Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học địa lý 10 ở trường trung học phổ thông (ban cơ bản)
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1783

Phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học địa lý 10 ở trường trung học phổ thông (ban cơ bản)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÍ

----------

NGUYỄN THỊ AN

Phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho

học sinh qua dạy học địa lý 10 ở trường

Trung học phổ thông (Ban cơ bản)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người dường như có nhiều cơ hội để

phát triển hơn, cũng như chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng được

đảm bảo và nâng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà xã hội hiện đại

mang lại thì con người chúng ta cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn

chưa từng có như: sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, chủ nghĩa khủng bố, bất

ổn chính trị xã hội,….và ngay cả tự nhiên, yếu tố khó bị biến đổi nhất cũng đang có

những thay đổi phức tạp khôn lường, mà con người khó có thể nắm bắt, lường trước

được. Vậy con người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hiện nay phải làm gì để có thể

đương đầu với những thách thức đó, làm sao để giải quyết được những khó khăn

mà ngay chính xã hội hiện đại, cũng như thiên nhiên mang lại, đó chính là vấn đề

đang được cả thế giới quan tâm.

Để giải quyết được mối lo ngại đó, thì không những các tổ chức quốc tế mà

ngay cả trong Hội nghị Giáo dục về giáo dục cho mọi người họp tại Senegal (2000),

đã đề ra chương trình hành động Dakar - giáo dục kỹ năng sống (KNS). Giáo dục,

rèn luyện KNS cho mọi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ có một ý nghĩa vô cùng

quan trọng, nó là hợp phần trong nhân cách sống của con người, giúp con người có

khả năng để vượt qua những khó khăn, thử thách, rủi ro trong cuộc sống. Trang bị

KNS cũng là trang bị cho thế hệ trẻ những hành trang cần thiết bước vào đời, vững

vàng trước những rủi ro, tai nạn trong cuộc sống mà các em phải đối mặt.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở nước ta chương trình giáo dục KNS đã

được nhà nước cũng như các cơ quan, đoàn thể quan tâm, đặc biệt là Bộ giáo dục –

đào tạo (GD - ĐT). Hiện nay, giáo dục KNS đã dần dần được đưa vào chương trình

giảng dạy ở các cấp học, thông qua các hình thức giáo dục lồng ghép, tích hợp qua

từng môn học, phù hợp với chương trình giảng dạy.

Đối với môn Địa lí, đây là môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cả

về tự nhiên và xã hội. Vì vậy, việc giáo dục rèn luyện KNS trong môn học này là rất

cần thiết, nó giúp cho học sinh có được kỹ năng ứng xử phù hợp, khả năng ứng phó

3

và giải quyết được một số vấn đề thường gặp trong cuộc sống mà các điều kiện tự

nhiên cũng như xã hội mang lại.

Đặc biệt, trong chương trình và nội dung SGK Địa lí 10, các em được học và

mở rộng thêm các kiến thức đại cương ban đầu về Trái Đất, các thành phần của tự

nhiên, cũng như các kiến thức đại cương về kinh tế - xã hội. Với những nội dung

này, khi lồng ghép KNS có thể giáo dục cho các em ý thức bảo vệ tự nhiên, môi

trường, quan tâm tới các vấn đề kinh tế - xã hội, cũng như thể hiện được trách

nhiệm của bản thân đối với gia đình, địa phương, đất nước. Ngoài ra, với học sinh

lớp 10, thì đây là lứa tuổi mà các em đã có những nhận thức nhất định về cuộc sống

hàng ngày. Chính vì vậy, việc trang bị những KNS cho các em là điều cần thiết và

cấp bách.

Qua thực tế, tôi nhận thấy việc giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh trong

dạy học Địa lí 10 là vấn đề có tính khả thi cao, hoàn toàn có thể thực hiện được và

có khả năng áp dụng được ở nhiều trường phổ thông. Việc áp dụng rèn luyện KNS

không những không làm nặng chương trình kiến thức mà còn tạo hung thú hơn

trong việc học tập của học sinh.

Với những lí do trên, tôi chon nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ Phương pháp

rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học địa lý 10 ở trường Trung học phổ

thông (Ban cơ bản) ”.

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1. Mục đích của đề tài

Xác định một số phương pháp rèn luyện KNS cho học sinh qua dạy học địa

lí 10 nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và hiệu quả dạy học.

