Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình đô thị hóa thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (2007-2020)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ XUÂN
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
THỊ XÃ THÁI HÒA, TỈNH NGHỆ AN
(2007-2020)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2023
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ XUÂN
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
THỊ XÃ THÁI HÒA, TỈNH NGHỆ AN
(2007-2020)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số : 8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS Trương Anh Thuận
Đà Nẵng - Năm 2023
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ.......................... iii
RESEARCH INFORMATION RESULT OF MASTER THESIS..........................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN............................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................................ix
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................6
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................7
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
THỊ XÃ THÁI HOÀ, TỈNH NGHỆ AN TRƯỚC NĂM 2007 ..................................8
1.1. Tổng quan về đô thị và đô thị hoá ............................................................................8
1.1.1. Khái niệm “đô thị”........................................................................................8
1.1.2. Phân loại đô thị ...........................................................................................10
1.1.3. Khái niệm “đô thị hóa” ...............................................................................20
1.1.4. Quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam.......................................22
1.2. Quá trình đô thị hóa thị xã Thái Hoà trước năm 2007 ...........................................26
1.2.1. Lịch sử hình thành thị xã Thái Hoà ............................................................26
1.2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình đô thị hoá thị xã Thái Hoà .................30
CHƯƠNG 2..................................................................................................................37
ĐÔ THỊ HOÁ THỊ XÃ THÁI HOÀ, TỈNH NGHỆ AN ..........................................37
GIAI ĐOẠN 2007-2020...............................................................................................37
2.1. Quá trình đô thị hóa thị xã Thái Hòa trước năm 2007 ...........................................37
2.2. Chủ trương phát triển đô thị Thái Hoà (2007-2020) ..............................................38
2.3. Chuyển biến về cơ sở hạ tầng.................................................................................41
2.3.1. Ngành xây dựng..........................................................................................41
2.3.2. Giao thông vận tải.......................................................................................43
vi
2.3.3. Điện và cấp thoát nước ...............................................................................45
2.4. Chuyển biến kinh tế................................................................................................46
2.4.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................................................................46
2.4.2. Chuyển biến kinh tế nông nghiệp ...............................................................50
2.4.3. Chuyển biến kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ...........................56
2.4.4. Chuyển biến kinh tế thương mại - dịch vụ .................................................60
2.5. Chuyển biến dân số, lao động.................................................................................62
2.6. Chuyển biến về nhà ở và mức sống........................................................................64
2.7. Chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục, y tế..............................................................65
2.7.1. Giáo dục......................................................................................................65
2.7.2. Y tế..............................................................................................................69
2.8. Chuyển biến trong lĩnh vực văn hóa.......................................................................74
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ THỊ XÃ
THÁI HOÀ, TỈNH NGHỆ AN (2007-2020)..............................................................82
3.1. Đặc điểm của quá trình đô thị hoá thị xã Thái Hoà (2007-2020)...........................82
3.2. Tác động của quá trình đô thị hoá thị xã Thái Hoà (2007-2020)...........................86
3.2.1. Tác động tích cực........................................................................................86
3.2.2. Tác động tiêu cực........................................................................................88
3.3. Một số bài học kinh nghiệm từ quá trình đô thị hoá hoá thị xã Thái Hoà (2007-
2020) .............................................................................................................................90
KẾT LUẬN ..................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................97
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CT-BCĐ ATTP Chỉ thị - Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm
CT/TU Chỉ thị/ Trung ương
GS Giáo sư
HĐBT Hội đồng Bộ trưởng
HĐND Hội đồng nhân dân
NĐ Nghị định
NĐ- CP Nghị định Chính phủ
NQ-TW Nghị quyết - Trung ương
Nxb Nhà xuất bản
PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sĩ
QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng Chính phủ
QĐ.UBND Quyết định. Ủy ban nhân dân
TS Tiến sĩ
tr. Trang
TTLT-BXDTCCBCP
Thông tư liên tịch - Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ
Chính phủ
TTr-SNV Tờ trình - Sở Nội vụ
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1.
Phân loại, phân cấp đô thị theo Nghị định số 72/2001/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2001
12
1.2.
Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số
42/2009/NĐ – CP
19
3.1.
Diện tích và dân số của Thái Hoà sau khi có Quyết định
2946/QĐ-UBND.CN
83
3.2.
