Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của việt nam từ đổi mới đến nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
Người hướng dẫn : TS. Đinh Thị Phượng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Lớp : 13 SGC
Đà Nẵng, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất cứ hình
thức nào trước đây. Những tư liệu, số liệu, và nhận định được sử dụng để phục vụ
trong bài khóa luận được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong tài
liệu tham khảo và trích dẫn chú thích nguồn rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về
nội dung bài khóa luận của mình.
Tác giả đề tài
Nguyễn Thị Ngọc Diệp
LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn được làm bài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa đề nâng cao kiến thức
cũng như kỹ năng cho bản thân, và được sự đồng ý của Cô hướng dẫn TS. Đinh Thị
Phượng tôi đã thực hiện đề tài “Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của Việt Nam
từ đổi mới đến nay”. Để công trình khóa luận này hoàn thành đúng tiến độ và khoa
học, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô đã quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở,
giúp đỡ tận tình, chu đáo trong suốt quá trình tôi thực hiện.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Chính trị - trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện để tôi có thể
hoàn thành được đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song, do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bản thân còn hạn
chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức nên chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những
hạn chế. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, các bạn và những
người có kinh nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Diệp
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4
5. Bố cục của đề tài ......................................................................................................4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..................................................................................4
B. NỘI DUNG ................................................................................................................7
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY.....7
1.1. Bối cảnh lịch sử chuyển đổi mô hình kinh tế của Việt Nam.............................7
1.1.1. Bối cảnh trong nước....................................................................................7
1.1.2. Bối cảnh quốc tế ........................................................................................10
1.2. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của Đảng.............................................14
1.2.1. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của Đảng từ đại hội IV đến Đại hội
VIII ...............................................................................................................14
1.2.2. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của Đảng từ đại hội IX đến Đại hội
XII ...............................................................................................................18
1.3. Thực tiễn chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam .........................................23
1.3.1. Quá trình chuyển đổi ở địa phương ..........................................................23
1.3.2. Thành công trên phạm vi cả nước.............................................................34
CHƯƠNG II. THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM.............................39
2.1 Thành tựu đạt được ...........................................................................................39
2.2 Hạn chế của quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới đến
nay...........................................................................................................................47
2.3 Một số vấn đề đặt ra trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của Vệt Nam
hiện nay...................................................................................................................48
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................54
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................56
1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn ba mươi năm đổi mới đất nước, thực tiễn đã chứng minh đường lối kinh tế
của Đảng là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, phù với với đặc điểm
riêng của Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân đã nỗ lực phấn đấu, đưa đất
nước vượt qua khó khăn, thử thách. Ngày nay, Việt Nam có diện mạo hoàn toàn mới:
Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng; đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; thiết lập mối
quan hệ với nhiều nước lớn trên thế giới, địa vị và uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế ngày càng cao.
Nhìn lại lịch sử, khi đất nước còn chiến tranh, cơ chế tập trung, bao cấp đã huy
động được tối đa nguồn nhân lực, vật lực phục vụ kháng chiến. Nhân dân trong không
khí hào hùng của dân tộc,với khát vọng độc lập, tự do đã đem sức người, sức của phục
vụ cho Cách mạng, cùng Đảng tham gia kháng chiến, thống nhất nước nhà. Sau khi
miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (4 - 1975) và đất nước thống nhất
(năm 1976), trong không khí phấn khởi, tràn đầy hi vọng, cả nước bắt đầu ngay vào
việc thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế với hai kế hoạch 5 năm - (1976
- 1980) và (1981 - 1985) để tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kế hoạch
này vẫn giữ mô hình kinh tế tập trung, bao cấp như trước khi giải phóng. Sau thời gian
ngắn áp dụng, mô hình này bộc lộ những hạn chế yếu kém, kiềm hãm phát triển của
lực lượng sản xuất, nghiêm trọng hơn, làm cho nền kinh tế nước ta đứng trên bờ vực
khủng hoảng, suy thoái, sản xuất đình trệ, tăng trưởng chậm, tình trạng thiếu lương
thực, thực phẩm diễn ra khắp nơi, ngân sách thiếu hụt, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu
thiếu trầm trọng, nạn lạm phát tăng nhanh, nạn đói nghèo bao trùm làm đời sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn, còn ở miền Nam là một nền kinh tế hỗn hợp giữa sản xuất
hàng hóa nhỏ đa sở hữu do thời kỳ thực dân Mỹ thống trị hơn 20 năm để lại.
Đường lối và chính sách đổi mới trong Đại hội VI (1986) như một làn gió mới,
tia hy vọng mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Đây là kết quả của quá trình
tìm tòi thử nghiệm, bám sát thực tiễn, vừa làm tổng kết kinh nghiệm của Đảng.Từ chỗ
không thừa nhận sự tồn tại của kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kinh tế tư nhân đến
2
thừa nhận; từ rập khuôn theo mô hình kinh tế của Liên Xô đến lựa chọn mô hình kinh
tế riêng phù hợp với đặc điểm của Việt Nam là bước đột phá rất lớn của Đảng và nhân
dân ta. Chính đột phá này là chìa khoá quan trọng của thành tựu hơn 30 năm đổi mới
đất nước. Từ Đại hội VI, Đảng ta xác định đúng tầm quan trọng của mô hình kinh tế
thị trường trong bối cảnh đất nước hiện tại. Trải qua 15 năm tìm tòi đổi mới tư duy và
dựa vào thực tiễn, được đúc kết lại trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá và rút ra các bài học
lớn tại các kỳ Đại hội Đảng, đến Đại hội lần thứ IX khẳng định mô hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây thực chất là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và đây là mô hình kinh tế hoàn toàn mới, chưa có trong
tiền lệ lịch sử, chưa từng được đề cập đến trong tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.
Ăngghen, V.Lênin, cũng chưa từng có dân tộc nào xây dựng và làm mẫu. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là nền kinh tế mở phù hợp với xu
thế hội nhập kinh tế uốc tế. Với nhiều hình thức sở hữu và cơ cấu kinh tế bao gồm
nhiều thành phần, trong đó sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất là chủ yếu và kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đã tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi cho giải phóng
sức sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước. Nhờ đó, cải thiện đời sống nhân
dân và thực hiện công bằng xã hội đưa Việt Nam ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp
và bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình.
Ngày nay, Việt Nam được thế giới biết đến là một nước có nền kinh tế tăng
trưởng cao, nền kinh tế năng động, từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Sự nghiệp đổi mới vẫn đang được tiếp tục hướng tới xây dựng và hoàn thiện
mô hình kinh tế năng động và cơ chế tự điều chỉnh linh hoạt. Nhìn lại quá trình chuyển
đổi mô hình kinh tế từ tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là chặng đường có nhiều khó khăn thử thách. Đặc biệt đứng trước những
biến đổi sâu sắc của tình hình thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô, suy thoái kinh tế toàn
cầu, và những thay đổi trong quan hệ giữa các nước lớn; hay xu thế toàn cầu hoá ngày
càng mở rộng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh
tế của Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn “Quá trình