Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1220

Quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẠ LONG,

TỈNH QUẢNG NINH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẠ LONG,

TỈNH QUẢNG NINH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THẾ TRUYỀN

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự

hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Hà Thế Truyền. Các thông tin và kết quả nghiên cứu

trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu,nghiên cứu, đúc kết và phân tích một cách trung

thực, phù hợp với tình hình thực tế.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hải

XÁC NHẬN CỦA

KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ Quản lý Giáo dục này, ngoài nỗ lực của bản

thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của

nhiều người.

Với tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo, quý thầy,

cô giảng viên của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền

thụ những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu suốt 02 năm 2016-

2018 vừa qua.

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Phó Giáo sư Tiến

sỹ Hà Thế Truyền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu, hoàn thiện Luận văn này.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo UBND Thành phố Hạ Long, cán bộ

chuyên viên Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý, giáo viên 22

trường tiểu học thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh, bạn bè, đồng nghiệp, người thân...

đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu; cung cấp

nhiều thông tin, tài liệu hữu ích, có giá trị giúp tác giả hoàn thiện luận văn này.

Mặc dù đã rất cố gắng, song vẫn còn có những hạn chế về điều kiện nghiên cứu,

do đó, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến chỉ bảo, góp

ý của quý thầy cô và bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn !

Quảng Ninh, ngày 25 tháng 4 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hải

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................................. v

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 4

5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu................................................................................... 5

6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 5

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn...................................................................................... 5

8. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6

9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA PHÒNG GIÁO

DỤC VÀ ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG

TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ............................................................. 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 8

1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước.................................................................................... 8

1.1.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................. 10

1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 12

1.2.1. Quản lý; Quản lý giáo dục............................................................................. 12

1.2.2. Cán bộ quản lý trường tiểu học ..................................................................... 15

1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý trường tiểu học ........................... 17

1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý trường tiểu học .............. 17

1.3. Các quy định về bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục trường tiểu học theo

định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.................................. 18

iv

1.4. Yêu cầu phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng trường tiểu học theo định

hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.......................................... 20

1.4.1. Yêu cầu phẩm chất và năng lực theo chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học .... 20

1.4.2. Yêu cầu phẩm chất và năng lực theo quan điểm của lý thuyết quản lý hiện

đại .................................................................................................................. 20

1.4.3. Yêu cầu phẩm chất và năng lực theo định hướng đổi mới chương trình

giáo dục phổ thông ........................................................................................ 21

1.5. Hoạt động bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý trường tiểu học theo định hướng

đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ..................................................... 23

1.5.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý

trường tiểu học............................................................................................... 23

1.5.2. Nội dung, chương trình bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học ............. 23

1.5.3. Hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý trường tiểu

học.................................................................................................................. 24

1.5.4. Các lực lượng tham gia bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học. ............ 26

1.5.5. Các nguồn lực cơ sở vật chất, tài liệu, kinh phí phục vụ bồi dưỡng. ............ 26

1.6. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động

bồi dưỡng Cán bộ quản lý.............................................................................. 26

1.7. Quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng Giáo

dục và Đào tạo theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ......... 28

1.7.1. Xác lập nhận thức và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ Cán bộ quản

lý trường tiểu học........................................................................................... 28

1.7.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ Cán bộ quản lý trường tiểu học...... 29

1.7.3. Tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường

tiểu học........................................................................................................... 29

1.7.4. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học ..................... 30

1.7.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường

tiểu học........................................................................................................... 31

1.7.6. Thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng (Sau khi có những phản hồi về

kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng)........................................................ 31

v

1.8. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý

trường tiểu học của phòng Giáo dục và Đào tạo ........................................... 32

1.8.1. Những yếu tố về quản lý nhà nước................................................................ 32

1.8.2. Những yếu tố về quản lý nhà trường ............................................................. 33

1.8.4. Những yếu tố khác......................................................................................... 34

Kết luận chương 1....................................................................................................... 35

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG

LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU

HỌC CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẠ

LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG........................................ 36

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giáo dục tiểu học của Thành

phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 36

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 36

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 36

2.1.3. Về công tác Giáo dục và Đào tạo .................................................................. 37

2.1.4. Thực trạng Giáo dục tiểu học của Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ... 38

2.2. Mô tả tổ chức nghiên cứu thực trạng............................................................. 45

2.2.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá thực trạng........................................................... 46

