Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2011
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2011
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Người thực hiện
Hoàng Thị Thu Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, những người đã giảng dạy tôi trong
suốt hai năm học vừa qua, giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Hà Thị Thu Thủy - người đã trực
tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tỉnh Thái Nguyên
đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học, song do
điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi
những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các
bạn để công trình thêm hoàn thiện.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả
Hoàng Thị Thu Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ............................................................................. vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu........................................... 7
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 7
5. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 9
6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................... 9
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU.................................................................................................................... 10
1.1. Lí luận chung về an sinh xã hội........................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm ASXH ......................................................................................... 10
1.1.2. Nội dung của ASXH..................................................................................... 14
1.1.3. Vai trò hệ thống ASXH ................................................................................ 19
1.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 21
1.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ ...................................................................... 21
1.2.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên............................ 23
1.2.3. Đặc điểm dân cư và xã hội ........................................................................... 26
1.2.4. Tình hình kinh tế .......................................................................................... 28
1.2.5. Cơ sở hạ tầng................................................................................................ 30
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 32
iv
Chương 2. CÁC TRỤ CỘT CỦA CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (1997 - 2011) ................. 34
2.1. Về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ..................................................................... 34
2.2. Về trợ giúp xã hội ................................................................................................ 37
2.3. Về ưu đãi xã hội................................................................................................... 43
2.4. Về xóa đói giảm nghèo ........................................................................................ 49
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 62
Chương 3. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH
XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2011....................63
3.1. Kết quả đạt được .................................................................................................. 63
3.1.1. ASXH góp phần nâng cao năng suất lao đông c ̣ ủa ngườ
i lao đông̣ ............. 63
3.1.2. ASXH góp phần giải quyết thất nghiêp̣ ........................................................ 65
3.1.3. ASXH góp phần đảm bảo công bằng xãhôi, gi ̣ ảm bất bình đẳng ............... 68
3.1.4. ASXH góp phần ổn đinh ch ̣ ính tri ̣- xãhôị................................................... 71
3.2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 1997 - 2015 ................................................................................................. 75
3.2.1. Tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền trong việc xây
dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách ASXH còn hạn chế................ 75
3.2.2. Nhận thức về ASXH chưa đầy đủ ................................................................ 75
3.2.3. Sự thiếu hoàn chỉnh, đồng bộ của hệ thống chính sách ............................... 77
3.2.4. Trình độ, năng lực quản lý, thực hiện của cán bộ làm công tác ASXH
còn hạn chế ............................................................................................................. 78
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 80
KẾT LUẬN................................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 84
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
ĐHSP : Đại học Sư phạm
GD : Giáo dục
Gs : Giáo sư
KHXH : Khoa học Xã hội
NXB : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
Ths : Thạc sĩ
TP : Thành phố
Tr : Trang
TS : Tiến sĩ
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên chia theo huyện,
thành phố, thị xã năm 2011..................................................................... 21
Bảng 1.2. Cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng tính đến năm 2011 ............. 24
Bảng 1.3. Dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2011 ................................... 27
Bảng 1.4. Thu nhập bình quân tháng của người lao động phân theo khu vực
thành thị, nông thôn ................................................................................ 28
Bảng 1.5. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo giá so sánh
1994 phân theo huyện, thành phố, thị xã ................................................ 29
Bảng 2.1. Tổng kinh phí cứu trợ đột xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 1997 - 2011 .................................................................................... 40
Bảng 2.2. Thống kê số trẻ em bị khuyết tật, tàn tật được chăm sóc tại các cơ
sở bảo trợ xã hội tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 41
Bảng 2.3. Tỷ lệ xã/ phường/ thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế phân theo
huyện/ thành phố/ thị xã ở tỉnh Thái Nguyên ......................................... 42
Bảng 2.4. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo tính đến 31/12 hàng năm trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2010 ......................................... 57
Bảng 2.5. Số lao động được tạo việc làm trong năm trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 1997 - 2011................................................................ 61
Bảng 3.1. Năng suất lao động các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...... 64
Bảng 3.2. Mức độ hiểu biết về các chính sách ASXH của các đối tượng đang
thụ hưởng chính sách .............................................................................. 76
Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác ASXH .................... 79
vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên.........................................................22
Hình 3.1. Nhận thức của người dân về chính sách ASXH .........................................76
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội nguyên thủy, truyền thống tương trợ, san sẻ nhau xuất hiện khi
con người cùng nhau săn bắt, hái lượm để tồn tại, chiến đấu với thú dữ, thiên tai, …
Ngày nay, trước những biến cố, rủi ro của cuộc sống, tinh thần ấy vẫn được phát huy
mạnh mẽ và ngày càng có những hình thức đa dạng như bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã
hội, trợ cấp gia đình, các chương trình xoá đói giảm nghèo, các quỹ tiết kiệm xã hội,
… (gọi chung là ASXH).
