Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học huyện hòa vang, thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THỊ THÊM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 814 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HUỲNH THỊ TAM THANH
Phản biện 1:
TS. BÙI VIỆT PHÚ
Phản biện 2:
PGS.TS. PHÙNG ĐÌNH MẪN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lí giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm
vào ngày 29 tháng 12 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Tâm lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt
ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra
những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục (GD) thế hệ trẻ và đào
tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc
đổi mới GD là chuyển từ nền GD mang tính hàn lâm, kinh viện, xa
rời thực tiễn sang một nền GD chú trọng việc hình thành năng lực
hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đó cũng
là xu hướng quốc tế trong cải cách dạy học ở nhà trường. Chẳng hạn,
từ những năm cuối thế kỉ XX, nhiều nước phát triển đã công bố chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội những năm đầu thế kỷ mới, mà hạt
nhân của các chiến lược đó là tiến hành cải cách GD (Hàn Quốc,
1988; Pháp -1989; Anh và Mỹ- từ năm 1992,...) Nếu HS được GD
phát triển năng lực chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, chủ động
biết cách sống, làm việc, hợp tác với người khác thì họ sẽ dễ dàng
tồn tại và sống một cách hạnh phúc. Tư tưởng đó chính là xu hướng
đầy thách thức. Đảng và Nhà nước ta cũng đã đặc biệt quan tâm tới
đổi mới GD. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới
đất nước, đổi mới GD chất lượng giáo dục (CLGD) ở cấp Tiểu học và
CLGD nói chung ở nước ta đã có sự khởi sắc, đã đạt được những
thành tựu nhất định.
Trong hệ thống GD nước ta, cấp Tiểu học là bậc học nền tảng.
Ở giai đoạn này, HS cần được cung cấp những kiến thức khoa học cơ
bản nhất, cần được hình thành bước đầu các kỹ năng học tập cơ bảnđể
có thể vững vàng khi học lên các bậc học cao hơn, cần được GD các
giá trị sống cốt lõi, các kỹ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi để hình
thành và phát triển nhân cách. Như vậy, các hoạt động dạy học ở các
2
Trường Tiểu học là vô cùng quan trọng, là cơ sở cho các cấp học, bậc
học cao hơn. Hoạt động này chỉ có thể đạt hiệu quả tốt, đáp ứng mong
đợi của xã hội nếu công tác QL hoạt động dạy học ở Trường Tiểu học
đúng định hướng và có hiệu quả.
Các Trường Tiểu học trên địa bàn thuộc huyện Hòa Vang trong
những năm vừa qua đã không ngừng đổi mới công tác QL hoạt
động dạy học, CLGD toàn diện được nâng cao, đặc biệt CLGD văn
hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học đã đaṭ được
những thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên, chất lượng dạy học, hoạt
động quản lý dạy học vẫn còn chậm đổi mới, chưa toàn diện và còn
nhiều mặt hạn chế.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần nâng cao chất lượng hoạt
động dạy - học và QL dạy học tại các Trường Tiểu học trên địa bàn
huyện Hòa Vang, xuất phát từ quyền lợi của HS được phát triển năng
lực một cách toàn diện phù hợp với yêu cầu của thời đại toàn cầu
hóa, tác giả lựa chọn đề tài “QL hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học tập cho người học tại các Trường
Tiểu học trên địa bàn Huyện Hòa Vang” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QL, quản lí giáo dục
(QLGD) và ĐG thực trạng, luận văn đề xuất các biện pháp đổi mới
công tác QL hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học tập cho HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các
Trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hòa Vang.
3. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
tập của HS.
4. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp QL hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
3
năng lực của HS ở các Trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hòa
Vang.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Các số liệu nghiên cứu năm học 2018-2019 và năm học 2019-
2020 và đề xuất các biện pháp cho giai đoạn năm 2019-2022
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan về QL, QL
hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, các biện
pháp QL hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
6.2. Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động dạy học và
thực trạng QL hoạt động dạy học ở các Trường Tiểu học trên địa bàn
huyện Hòa Vang theo định hướng phát triển năng lực.
6.3. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các
Trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hòa Vang. Khảo sát tính cấp
thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7. Giả thuyết nghiên cứu
8. Các phương pháp (PP) nghiên cứu
8.1. Nhóm PP nghiên cứu lý thuyết
8.2. Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. PP quan sát
8.2.2. PP điều tra bằng bảng hỏi
8.2.3. PP phỏng vấn
8.2.4. PP thu thập số liệu thống kê:
8.2.5. PP tổng kết kinh nghiệm:
8.3. PP xử lý số liệu thống kê
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
4
Chương 1: Cơ sở lý luận về QL hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học tập cho người học ở Tiểu học.
