Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình đô thị hóa thành phố cần thơ từ năm 2004 đến năm 2020
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
8.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1785

Quá trình đô thị hóa thành phố cần thơ từ năm 2004 đến năm 2020

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

---------------------------------------

MAI NGUYỄN THUY THƠ

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

Đà Nẵng – Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

---------------------------------------

MAI NGUYỄN THUY THƠ

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƢU TRANG

Đà Nẵng – Năm 2022

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN – TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CN–XD : Công nghiệp – Xây dựng

GDĐT : Giáo dục Đào tạo

HTX : Hợp tác xã

KV1 : Khu vực 1

KV2 : Khu vực 2

KV3 : Khu vực 3

NN : Nông nghiệp

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TDTT : Thể dục thể thao

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TM–DV : Thương mại– Dịch vụ

UBND : Uỷ ban Nhân dân

XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ

GS : Giáo sư

vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................3

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiêm cứu.......................................................4

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................4

6. Đóng góp đề tài .......................................................................................................5

7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................5

NỘI DUNG.....................................................................................................................6

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐÔ THI HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ CẦN THƠ

TRƢỚC NĂM 2004.......................................................................................................6

1.1 Một số vấn đề đô thị hóa .......................................................................................6

1.1.1 Khái niệm đô thị ............................................................................................6

1.1.2 Phân loại đô thị ..............................................................................................7

1.1.3 Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị .....................................................9

1.1.4 Đô thị hóa.....................................................................................................10

1.1.5 Vài nét về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.................................................12

1.2 Tổng quan về Cần Thơ........................................................................................14

1.2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên của Cần Thơ .................................................14

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................15

1.2.3 Sơ lược về lịch sử Cần Thơ trước năm 2004...............................................17

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..............................................................................................30

CHƢƠNG 2. DIỄN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM

2004 ĐẾN NĂM 2020 ..................................................................................................31

2.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương phát triển đô thị Cần Thơ..................................31

2.1.1 Bối cảnh lịch sử ...........................................................................................31

2.1.2 Chủ trương phát triển đô thị Cần Thơ .........................................................36

2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển biến về kinh tế.............................................44

2.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng ...............................................................................44

2.2.2 Chuyền biến về kinh tế ................................................................................47

2.2.3. Hệ thống thông tin liên lạc..........................................................................57

2.2.4. Sự thay đổi về cơ sở hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước ....................58

2.3. Sự thay đổi môi trường và cảnh quan đô thị......................................................60

vii

2.4. Chuyển biến về dân số, lao động và văn hóa-xã hội..........................................61

2.4.1. Sự chuyển biến về dân số, cơ cấu lao động ................................................61

2.4.2. Nhà ở...........................................................................................................63

2.4.3. Sự chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục .....................................................64

2.4.4. Sự chuyển biến trong lĩnh vực y tế .............................................................65

2.4.5. Sự chuyển biến trong lĩnh vực văn hóa ......................................................69

2.4.6. Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình đô thị hóa.............................70

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..............................................................................................72

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM,VAI TRÕ, TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2004-2020) ................73

3.1. Đặc điểm quá trình đô thị hóa Cần Thơ.............................................................73

3.1.1. Đô thị hóa Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ.........................................................73

3.1.2. Quá trình đô thị hóa và phát triển gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử, văn

hóa.........................................................................................................................75

3.1.3. Quá trình đô thị hóa biết kết hợp lợi thế tự nhiên gắn phát triển “Đô thị

sông nước”............................................................................................................76

3.2. Vai trò của đô thị Cần Thơ.................................................................................78

3.2.1. Vai trò của đô thị Cần Thơ đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ..78

3.2.2. Vai trò của đô thị Cần Thơ đối với Đối với khu vực Nam Bộ ..............79

3.3. Tác động của quá trình đô thị hóa Cần Thơ.......................................................79

3.3.1. Đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của thành phố ........................................................................................................79

3.3.2. Đô thị hóa góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao

động ......................................................................................................................81

3.3.3. Đô thị hóa góp phần phổ quát lối sống kiểu đô thị đến người dân.............82

3.3.4. Đô thị hóa tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường cảnh quan của thành

phố ........................................................................................................................83

3.4. Bài học lịch sử phát triển của quá trình đô thị hóa Cần Thơ .............................85

3.4.1. Cần thực hiện tốt tầm nhìn chiến lược phát triển đối với Cần Thơ ............85

3.4.2. Phát triển đô thị Cần Thơ gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh ........87

3.4.3. Phát triển đô thị Cần Thơ theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn minh, thân

thiện với môi trường .............................................................................................89

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..............................................................................................91

KẾT LUẬN ..................................................................................................................92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................97

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................103

viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

bảng biểu

Tên Bảng Trang

Bảng 1.1.3

Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị quyết

số: 1210/2016/UBTVQH13

10

Bảng 2.2.2.3 a

Danh sách các KCN, Cụm công nghiệp trên địa bàn thành

phố

52

Bảng 2.2.2.5 a

Hệ thống cảng Logistics, Logistics hàng không trên địa

bàn thành phố

57

Bảng 2.2.3.a So sánh ra tăng sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông 58