Quy mô diện tích, dân số và một số chỉ tiêu KT - XH của
Thái Hoà khi có Quyết định 2946/QĐ-UBND.CN
84
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình
biểu đồ Tên hình, biểu đồ Trang
Hình 1.1. Sơ đồ các giai đoạn đô thị hóa 23
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế thị xã Thái Hòa từ năm 2008 đến năm 2015 47
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử nhân loại, đô thị và đô thị hoá
ra đời như một tất yếu khách quan. Đô thị hoá là quá trình mở rộng và phát triển về quy
mô và số lượng dân số, những biến đổi đa chiều về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường…
Đô thị hoá góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động,
thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu
nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là
nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng hiện đại có sức
hút đầu tư mạnh từ nước ngoài. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đô thị hoá cũng để lại
nhiều yếu tố tiêu cực như quá tải cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ
nạn xã hội, áp lực thất nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo và biến đổi về văn hoá…
Đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đô thị hoá như
là một quy luật tất yếu. Chỉ số đô thị hoá cũng là yếu tố đánh giá sự phát triển của một
quốc gia, địa phương hay vùng miền. Tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ phát triển kinh
tế, xã hội của từng quốc gia, khu vực mà quá trình đô thị hoá cũng diễn ra theo nhiều xu
hướng nhanh hay chậm khác nhau.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng.
Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng,
tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên khoảng 36,6% với 802 đô
thị (năm 2016). Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã có 819 đô thị, (tăng 6 đô thị so với
năm 2017), tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 38,4% (tăng 0,9% so với năm 2017).
Tăng trưởng đô thị nhanh nhất ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, sau đó Hải
Phòng, Đà Nẵng, và Cần Thơ. Tính đến tháng 4/2019, Số đô thị của cả nước đã tăng lên
số 830, bao gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 19 đô thị loại
I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị lại III, 80 đô thị lại IV và 655 đô thị loại V. tỷ lệ đô thị hóa
cả nước ước tính đến cuối năm 2019 đạt khoảng 40% [86]. Khu vực đô thị đã chiếm tỷ
lệ 70% chi phối trong tổng thể GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất trong nhiều lĩnh vực
như giá trị xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, tiến bộ khoa học và góp phần lan toả, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế. Bên cạnh những mặt tích cực do đô thị hoá mang lại, thì từ
trong nội tại của quá trình này cũng phát sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Nghệ An là tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích đất tự nhiên lớn
nhất cả nước, với tiềm năng thiên nhiên phong phú, đa dạng. Đây cũng là vùng đất có
nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Trong những năm qua, sự nỗ lực của chính
quyền các cấp đã giúp Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là ở khu vực miền
2
núi. Thái Hoà được biết đến như là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Tây Bắc
tỉnh Nghệ An. Đồng thời, nơi đây còn được biết đến là địa phương nổi tiếng về tài
nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn, thích hợp với nhiều loại
câu trồng cho năng suất cao. Các sản phẩm từ nông sản, cây công nghiệp như chè, cao
su, cà phê, cam…. cũng tạo nên thương hiệu cho Thái Hoà. Những yếu tố này chính là
nền tảng, tiền đề thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng tại Thái Hoà. Đặc
biệt, ngày 15 tháng 11 năm 2007, thị xã Thái Hoà được thành lập theo nghị định
164/2007/NĐ-CP. Đây là bước ngoặt quan trọng để đưa Thái Hoà bước vào một giai
đoạn lịch sử mới với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Từ khi trở thành thị xã cho đến năm 2020, Thái Hoà đã có những bước chuyển
mình mạnh mẽ trong quá trình đô thị hoá. Địa phương này đã giữ một vai trò quan trọng
trong kế hoạch phát triển chung của miền Tây xứ Nghệ. Mục tiêu của dài hạn được lãnh
đạo địa phương này xác định là phấn đấu đưa Thái Hoà từ đô thị loại IV trở thành đô thị
loại III vào năm 2025, với hình mẫu là một đô thị xanh, sạch, đẹp, an toàn và đáng sống,
là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của khu vực Tây Bắc Nghệ An. Trên thực tế, quá
trình đô thị hoá Thái Hoà trong giai đoạn 2007-2020 đã làm thay đổi diện mạo của thị
xã Thái Hoà nói riêng và Nghệ An nói chung. Bản thân là người con xứ Nghệ, tác giả
cảm thấy tự hào về điều này. Tuy nhiên, đi cùng với đó là sự trăn trở về những giải pháp
để đưa quá trình đô thị hoá tại thị xã Thái Hoà đi đúng hướng và bền vững. Chính vì
vậy, để có cái nhìn toàn diện, khách quan về quá trình đô thị hoá tại địa phương này
trong giai đoạn 2007-2020, rút ra đặc điểm, tính chất, đánh giá tác động, từ đó vạch ra
định hướng và giải pháp đối với quá trình đô thị hoá ởThái Hoà trong hiện tại và tương
lai, tác giả lựa chọn vấn đề “Quá trình đô thị hoá thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An (2007-
2020)” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi khảo sát nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Quá trình đô thị
hóa thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An (2007-2020)”, tác giả nhận ra rằng, các tài liệu này
về cơ bản có thể chia thành hai nhóm sau đây:
* Nhóm công trình nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa ở Việt Nam
Hiện nay, công cuộc đô thị hóa ngày càng được đẩy mạnh theo quy mô, tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội và đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Đô thị hóa thể hiện
bước tiến quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa và cũng là một dấu hiệu
nhận diện trình độ văn minh của một quốc gia, một vùng hay một địa phương. Chính vì
vậy việc nghiên cứu về đô thị hóa và quá trình đô thị hóa ngày càng được quan tâm
nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết nghiên cứu về đô thị và
quá trình đô thị ở Việt Nam.
