kết luận cần thiết.

10

2.2. Vài nét về các trường THPT trên địa bàn quận Cẩm Lệ

2.3. Thực trạng hoạt động phong trào đoàn thanh niên của

trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS và PH về hoạt

động của tổ chức Đoàn thanh niên

2.3.3. Thực trạng các biện pháp quản lý của Ban Chấp hành

Đoàn trường đối với hoạt động phong trào

Bảng 2.1. Đánh giá về mức độ cần thiết sử dụng các BPQL HĐPT

N = 200

Các biện pháp quản lý

Mức độ

X

Thứ

bậc Cần thiết Bình

thường

Không

cần thiết

SL % SL % SL %

Tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của

học sinh 193 96,5 7 3,5 2,97 1

Quản lý xây dựng nội dung, hình thức

tổ chức hoạt động 170 85 30 15 2,85 7

Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất

phục vụ cho HĐPT Đoàn 186 93 14 7 2,93 4

Bồi dưỡng, tập huấn năng lực cho cán

bộ tổ chức HĐPT Đoàn 190 95 10 5 2,95 2

Quản lý mục tiêu hoạt động phong

trào 168 84 32 16 2,84 8

Quản lý kế hoạch hoạt động 176 88 24 12 2,88 6

Quản lý công tác xã hội hoá hoạt động 189 94,5 11 5,5 2,94 3

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá 180 90 20 10 2,9 5

2.3.4. Thực trạng kết quả hoạt động phong trào của Đoàn

Thanh niên của các trường THPT trên địa bàn quận Cẩm Lệ, TP Đà

Nẵng

Bảng 2.2. Đánh giá mức độ tổ chức các hoạt động phong trào của HS

Nội dung

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL %

Hoạt động các ngày lễ lớn 144 72 56 28

Hoạt động tình nguyện 102 51 80 40 18 9

Hoạt động văn hoá, văn

nghệ, thể dục thể thao 145 72,5 55 27,5

Hiến máu nhân đạo 93 46,5 92 46 5 2,5

Sinh hoạt câu lạc bộ 65 32,5 87 43,5 48 24

11

Giữ gìn an toàn giao thông 96 48 72 36 32 16

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ tổ chức các hoạt động phong trào

của giáo viên

Nội dung

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL %

Hoạt động các ngày lễ lớn 24 80 6 20

Hoạt động tình nguyện 20 70 10 30

Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể

dục thể thao 27 90 3 10

Hiến máu nhân đạo 15 50 15 50

Sinh hoạt câu lạc bộ 9 30 18 60 3 10

Giữ gìn an toàn giao thông 6 20 21 70 3 10

e. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng

f. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội

Bảng 2.4. Kết quả phân loại đoàn viên

Xếp loại

Năm học

2014 - 2015

(6.571 ĐV)

Năm học

2015 - 2016

(7.314ĐV)

Năm học

2016 - 2017

(8.267 ĐV)

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

Xuất sắc 3.841 58.45% 4.043 55.07% 4.011 48.52%

Khá 2.621 39.89% 3.036 41.51% 3.540 42.48%

TB 73 1.11% 168 2.30% 470 5.69%

Yếu 36 0.55% 57 1.12% 246 2.29%

g. Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phong trào đoàn thanh

niên của các trường THPT trên địa bàn quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu

2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung tổ chức hoạt động

2.3.3. Thực trạng quản lý các hình thức và phương pháp tổ

chức hoạt động

a. Công tác giáo dục, tuyên truyền

b. Tổ chức các phong trào phát huy vai trò thanh niên trường

học trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Bảng 2.6. Kết quả phân loại chi đoàn trường THPT tại Quận

2.3.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt

động

12

2.4. Đánh giá chung thực trạng

2.4.1. Những thành tự đạt được

2.4.2. Những mặt còn hạn chế

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

a. Nguyên nhân chủ quan

b. Nguyên nhân khách quan

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO

ĐOÀN THANH NIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN

ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Các nguyên tắc chung xây dựng biện pháp

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục THPT

Tất cả các biện pháp tác động (ảnh hưởng giáo dục) phải hướng

vào việc xây dựng mẫu người mà giáo dục đã đặt ra, đó là những nhân

cách phát triển toàn diện, cân đối cả phẩm chất và năng lực, cả đức và

tài.

Đoàn thanh niên với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội, do vậy

nhiệm vụ trước tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho

đoàn viên thanh niên về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, công tác đoàn trong các trường còn phải trang bị

cho học sinh hiểu biết sâu sắc về quan điểm, đường lối đổi mới của

Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

và đặc biệt là giáo dục đào tạo,... giúp nhanh chóng nắm bắt được

những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục,

trong tình hình mới.

Đoàn Thanh niên trong các trường THPT đóng vai trò to lớn

trong việc tham mưu, phối hợp tổ chức các hoạt động, từ đó giúp học

sinh có những kĩ năng cơ bản trong ứng sử, sinh hoạt tập thể. Đoàn

thanh niên trong các trường luôn luôn xác định mọi hoạt động của

Đoàn trường phải tạo điều kiện và hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên hoàn

13

thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện Đoàn viên, góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh đó, công tác đoàn là một bộ phận quan trọng trong quá

trình rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh mang tính thường xuyên liên

tục. Trong bối cảnh thế giới đang phát triển như vũ bão về thông tin,

khoa học kĩ thuật,... đất nước mở cửa để hội nhập cần có những kĩ

năng phù hợp để thành công trong môi trường làm việc của thế kỉ XXI.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh

lý lứa tuổi

HĐPT có đặc trưng khác với hoạt động học tập văn hoá trên giảng

đường và mang những nét đặc trưng riêng: nội dung, hình thức đa dạng,

phong phú, việc đánh giá định lượng khó định lượng, chưa có tiêu chí cụ

thể, rõ ràng, khó huy động người tham gia tổ chức, quản lý, hoạt động.

Chính vì lý do này mà người tổ chức và quản lý HĐPT phải biết cách lựa

chọn những biện pháp phù hợp, không dùng mệnh lệnh hành chính để

điều hành công việc.

Hơn nữa, học sinh là lớp người luôn có nhiều ước mơ, hoài bão,

tự tin, năng động, luôn có xu hướng thích khám phá, thích giao tiếp và

đặc biệt học sinh cũng là đối tượng rất nhạy cảm với các vấn đề xã hội

và tâm lí dễ kích động… vì thế khi tổ chức và quản lý HĐPT cần lưu ý

đến các yếu tố liên quan đến tâm lý của học sinh, nắm bắt và xây dựng

chương trình phù hợp với tâm lý chung, phát huy những mặt mạnh để

khuyến khích, định hướng theo mục tiêu của tổ chức Đoàn.

3.1.3. Đảm bảo cùng tham gia tổ chức và quản lý hoạt động

phong trào của các đối tượng

Một trong những yêu cầu của hiện nay là phát huy tính tích cực,

sáng tạo của học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức, chủ thể tự trong

các hoạt động chung của nhà trường. Trong HĐPT, có nhiều lực lượng

tham gia nhưng chủ thể chính vẫn là cán bộ Đoàn và đoàn viên, đặc

biệt là cán bộ chi đoàn, các hạt nhân có năng khiếu: văn, thơ, ca hát, thể

dục thể thao… Vai trò chủ thể của học sinh không chỉ thể hiện ở sự

tham gia phong trào mà họ còn là chủ thể với tư cách là những người tổ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!