Bảng 2.4.3

Danh sách các trường Đại học, Học viện, Phân hiệu,

Trường học

65

Bảng 2.4.4 Danh sách các bệnh viện trên địa bàn thành phố 67

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử nhân loại, đô thị là một hiện tượng tập trung dân cư, phản ánh sự

phát triển của một quốc gia, một vùng, một châu lục... trên thế giới. Đô thị hóa vừa là

hình thức phát triển cộng đồng, vừa là một quá trình phát triển kinh tế, một quá trình

biến đổi sâu sắc, có nội dung là sự thay đổi về cấu trúc dân cư và sinh hoạt văn hóa

trong đời sống hàng ngày. Đô thị hóa còn là sự hội nhập và tiếp cận văn hóa về chiều

rộng, thay đổi tâm lý, chuyển đổi nhu cầu sống về chiều sâu.

Có thể nói, đô thị hóa và toàn cầu hóa về kinh tế là hai quá trình xã hội xuất hiện

khá sớm trên thế giới trong sự phát triển của xã hội. Đến thập kỉ 80 của thế kỉ XX,

thông qua những tiến bộ khoa học và kỹ thuật hiện đại, đặt biệt là công nghệ thông tin

và sự hình thành thị trường thương mại mang tính quốc gia, đô thị hóa và toàn cầu hóa

về kinh tế đã trở thành xu hướng phát triển quy mô rộng lớn trên toàn thế giới trong

nửa cuối thế kỉ XX đầu thế kỷ XXI. Khu vực văn hóa nông thôn tại các nước phát

triển, đặc biệt là các loại hình văn hóa bảo đảm đời sống mang tính truyền thống hầu

như bị đẩy lùi vào quá khứ và được thay thế bằng diện mạo của công nghệ và kỹ thuật

hiện đại (đường xá, cầu cống, phương tiện sinh hoạt,..)

Đô thị hóa hiện nay đang thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện đời sống đô thị ở

nông thôn các vùng trong cùng một nước và làm thay đổi hẳn bộ mặt xã hội cũ ở

những nơi ấy. Nhìn chung, đô thị hóa ngày nay mang tính toàn cầu và nó vừa là nhu

cầu của các dân tộc trên thế giới, vừa là nguyện vọng của các quốc gia chậm phát

triển.

Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh

chóng. Trong vòng 10 năm (từ năm 1990 – 2000), do tác động của chính sách đổi mới,

Việt Nam bước vào thời kì đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà

Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số tỉnh lân cận. Đô thị nước

ta phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng so với những năm trước đây, đáp ứng

nhu cầu phát triển của xã hội và văn hóa, mở rộng địa bàn, thị trường, cơ sở hạ tầng

ngày một hiện đại hơn. Đồng thời, các đô thị đã trở thành một động lực cho sự tăng

trưởng kinh tế toàn xã hội, là nơi giao lưu tiếp xúc văn minh trên thế giới.

Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được

mệnh danh là Tây Đô- Thủ phủ của miền Tây Nam Bộ. Lợi thế của thành phố Cần

Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lí cho phép

phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp

công nghệ cao... nhiều công trình dự án mang tầm quốc gia, có sự tỏa trong vùng đã và

đang triển khai nhằm đưa Cần Thơ phát triển ngang tầm một thành phố trung tâm của

cả nước. Những khó khăn về giao thông đang được giải quyết bằng các dự án nâng

2

cấp, mở rộng quốc lộ 1A, mở thêm tuyến đường nối miền Tây với miền Đông Nam bộ

và nhiều con đường nối liền các tỉnh trong khu vực; cầu Cần Thơ đã hoàn thành nối bờ

sông Hậu; sân bay quốc tế Cần Thơ. Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực đã được giải

quyết bằng nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực qua việc nâng cấp và

mở thêm các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp...có thể nói thành phố Cần Thơ

đã hội tụ đủ những yếu tố để trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả

nước, có khả năng hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Như vậy, việc nghiên cứu “Quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ từ năm 2004

đến năm 2020” là cần thiết trong việc góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường tri

thức về lịch sử Việt Nam, vấn đề trên còn có ý nghĩa nhằm dựng lại bức tranh tổng thể

về quá trình đô thị hóa của Cần Thơ giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2020. Chính vì

những lý do đó tôi quyết định chọn “Quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ từ năm

2004 đến năm 2020” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với vấn đề đô thị hóa, trong những năm gần đây đã được nhiều nhà khoa học

nghiên cứu, trình bày và cho ra đời một số công trình nghiên cứu một cách đa dạng,

phong phú các khía cạnh trong đó có quá trình hình thành đô thị, quá trình đô thị hóa,

tốc độ đô thị hóa, và những mặt tích cực góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội

của đất nước. Bên cạnh đó có những công trình đề cập đến nhiều vấn đề phát sinh

trong quá trình phát triển đô thị và những tác động của quá trình đô thị hóa.

Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Đô thị Việt Nam” tập 1,2 của GS. Đàm Trung

Phường (1995), tác giả đã trình bày khá toàn diện về lĩnh vực đô thị ở Việt Nam như

vấn đề đô thị hóa, cấu trúc của đô thị, quá trình hình thành và phát triển đô thị ở Việt

Nam hay đặc trưng của đô thị hóa ở Việt Nam.

Tác phẩm “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” của Nguyễn Thế Bá, Nxb

Xây dựng Hà Nội, 2004. Nội dung sách đã được bổ sung và nhấn mạnh hơn phần tổng

quan và vấn đề quản lý đô thị nhằm mở rộng kiến thức về quy hoạch xây dựng và quản

lý quy hoạch xây dựng đô thị.

Cuốn “Dân tộc-đô thị và đô thị hóa” của Mạc Đường, NXB Trẻ, 2002. Tác giả

đề cập đến các vấn đề: Việt Nam và vấn đề đô thị hóa trong lịch sử, đô thị hóa và lịch

sử phát triển của xã hội, dân tộc học-đô thị khái luận.

Tác phẩm “Hoạt động giải trí của Đô thị Việt Nam hiện nay” của Trần Văn

Bính, Nxb văn hóa Thông tin, 2004. Cuốn sách trình bày hoạt động vui chơi giải trí là

một trong những nhu cầu văn hóa cơ bản của con người. Nó giúp giải tỏa những căng

thẳng do lao động chân tay hay trí óc mang lại, tạo điều kiện để con người phát triển

toàn diện về thể chất, trí tuệ và tình cảm cũng như nhân cách xã hội. Thực trạng các

hoạt động vui chơi giải trí ở khu đô thị hiện nay.

Công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ sử học “Quá trình đô thị hóa ở thành phố

Cần Thơ từ 1975 đến 2000” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Duyên đã trình bày một cách

3

tổng quát về quá trình đô thị hóa Cần Thơ, những chuyển biến về kinh tế, xã hội của

thành phố Cần Thơ.

Tác giả Phạm Đỗ Văn Trung với công trình luận án tiến sĩ năm 2014 “Nghiên

cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế- xã hội thành

phố Cần Thơ” Luận án đã trình bày quá trình đô thị hóa ở thành Cần Thơ từ 1990 đến

2011 để từ đó thấy được ảnh hưởng của nó đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

xã hội của thành phố. Đề xuất những giải pháp khắc phục phát triển đô thị bền vững.

Luận văn sử học “Quá trình đô thị hóa Buôn Ma Thuột (1975-2010) của tác giả

Lê Văn Đoài đã trình bày một cách tổng quát về quá trình đô thị hóa ở thành phố Buôn

Ma Thuột. Tác giả Nguyễn Văn Hợi với luận văn thạc sĩ sử học năm 2020 “Đô thị hóa

thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (1997-2017)” đã nhấn mạnh quá trình đô thị hóa

ở thành phố trẻ Tam Kỳ, Quảng Nam.

Ngoài ra, còn có một số tác phẩm viết về Cần Thơ như :

Tác phẩm “Địa chí Cần Thơ” của Nguyễn Lương Bằng, Nxb Tổng hợp Thành

phố Hồ Chí Minh, 2002. Đã trình bày một cách khái quát về quá trình hình thành, địa

lý và dân cư, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng, kinh tế, văn hóa, xã hội của

Cần Thơ qua các thời kì.

Tác phẩm “Cần Thơ 25 năm xây dựng và phát triển (1975-2000)”, cục thống kê

xuất bản năm 2000 và “30 năm xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ (1975-

2005)” do UBND thành phố Cần Thơ xuất bản năm 2005 đã khái quát những thành

tựu kinh tế -xã hội của Cần Thơ sau 30 năm xây dựng và phát triển.

Tác phẩm “Địa lý tỉnh Cần Thơ” của Trần Đức Sơn và Đỗ Thị Chính (chủ biên)

đã trình bày những đặc điểm địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn, chính trị, hành chính,

kinh tế-xã hội và địa lý kinh tế thành phố Cần Thơ. Và tác phẩm “Cần Thơ thế và lực

mới trong thế kỉ 21” của Chu Viết Luân. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội,

2006.

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ Cần

Thơ, các số liệu thống kê về những chuyển biến kinh tế xã hội của Cục thống kê từ

năm 2004 đến 2020.

Các báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ và các cơ quan chức năng

có liên quan đến vấn đề dô thị hóa, niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, các nghiên

cứu của một số tác giả, sách báo, tạp chí...

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các tác phẩm trên chỉ nghiên cứu một bộ

phận, một khía cạnh của quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ chứ chưa thật sự đi

sâu vào nghiên cứu về quá trình này.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu Quá trình đô thị hóa của thành phố Cần Thơ từ năm

2004 đến năm 2020, luận văn rút ra được những đặc trưng, vai trò, tác động và ý nghĩa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!