Ở Việt Nam, việc bảo đảm ngày càng tốt hơn ASXH luôn là một chủ trương,
nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ và có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của
đất nước. Qua 25 năm (1986 - 2011) đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường - hội
nhập định hướng XHCN đã đem lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc: sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mới, thu nhập bình quân đầu người tăng… Việt Nam
đã thành công trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo từ hơn 60% năm 1990 xuống còn 18,1%
năm 2004 (theo chuẩn cũ), năm 2008 còn 13% (theo chuẩn mới) và 8,1% năm 2011,
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 6-8%/năm. Duy trì được đà
tăng trưởng kinh tế hiện nay là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Tăng trưởng phải đi liền
với bình đẳng và phải mang lại lợi ích cho tất cả các vùng và nhóm dân cư trong
nước. Phần đông người nghèo ở nước ta sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa
lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế, tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội
giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư ngày càng tăng. Trong khi các vùng đô thị
được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách, tăng trưởng kinh tế và hệ thống
an sinh xã hội, thì tình trạng nghèo vẫn giai dẳng ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam
và ở mức độ cao. Cùng với việc nỗ lực trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu
sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với
sự nghiệp giảm nghèo. Cùng với tăng trưởng kinh tế, điều hết sức quan trọng là phải
tạo ra các mạng lưới ASXH nhằm giúp các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất khỏi
bị đẩy trở lại tình trạng nghèo đói do yếu sức khoẻ, tàn tật hay chi phí giáo dục gia
tăng cho con em họ.
2
Những năm qua, hệ thống ASXH của tỉnh Thái Nguyên cũng được hình thành
và phát triển. Được tái lập từ ngày 1-1-1997 trên cơ sở tách tỉnh Bắc Thái thành hai
tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn (theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX),
Thái Nguyên trên cơ sở vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa
phương đã lãnh đạo thực hiện chính sách ASXH đạt được nhiều thành tựu trên các
lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo; lao động và việc làm; chính sách đối với người có
công với cách mạng; chính sách bảo hiểm, bảo trợ xã hội… Tuy nhiên, bên cạnh các
thành tựu, còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu: “Quá
trình thực hiện chính sách an sinh xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến
năm 2011” để thực hiện luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng UN thông qua ngày 10/12/1948 viết:
“Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng an sinh xã
hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần
cho nhân cách và sự tự do phát triển con người…”.
Ngày 25/6/1952, Hội nghị toàn thể của ILO thông qua Công ước số 102 (Công
ước về ASXH) trên cơ sở tập hợp các chế độ về ASXH đã có trên toàn thế giới thành
9 bộ phận. Với công ước này, quan niệm của ILO về ASXH “… là sự bảo vệ của xã
hội với các thành viên của mình thông qua hàng loạt các biện pháp công cộng nhằm
chống lại tình cảnh khốn khổ về KT-XH gây ra bởi tình trạng bị ngừng hoặc giảm sút
đáng kể về thu nhâp do ốm đau, thai sản, thương tật lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi
già, tử vong, sự cung cấp về chăm sóc y tế và cả sự cung cấp các khoản tiền trợ cấp
cho các gia đình đông con”
Trong các công trình nghiên cứu về chính sách ASXH của một số nước trên thế
giới phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Tác giả Nguyễn Duy Dũng trong cuốn
“Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản” (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1998) đã khái quát sự hình thành và phát triển chế độ phúc lợi xã hội ở
Nhật Bản; các hình thức và biện pháp nhà nước đảm bảo phúc lợi xã hội ở Nhật Bản
(Chế độ chăm sóc sức khoẻ; phúc lợi đối với bà mẹ và trẻ em; phúc lợi xã hội đối với