2.2.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu thực trạng ................................................... 46

2.2.3. Xử lý số liệu................................................................................................... 47

2.3. Thực trạng phẩm chất và năng lực Cán bộ quản lý trường tiểu học của

thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 48

2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng

Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng

đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ..................................................... 54

2.4.1. Thực trạng việc nhận thức, xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động

bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học ................ 54

2.4.2. Thực trạng nội dung, chương trình bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu

học (Xác định theo khung năng lực ở mục 1.4.4 Chương 1 của Luận văn).. 56

vi

2.4.3. Thực trạng hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng CBQL trường tiểu học ... 58

2.4.4. Thực trạng các lực lượng tham gia bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu

học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và các nguồn lực cơ sở vật chất,

tài liệu, kinh phí phục vụ bồi dưỡng.............................................................. 60

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học

của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo

định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.................................. 61

2.5.1. Thực trạng xác lập nhận thức và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường

tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................................. 61

2.5.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường tiểu học................ 62

2.5.3. Thực trạng tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng Cán bộ

quản lý trường tiểu học.................................................................................. 62

2.5.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học.... 64

2.5.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng CBQL trường

tiểu học........................................................................................................... 65

2.5.6. Thực trạng thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng CBQL trường tiểu học

(sau khi có những phản hồi về kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng)........... 67

2.6. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng

CBQL trường tiểu học ................................................................................... 68

2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản

lý trường tiểu học thành phố Hạ Long........................................................... 69

2.7.1. Điểm mạnh..................................................................................................... 69

2.7.2. Điểm yếu........................................................................................................ 70

2.7.3. Thời cơ........................................................................................................... 71

2.7.4. Thách thức ..................................................................................................... 72

2.7.5. Nguyên nhân của thực trạng.......................................................................... 72

Kết luận chương 2....................................................................................................... 75

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH THEO ĐỊNH

HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ......... 77

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp........................................................................ 77

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính định hướng ................................... 77

vii

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ............................................. 77

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................................. 78

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ............................................... 78

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường

tiểu học của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng

Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông................. 79

3.2.1. Quản lý công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và tổ chức khảo sát

đánh giá nhu cầu bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học ............................... 79

3.2.2. Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng hướng đến mục đích nâng cao phẩm chất

và năng lực cho Cán bộ quản lý các trường tiểu học..................................... 81

3.2.3. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu lực và hiệu quả cho bộ máy

tổ chức hoạt động bồi dưỡng ......................................................................... 84

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và

tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng ............................... 86

3.2.5. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học ...... 95

3.2.6. Tạo động lực cho CBQL tham gia bồi dưỡng và thực hiện các điều chỉnh

cần thiết sau bồi dưỡng.................................................................................. 97

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................. 100

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

đề xuất.......................................................................................................... 101

Kết luận chương 3..................................................................................................... 105

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 106

1. Kết luận................................................................................................................. 106

2. Khuyến nghị.......................................................................................................... 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 110

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT VIẾT TẮT TỪ, CỤM TỪ

1 BDCBQL Bồi dưỡng cán bộ quản lý

2 CBQL Cán bộ quản lý

3 CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục

4 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

5 CNTT Công nghệ thông tin

6 CTBD Chương trình bồi dưỡng

7 ĐTBD Đào tạo bồi dưỡng

8 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

9 GV, NV Giáo viên, nhân viên

10 HTCTTH Hoàn thành chương trình tiểu học

11 KHCN Khoa học công nghệ

12 KTKN Kiến thức kỹ năng

13 KT-XH Kinh tế - xã hội

14 QLGD Quản lý giáo dục

15 CTGDPT Chương trình Giáo dục phổ thông

16 HT, PHT Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng:

Bảng 1.1. Tổng hợp khung phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng trường Tiểu

học......................................................................................................... 22

Bảng 2.1. Quy mô lớp, học sinh, CBQL, và giáo viên, nhân viên các trường

Tiểu học thành phố Hạ Long năm học 2016-2017 ............................... 38

Bảng 2.2. Quy mô trường, lớp, học sinh cấp tiểu học TP Hạ Long...................... 40

Bảng 2.3. Đánh giá về năng lực, phẩm chất.......................................................... 43

