Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí 12 ở trường thpt.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
BÙI THỊ THÚY
Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ
trong dạy học địa lí 12 ở trường THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay, các quốc
gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục và đào tạo với
nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực
trong dạy và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học
tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Trong dạy học, người GV không
chỉ dạy cho HS mỗi kiến thức mà còn phải rèn luyện cho HS những kĩ năng tương ứng
có như vậy mới phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình học. Đối với
môn địa lí bên cạnh hệ thống kiến thức tàng trữ trong SGK thì còn tồn tại song song hệ
thống kĩ năng địa lí có trong chương trình. Trong hệ thống các kĩ năng này thì kĩ năng
sử dụng bản đồ là quan trọng nhất và đặc trưng nhất của môn địa lí.
“Địa lí bắt đầu và kết thúc bằng bản đồ”. Quả đúng như vậy, trong bộ môn Địa
lí ở trường phổ thông nói chung và Địa lí lớp 12 nói riêng, việc sử dụng bản đồ trong
các tiết dạy là rất thường xuyên và thiết thực. Bản đồ không những là phương tiện
minh họa cho nội dung bài học mà còn chứa đựng kiến thức cho HS khai thác, giúp các
em hiểu sâu hơn, cụ thể hơn thế giới xung quanh chúng ta và những vấn đề địa lí liên
quan.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ giúp HS lĩnh hội được kiến thức địa lí một
cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu bền. Vì vậy, việc giảng dạy kiến
thức lí thuyết kết hợp với rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS là một việc làm rất cần thiết.
Rèn luyện kĩ năng bản đồ còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển tư duy
nói chung và tư duy địa lí nói riêng. Trong khi học tập sử dụng bản đồ, HS luôn phải
quan sát, tưởng tượng, phân tích đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, xác lập
các mối quan hệ địa lí, vì thế tư duy của các em luôn luôn hoạt động và phát triển.
Chính vì vậy, rèn luyện kĩ năng càng cao bao nhiêu thì càng tạo ra tiền đề cho chất
lượng cao của kiến thức địa lí bấy nhiêu.
3
Tuy nhiên trên thực tế, vì nhiều điều kiện khác nhau mà công việc này chưa đạt
được nhiều kết quả tốt. Nhiều GV chỉ chú trọng dạy kiến thức mà quên đi hay ít quan
tâm đến việc rèn luyện kĩ năng cho HS. Mặt khác, HS chưa nhận thức được hết vai trò
và tác dụng của việc tiếp thu nội dung kiến thức thông qua những kĩ năng này nên chưa
hứng thú học tập, cho nên việc sử dụng bản đồ chỉ dừng lại ở mức coi bản đồ là
phương tiện minh họa, chỉ có một số ít GV chú ý đến việc rèn luyện cho HS sử dụng
bản đồ để khai thác kiến thức địa lí.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài : “Phương pháp rèn
luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí 12 ở trường THPT” để nghiên
cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí đã có từ rất
sớm. Chính vì vậy trong lĩnh vực khoa học địa lí đã có nhiều nhà khoa học, nhà sư
phạm địa lí nghiên cứu về vấn đề này.
Trên thế giới, có nhiều nhà nghiên cứu đã biên soạn các cuốn sách về vấn đề
rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS như: N.N.Baranski; W.D - Walter Jabn; I.F Kharlamôp;
L.V Panshenhicova…
Ở Việt Nam, nhiều nhà tác giả cũng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc rèn
luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS. Chính vì thế vấn đề này được đề cập trong nhiều
giáo trình như:
- Các tác giả: Lâm Quang Dốc (Chủ biên) – Lê Huỳnh… nghiên cứu về tập bản
đồ bài tập dùng cho các lớp 6,7,8,9,10,11,12 xuất bản các năm từ 1984 đến 1994.