2.2. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu tài liệu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề

rèn luyện KNS cho học sinh qua dạy học địa lý 10.

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa địa lí 10 để được khả năng rèn

luyện KNS cho học sinh qua dạy học của chương trình.

- Xác định một số KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh.

- Xác định một số phương pháp rèn luyện KNS qua dạy học địa lí 10.

4

- Thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của đề tài.

3. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Rèn luyện những KNS cơ bản, cần thiết cho học sinh: Kỹ năng

tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy và kỹ

năng làm chủ bản thân.

- Phạm vi nghiên cứu: điều tra thực trạng rèn luyện KNS cho học sinh qua

dạy học địa lí 10 ở một số trường THPT tại Quảng Nam: trường THPT Nguyễn Duy

Hiệu, trường THPT Trần Quý Cáp.

- Tiến hành thực nghiệm trong phạm vi một số lớp học ở các trường THPT

tại Quảng Nam: trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, trường THPT Trần Quý Cáp.

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài

4.1. Trên thế giới

Các vấn đề về KNS và giáo dục, rèn luyện KNS cho mọi người ngày càng

được quan tâm nhiều hơn, cho đến nay vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học trên

thế giới nghiên cứu và đưa ra nhiều tài liệu về cơ sở lí luận, những chủ đề thực tiễn

để hướng tới sự phát triển KNS cho con người.

Cụ thể, các hội nghị và các tài liệu về giáo dục, rèn luyện KNS:

- Hội nghị giáo dục thế giới họp tại Senegan tháng 4 năm 2000 đã thông qua

kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người đã vạch ra mục tiêu: Phải đảm bảo

chương trình học tập và rèn luyện KNS cho người học và xác định những lĩnh vực

cần được quan tâm đặc biệt đến giáo dục KNS.

- Tài liệu hội thảo về giáo dục KNS của các nước trong khu vực, họp tại

Băng Cốc, Thái Lan tháng 9 năm 2003.

- Tài liệu hội thảo về giáo dục KNS trong lĩnh vực phi chính quy của các

nước trong khu vực, họp tại Bali, Indonexia tháng 12 năm 2003.

Tất cả các tài liệu trên đều đưa ra những lí luận về KNS trên cơ sở đó nhấn

mạnh tới các vấn đề giáo dục rèn luyện KNS cho con người ở các lứa tuổi và các

lĩnh vực khác nhau. Trên thế giới ở hầu hết các quốc gia phát triển đã đặt ra và thực

hiện các chương trình giáo dục rèn luyện KNS cho người học từ rất sớm và nó trở

thành hệ thống chính quy trong giáo dục.

5

4.2. Ở Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, các vấn đề về KNS và rèn luyện KNS vẫn còn khá mới

mẻ, tuy nhiên cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và viết khá nhiều tài liệu

nghiên cứu vấn đề KNS và rèn luyện KNS cụ thể cho một số đối tượng như: cho

học sinh phổ thông, cho phụ nữ, cho thanh thiếu niên,…

Các nhà nghiên cứu, các tài liệu đã được nghiên cứu và biên soạn trong nước

hiện có:

- Các công trình nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Thanh Bình như: “Giáo

trình Giáo dục kĩ năng sống” (Giáo trình cao đẳng sư phạm); các bài báo đăng trên

tạp chí khoa học: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT”, tạp chí khoa học

giáo dục, số 3 tháng 12/ 2005; “Giáo dục kĩ năng sống hướng vào người học”, tạp

chí khoa học ĐHSP Hà Nội số 3, năm 2006; “Thử nghiệm giáo dục KNS cho học

sinh THPT”, tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, số 6/2006. Mới đây, ông tham gia

nghiên cứu viết đề tài mang tên: “Giáo dục một số KNS cho học sinh THPT”.

- Các tài liệu nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh với: “Kĩ năng sống

cho tuổi vị thành niên”, NXB trẻ, thành phố HCM (2008); “10 cách rèn luyện kĩ

năng sống cho tuổi vị thành niên”, NXB Trẻ, thành phố HCM (2008). Các tài liệu

này đều giải quyết được vấn đề lí luận và thực tiễn trong giáo dục KNS cho thanh

niên và nêu ra các phương pháp giáo dục KNS để có hiệu quả.