Bảng 2.4. Đánh giá về các môn học (Toán, Tiếng Việt)....................................... 43

Bảng 2.5. Thống kê đội ngũ CBQL trường tiểu học ............................................. 44

Bảng 2.6. Kết quả điểm trung bình do CBQL tự đánh giá và cả GV, NV đánh

giá CBQL.............................................................................................. 49

Bảng 2.7. Kết quả điều tra phẩm chất và năng lực theo lý thuyết quản lý hiện đại.... 51

Bảng 2.8. Kết quả điều tra năng lực theo đổi mới giáo dục.................................. 53

Bảng 2.9. Kết quả điều tra nhận thức về vai trò của Cán bộ quản lý tầm quan

trọng của hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học thành

phố Hạ Long ......................................................................................... 55

Bảng 2.10. Kết quả điều tra nhu cầu bồi dưỡng của Cán bộ quản lý trường tiểu học....56

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng về nội dung, chương trình bồi dưỡng đội ngũ

CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long giai đoạn 2014 - 2018..............57

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng..... 58

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát xác lập nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường tiểu học

thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh................................................... 61

Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của Phòng

GD & ĐT thành phố Hạ Long .............................................................. 62

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động

bồi dưỡng của phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long ............................. 62

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng CBQL

trường tiểu học ...................................................................................... 64

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi

dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long............................... 65

vi

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng

CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long (169 người)...................... 67

Bảng 2.19. Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động

bồi dưỡng CBQL trường tiểu học Thành phố. Hạ Long ...................... 68

Bảng 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản

lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của phòng GD&ĐT

thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh................................................. 102

Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Biểu thị tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của phòng

GD&ĐT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................. 104

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo

nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình đổi mới

giáo dục theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa ở nước ta hiện nay.

Trong đó, vai trò, vị trí của người cán bộ quản lý là rất lớn. Đặc biệt, Hiệu trưởng là

người chịu trách nhiệm cao nhất về thực hiện sứ mệnh chính trị của nhà trường, là

người lãnh đạo sự vận hành toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường, có dấu ấn tinh thần

mạnh mẽ đến sự phát triển của nhà trường. Một Hiệu trưởng giỏi có thể làm thay đổi

căn bản bộ mặt, chất lượng giáo dục của một nhà trường. Trung Quốc có câu khẩu hiệu

"Có một Hiệu trưởng tốt thì sẽ có nhà trường tốt". Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng để họ

phát huy tốt vai trò của mình là vấn đề không hề đơn giản. Tuy nhiên, từ trước đến nay

vấn đề bồi dưỡng đội ngũ CBQL chưa được thực hiện đúng với vị trí của nó.

Người Hiệu trưởng ngày nay phải bảo đảm bao quát được hai vai trò, vừa là

Thủ trưởng vừa là Thủ lĩnh của nhà trường, là Thủ trưởng, họ phải làm cho mọi người

"khẩu phục", chấp hành các quyết định, mệnh lệnh mà họ đề ra; là Thủ lĩnh, họ phải

làm cho mọi người "tâm phục", đồng tình, đồng thuận với những đề xuất, những ý

tưởng do họ khởi xướng và đồng lòng hướng làm theo. Có câu "Thủ trưởng nào thì

phong trào nấy". Hiệu trưởng là lãnh đạo đồng thời cũng là người quản lý cao nhất ở

nhà trường, là người đứng đầu, đại diện cho hình ảnh của cả một tập thể, đại diện cho

văn hóa nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhìn vào người Hiệu trưởng như thấy

có bóng dáng của bản thân mình trong đó. Hiệu trưởng là người thấu hiểu tâm tư, tình

cảm, nguyện vọng của các thành viên trong tập thể để kịp thời động viên, chia sẻ, tháo

gỡ mọi khó khăn vướng mắc, là tấm gương sáng để mọi người noi theo. Dân gian có

câu "thượng bất chính, hạ tắc loạn" tức là người trên không gương mẫu, không thực

hiện đúng vai trò của mình để làm gương cho người dưới noi theo thì dưới sẽ lộn xộn

và náo loạn. Hiệu trưởng là người lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát

các hoạt động, dẫn dắt tập thể nhà trường vươn lên. Vì lẽ đó, họ được ví như hình ảnh

ở trong một câu thành ngữ của Việt Nam "một người hay lo bằng một kho người hay

làm".

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!