Chương 2: Thực trạng công tác QL hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học tập cho người học ở các Trường
Tiểu học trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Chương 3: Biện pháp QL hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học tập cho người học ở các Trường Tiểu học
trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QL HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP
CHO NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm về QL, QLGD
a) Khái niệm về QL
b) Khái niệm QLGD
1.2.2. Hoạt động dạy học
1.2.3. Khái niệm năng lực
1.2.4. Phát triển năng lực
1.2.5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
1.2.6. QL hoạt động dạy học
1.3. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học tập cho người học trong trường tiểu học
1.3.1. Mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực
cho người học
5
1.3.2. Nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học
1.3.3. PP, hình thức tổ chức DH theo định hướng phát
triển năng lực cho HS
1.3.4. Kiểm tra, ĐG dạy học theo định hướng phát triển
năng lực người học (HS)
1.3.5. Các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực
1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực cho người học ở trường tiểu học
1.4.1. Các nguyên tắc QL hoạt động dạy học cấp Tiểu học
theo định hướng phát triển năng lực cho người học
1.4.2. Quản lý mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển
năng lực cho người học
1.4.3. QL việc tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực
a) QL nội dung chương trình dạy học theo định hướng phát
triển năng lực cho người học
b) QL thực hiện chương trình giảng dạy của GV
c) QL lập kế hoạch bài dạy của GV theo định hướng phát
triển năng lực.
d) QL PP, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát
triển năng lực
đ) QL giờ lên lớp của GV
1.4.4. QL kiểm tra, ĐG dạy học theo định hướng phát triển
năng lực người học
1.4.5. Quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động
dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho người học
Tiểu kết chương 1
6
Chương 2
THỰC TRẠNG QL HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO
NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HÒA
VANG, TP ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế xã hội và tình hình GD
của huyện Hòa Vang
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện
Hòa Vang
2.1.2. Tình hình GD&ĐT huyện Hòa Vang
2.1.3. Tình hình đội ngũ CBQL, GV, CSVC và chất lượng
GD Tiểu học trong huyện Hòa Vang
a) Về đội ngũ CBQL
b) Về đội ngũ GV
c) Về chất lượng học tập của HS
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của CBQL, GV và HS về công tác QL hoạt động
dạy học ở các Trường Tiểu học huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng.
- Thực trạng công tác QL hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực cho HS ở các Trường Tiểu học huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng.
+ Thực trạng QL hoạt động dạy học của GV theo định hướng
phát triển năng lực cho HS ở các Trường Tiểu học huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng.
+ Thực trạng QL hoạt động học của HS theo theo định hướng
7
phát triển năng lực cho HS ở các Trường Tiểu học huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng.
+ Thực trạng QL CSVC, các phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy
học theo định hướng phát triển năng lực cho người học ở các Trường
Tiểu học huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Số liệu thu thập từ 04 Trường Tiểu học huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng. Thời gian khảo sát thực trạng năm 2019-2020 và
đề xuất biện pháp cho giai đoạn 2019 - 2022.
Số người được khảo sát là: 10 CBQL; số GV được khảo sát:
100 GV; số HS được khảo sát: 100 HS ở 04 Trường Tiểu học huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Cán bộ thư viện: 10 người làm công
tác thư viện trên địa bàn huyện.
Thời gian khảo sát là đầu tháng 9 năm 2019
2.2.4. PP khảo sát
2.2.3. Thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát
triển năng lực cho người học ở các trường tiểu học huyện hòa
vang, thành Phố Đà Nẵng
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực cho người học
a) Đối với CBQL (Số CBQL được khảo sát: 10 người)
CBQL luôn xem việc đổi mới PP, hình thức DH cũng như đầu
tư CSVC cho công tác DH của GV, công tác BDTX cho đội ngũ là
việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng chưa triệt để. Việc chia thời
khóa biểu cho GV tính khoa học chưa cao, chưa ưu tiên đặt quyền lợi
hoc tập của HS lên hàng đầu. CBQL có quan tâm đến việc tổ chức
các hoạt động ngoài giờ cho HS nhưng nội dung, hình thức tổ chức
chưa mang tính chiều sâu, chưa tổ chức được nhiều hoạt động trải
nghiệm để tạo điều kiện cho các em phát triển năng lực vốn có của
8
bản thân. CBQL còn xem nhẹ các môn phụ.