- Đặc biệt, trong năm học 2011 – 2012, Bộ GD – ĐT đã hoàn thiện và chính

thức cho ra bộ tài về giáo dục kĩ năng sống, tích hợp vào một số môn học từ lớp 1

đến lớp 12. Ở bậc THPT, Bộ cũng đã phát hành 5 cuốn tài liệu KNS dạng lồng ghép

qua các môn học đặc thù: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học, Địa lí và hoạt

động ngoài giờ lên lớp. Với việc đưa ra bộ tài liệu này vào chương trình đã góp

phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của GV cũng như nâng cao được

hiệu quả giáo dục KNS cho HS ở các cấp học nói chung và bậc học THPT nói riêng

của nước ta.

- Đối với môn học Địa lí cũng đã có nhiều đề tài được nghiên cứu và thực

hiện với nội dung chính là tích hợp các KNS thông qua các bài học Địa lí như:

“Giáo dục môi trường qua môn Địa lí ở trường phổ thông” của Nguyễn Phi Hạnh –

6

Nguyễn Thị Kim Chương, 1999; các đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Giáo dục môi

trường qua môn Địa lí 12 - THPT” của Liễu Thị Thiệp, ĐHSP Hà Nội (2003), “Phát

triển KNS cho HS trong dạy học địa lí 12” của Bùi Thị Hậu, ĐHSP Hà Nội (2010)

và các tài liệu về tích hợp Giáo dục dân số vào bài giảng Địa lí ở nhà trường phổ

thông.

- Tuy nhiên, trong các tài liệu và các nội dung nghiên cứu trên chưa có tài

liệu nào nghiên cứu và thực hiện giải quyết vấn đề Rèn luyện kĩ năng sống cho học

sinh qua dạy học Địa lí 10. Đây là một vấn đề mới mà các tài liệu trên chưa giải

quyết được cụ thể. Nhưng trong lịch sử nghiên cứu phong phú và đa dạng các vấn

đề về KNS mà trực tiếp nhất là các tài liệu nghiên cứu về việc rèn luyện KNS cho

học sinh THPT đã đặt nền móng cho việc đặt vấn đề và nghiên cứu đề tài: “Phương

pháp rèn luyện KNS cho học sinh qua dạy học Địa lý 10 ở trường Trung học phổ

thông (Ban cơ bản) ”

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phân tích, so sánh, tổng hợp các quan điểm về KNS và các cách phân loại

KNS để hiểu rõ hơn về KNS.

- Phân tích, so sánh, tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau để đưa ra các cơ

sở về đặc điểm tâm sinh lí và xã hội của lứa tuổi học sinh, phân tích nội dung SGK

địa lí 10 và tìm hiểu tổng hợp những phương pháp là công cụ góp phần tích cực để

rèn luyện KNS cho học sinh. Đưa ra những đánh giá, nhận định để thấy được khả

năng tích hợp của môn học trong giảng dạy.

5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

- Thực tế đến các trường THPT trên địa bàn Quảng Nam: trường THPT

Nguyễn Duy Hiệu, trường THPT Trần Quý Cáp để thấy được tình hình rèn luyện

KNS cho học sinh qua dạy học Địa lý 10.

- Tiến hành điều tra học sinh bằng cách lập và phát phiếu điều tra.

5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Đây là phương pháp bắt buộc phải tiến hành làm đề tài để thấy tính thực

tiễn và ứng dụng của đề tài.

7

-Trực tiếp đến các trường THPT tại Quảng Nam: trường THPT Nguyễn Duy

Hiệu, trường THPT Trần Quý Cáp để tiến hành soạn giáo án, giảng dạy và phát

phiếu điều tra học sinh lớp 10.

5.4. Phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả điều tra và thực nghiệm

Sau khi đã có kết quả điều tra và thực nghiệm cần phải tiến hành việc xử lí số

liệu bằng những phương pháp toán học để từ đó đưa ra những nhận định và kết luận

có cơ sở đúng đắn.

6. Cấu trúc của khóa luận

Đề tài khóa luận gồm 3 phần

- Phần mở đầu

- Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2. Phương pháp rèn luyện KNS cho học sinh qua dạy học địa lý 10 ở

một số trường THPT tại Quảng Nam

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

- Phần kết luận và kiến nghị

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!