3
Trong cuốn sách “Đô thị Việt Nam” của Giáo sư Đàm Trung Phường (Nxb. Xây
dựng, 1995), đã đã đánh giá thực trạng, tình hình phát triển của mạng lưới đô thị ở Việt
Nam, đồng thời tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của đô thị Việt Nam.
Cuốn sách cũng đánh giá tổng hợp các nguồn lực tác động đến đô thị Việt Nam và nêu
ra những triển vọng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, cuốn
sách này chỉ nghiên cứu khái quát những vấn đề chung của các đô thị ở Việt Nam, chưa
đi sâu vào nghiên cứu một đô thị cụ thể.
Chuyên khảo “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” của Nguyễn Thế Bá (Nxb.
Xây dựng, 1997) đã đề cập tới những vấn đề về lý thuyết đô thị và quy hoạch phát triển
đô thị Việt Nam. Cuốn sách “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” của Nguyễn Thế
Bá cũng là một công trình nghiên cứu công phu, đầy đủ với hai phần và bảy chương.
Cuốn sách đã đưa ra những khái niệm đầy đủ về đô thị và đô thị hóa, đồng thời cũng
lược khảo về quá trình phát triển của đô thị thế giới và Việt Nam. Đặc biệt cuốn sách đã
mở rộng những kiến thức về thiết kế, quy hoạch, quản lý và xây dựng một đô thị.
Trong cuốn “Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979-
1989 và 1989-1999” của tác giả Lê Thanh Sang (Nxb. Khoa học Xã hội, 2008), đã nêu
lên các khái niệm, khái quát quá trình hình thành, phát triển của đô thị Việt Nam qua
các thời kỳ, đồng thời làm rõ quá trình tăng trưởng, cấu trúc đô thị Việt Nam trước và
sau đổi mới.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề đô thị và đô thị hoá ở Việt Nam, giới nghiên
cứu còn có thể tìm thấy một số công trình như “Quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam”của
Trần Ngọc Chính (1999), “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam
đến năm 2020” do Bộ xây dựng phát hành (1998), “Đô thị hóa và chính sách phát triển
đô thị trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam” của hai tác giả Trần Ngọc
Hiên và Trần Văn Chữ (1998), “Tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan đô thị” của
Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997)…. Các công trình này ở một mức độ nhất định cũng đã
cung cấp cho tác giả một nền tảng lý luận về đô thị hóa cũng như thực trạng, định hướng
quy hoạch phát triển đô thị ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Trong khi đó, một số
luận văn, luận án nghiên cứu về quá trình đô thị hoá ở các địa phương trong cả nước
như Quá trình đô thị hoá Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long (1986-2010) của Huỳnh
Trung Hiếu, Quá trình đô thị hoá Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2010) của
Nguyễn Văn Luận, Quá trình đô thị hoá quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh từ 1986
đến 2010 của Cao Thị Quyên, Quá trình đô thị hoá của Thành phố Bắc Ninh từ năm
1986 đến năm 2015 của Nguyễn Thị Thạo, Quá trình đô thị hoá Thành phố Long Xuyên
(tỉnh An Giang) (1986-2010) của Huỳnh Thị Thấm, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình đô thị hoá tại các tỉnh - thành phố Việt Nam của Phạm Đình Sinh….. Tuy các