b) Đối với giáo viên (Số GV được khảo sát: 100 người)
Đa số GV đã nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách tự
học, nghiên cứu tài liệu, GV thường cải tiến,vận dụng các PPDH và
việc sử dụng có hiệu quả các TBDH, tích cực đổi mới hình thức,
PPDH và kiểm tra ĐG, GV giúp HS nhận thức đúng đắn động cơ,
thái độ học tập, GV có phân tích, ĐG kết quả học tập của HS trong
cả quá trình dạy học, HS có khả năng giao tiếp và hợp tác, HS có
niềm tin về khả năng học tập của mình, HS được hướng dẫn nắm
vững yêu cầu, hình thức, PP ĐG ngay khi môn học bắt đầu nhưng
đối với mức độ tốt chiếm tỉ lệ rất thấp và một số GV còn chưa tự.
c) Đối với HS (Số HS được khảo sát: 100 em)
HS luôn động não, suy nghĩ, tích cực làm việc theo nhóm,
được tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng chưa phát huy
triệt để các nguồn thông tin như các thông tin trên mạng, báo chí,…
chủ yếu các em tiếp nhận thông tin từ trên các thầy cô giáo. HS khi
trả lời chủ yếu nhìn sách giáo khoa chưa tái hiện lại nội dung kiến
thức theo cách hiểu của bản thân.
2.3.2. Thực trạng về PP, hình thức dạy học của GV theo
định hướng phát triển năng lực cho người học
Đa số HS nhận xét PP dạy của thầy cô còn mang tính một
chiều, máy móc chưa làm phát huy khả năng sáng tạo của HS. PPDH
mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng vận dụng của HS nên
sản phẩm mang lại PP học còn mang tính thụ động, hạn chế khả năng
sáng tạo và chủ động cho người học. Thực hiện đổi mới PPDH còn
mang tính hình thức, chưa triệt để, thiếu đồng bộ trong quá trình tổ
chức dạy học.
2.3.3. Thực trạng về PP học của HS theo định hướng phát
triển năng lực cho người học
9
PP học của HS chủ yếu là ghi nhớ, máy móc, ít quan tâm đến
việc vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Phần lớn HS Tiểu học còn thụ động trong học tập, khả năng sáng tạo
và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống
trong thực tế cuộc sống còn hạn chế.
PP học tập của HS còn mang tính thụ động; HS chưa có kĩ
năng tự học, tự giải quyết vần đề, việc học tập áp dụng một cách máy
móc.
2.3.4. Thực trạng về kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS
theo định hướng phát triển năng lực cho người học
Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm
tra nên bài kiểm tra còn mang nặng tính chủ quan của người dạy.
Hoạt động kiểm tra ĐG ngay trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp
chưa được quan tâm, kiểm tra, ĐG còn mang tính định kỳ chưa quan
tâm nhận xét ĐG thường xuyên nhằm phát triển học tập của cá nhân
HS. Tất cả các môn kiểm tra đều công bố đáp án kèm theo thang
điểm sau khi kiểm tra, giáo viên xử lý tốt kết quả bài kiểm tra, phát
hiện những chỗ hỏng kiến thức của HS để bù đắp kịp thời; Trong quá
trình lên lớp, GV chưa quan tâm đến nhiều nhận xét qua từng hoạt
động học tập của HS, có nhận xét chỉ mang tính chung chung chưa
nêu rõ được những mặt làm được và chưa làm được; Việc ra đề kiểm
tra của GV chưa thể hiện rõ 4 mức độ theo Thông tư 22/BGD-ĐT
ĐG kết quả học tập của HS.
2.3.5. Thực trạng về các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt
động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho người học
Để quá trình đổi mới GD được thực hiện thành công thì cần sử
dụng đủ và hiệu quả các thiết bị, phương tiện hỗ trợ dạy học môn học
tối thiểu đã quy định là điều cần thiết.
Các Trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hòa Vang, phương
10
tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học (phòng dạy máy chiếu, phòng dạy
tin học, phòng dạy ngoại ngữ) được trang bị đầy đủ là điều kiện
thuận lợi cho HS phát triển năng lực tự học, tự tìm tòi kiến thức
thông qua các phương tiện cần thiết. Công tác đầu tư mua sắm
TBDH có đầu tư nhưng còn hạn chế. Hệ thống máy chiếu tại các lớp
đa số chưa được đầu tư vì kinh phí quá lớn. Việc tự làm ĐDDH của
giáo viên có thực hiện nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao.
2.4. Thực trạng công tác ql hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực cho người học ở các trường tiểu học
huyện hòa vang thành phố Đà Nẵng
2.4.1. Thực trạng QL mục tiêu dạy học theo định hướng
phát triển năng lực cho người học
Mục tiêu dạy học là trạng thái phát triển nhân cách được dự
kiến trước của HS sau một quá trình học tập, dựa trên yêu cầu phát
triển của đất nước, của thị trường lao động. Trạng thái phát triển
nhân cách được thể hiện ở phẩm chất và năng lực của người học. Hệ
thống phẩm chất và năng lực này lại thể hiện ở việc hoàn thành
nhiệm vụ được giao sau khi học xong một nội dung kiến thức của bài
học.
2.4.2. Thực trạng QL nội dung DH theo định hướng phát
triển năng lực
HT QL tốt việc thực hiện CT, nội dung DH cũng như việc lập
kế hoạch bài dạy của GV. Như vậy, về tính thường xuyên của việc
QL thực hiện ND, CTDH của GV và CBQL ĐG ở mức độ thường
xuyên nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện CT đúng thời gian, kế hoạch
đề ra. HT có tổ chức các hoạt động nhằm phát huy năng lực HS
nhưng chưa tổ chức nhiều hình thức phong phú như tổ chức HS tham
gia trải nghiệm, tìm hiểu các nghề nghiệp truyền thống tại địa
phương,…
11
2.4.3. Thực trạng QL PP, hình thức tổ chức dạy học theo
định hướng phát triển năng lực cho người học
Về tính cần thiết của việc QL thực hiện đổi mới PP, hình thức
dạy học của GV được GV và CBQL ĐG ở mức cần thiết. QL việc
GV cải tiến, vận dụng các PPDH sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ
dùng dạy học cùng với ứng dụng CNTT là cần thiết. Xem việc đổi
mới PP, hình thức dạy học có tầm quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả, chất lượng giờ học trên lớp thông qua các phương tiện thiết
bị hỗ trợ dạy học. Có thể nói đây là khâu quan trọng quyết định chất
lượng giờ dạy trên lớp.
2.4.4. Thực trạng QL công tác kiểm tra, ĐG theo định
hướng phát triển năng lực cho người học
GV và CBQL ĐG ở mức độ các nội dung: Việc QL thực hiện
kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS là ở mức thường xuyên và đôi
khi. Kết quả học tập của HS phản ánh quá trình tổ chức QL hoạt
động dạy học của GV.
2.4.5. Thực trạng QL các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt
động theo định hướng phát triển năng lực cho người học
Việc QL các điều kiện CSVC, phương tiện hỗ trợ hoạt động
dạy học được GV ĐG ở mức thường xuyên và đôi khi.
Các phương tiện TBDH cũng như hệ thống thông tin truyền
thông là các yếu tố không thể thiếu và là quan trọng nhất đáp ứng
yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
2.5. Đánh giá chung
Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy
học ở các Trường Tiểu học huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng,
qua trao đổi, phỏng vấn, xem xét hồ sơ, tôi có thể đưa ra những nhận
định, ĐG việc QL hoạt động dạy học có những ưu điểm hạn chế cụ
thể như sau:
12
2.5.1. Mặt mạnh
Hầu hết HT các trường cũng như CBQL ở các Trường Tiểu
học huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đều nhận thức được rằng
thực chất của công tác QL ở nhà trường xét cho cùng là QL hoạt
động dạy học và đều khẳng định một điều là chất lượng GD toàn
diện của nhà trường chủ yếu và căn bản là thể hiện ở chất lượng dạy
học. Xuất phát từ những nhận thức đúng đắn đó, HT các trường đã
xây dựng một hệ thống các biện pháp QL nhằm chỉ đạo các hoạt
động dạy học trong nhà trường và đã chỉ đạo thành công ở một số
nội dung của từng nhóm biện pháp dựa trên cơ sở điều kiện thực tế
của nhà trường bằng năng lực QL và kinh nghiệm của mình. HT luôn
chú ý cải tiến các biện pháp, luôn tạo điều kiện thuận lợi để người
GV thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao đặc biệt là các nhiệm vụ
liên quan đến hoạt động dạy học. Nhờ sự QL chặt chẽ của đội ngũ
HT trên địa bàn huyện nên việc tổ chức các hoạt động GD phát triển
năng lực HS đã mang lại hiệu quả GD không chỉ với cả HS mà còn
tác động tích cực đến đội ngũ GV. Đó là những điều ghi nhận của
các trường trên địa bàn huyện Hòa Vang. Cụ thể, dạy học theo định
hướng phát triển năng lực HS đã tạo ra những giờ học bổ ích và lý
thú, cuốn hút HS hơn vào các hoạt động để tìm tòi, khám phá kiến
thức. Qua đó, các năng lực (giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học và
hợp tác, phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt khi áp dụng thực
tiễn...) HS của trường được khai thác và phát huy, hình thành các
phẩm chất tốt đẹp. Việc đổi mới PPDH giúp GV thực sự đóng vai trò
là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập. Từ đó
đòi hỏi GV phải có động lực đổi mới, nhiệt tình tâm huyết với nghề,
tích cực học tập, trao dồi kiến thức chuyên môn và PP giảng dạy,
thành thạo ứng dụng CNTT, GV phải dành nhiều thời gian cho soạn
bài, chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp. Biết động viên khích lệ HS