- Trong cuốn “Lí luận dạy học địa lí” của PGS. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng
Phúc nhà xuất bản ĐHQG (1998) và “Lí luận dạy học địa lí” của PGS.T.S Đậu Thị
Hòa ĐH SP Đà Nẵng (2004). Trong tài liệu này đã nêu lên các loại kĩ năng và phương
thức hình thành kĩ năng địa lí cho nhà trường phổ thông một cách khái quát, đưa ra
phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ nói chung, giới thiệu cách đọc
bản đồ ở ba mức.
4
- Cuốn “Rèn luyện kĩ năng địa lí” của tác giả Mai Xuân San – nhà xuất bản
Giáo Dục (1997) cũng chỉ ra từng kĩ năng sử dụng, khai thác bản đồ theo trình tự: Ý
nghĩa, cách thức tiến hành, quy trình tiến hành.
- “Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở trường phổ thông”
của PGS.TS Nguyễn Đức Vũ (chủ biên), ĐH Huế 7/2000 đã trình bày về quan niệm,
chức năng và một số điểm chú ý trong sử dụng phương tiện dạy học địa lí, phương
pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí truyền thống và một số phương tiện kĩ
thuật thường dùng trong dạy học địa lí phổ thông.
- Ngoài ra còn có một số tác giả khác nghiên cứu về vấn đề này như: Đặng Văn
Đức; Nguyễn Đức Vũ…
Bên cạnh đó còn nhiều công trình nghiên cứu khác được trình bày trong các hội
thảo như: Hội thảo khoa học về phương pháp dạy học địa lí của khoa Sử - Địa tại
trường Đại học sư phạm Đà Nẵng diễn ra vào tháng 4/2005; các công trình nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu luận án, khóa luận tốt nghiệp…
Các tài liệu trên đều nhấn mạnh ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ trong dạy học
địa lí, xác định một số phương pháp để rèn luyện các kĩ năng địa lí, kĩ năng sử dụng
bản đồ cho HS… Tuy nhiên việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS, đặc biệt là
trong chương trình địa lí lớp 12 đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Việc rèn
luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS trong dạy học địa lí là rất cần thiết nhằm giúp
cho HS khai thác tốt kiến thức địa lí gắn với bản đồ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định các kĩ năng sử dụng bản đồ và cách thức rèn luyện bản đồ trong dạy
học địa lí 12 góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy
học địa lí.
5
- Tìm hiểu đặc điểm, nội dung chương trình SGK địa lí lớp 12. Qua đó xác định
các kĩ năng sử dụng bản đồ và một số cách thức rèn luyện cho HS trong quá trình dạy
học địa lí 12.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí HS lớp 12 THPT.
- Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ ở các trường THPT.
- Thực nghiệm việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và một số bài dạy cụ thể
tại một số trường THPT.
4. Đối tượng, giới hạn nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS trong quá trình dạy học
địa lí 12.
4.2. Giới hạn nghiên cứu
Địa lí 12, phần “Địa lí các vùng kinh tế” (Ban cơ bản).
Địa bàn thực hiện: Một số trường THPT ở Quảng Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập, phân tích tổng hợp các nguồn tài nguyên tài liệu, tạp chí, sách tham
khảo… có liên quan đến đề tài để nghiên cứu hệ thống các phương pháp dạy học địa lí
nói chung và phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ nói riêng. Từ đó vận dụng
các phương pháp đó vào dạy học địa lí lớp 12 THPT.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Điều tra, khảo sát thực trạng việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS tại
các trường một số trường THPT thông qua phiếu điều tra.
- Tiến hành trao đổi, phỏng vấn với GV và HS lớp 12 ở các trường TN.
Nội dung điều tra, khảo sát chủ yếu là về mức độ nhận thức và việc sử dụng bản
đồ trong dạy học địa lí 12 tại một số trường THPT trên địa bàn Quảng Nam.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6
- Tiến hành TN sư phạm tại một số trường THPT thông qua việc giảng dạy một
số bài có rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS nhằm kiểm chứng kết quả nghiên
cứu của đề tài.
- Từ đó đề xuất, kiến nghị và nêu các giải pháp để rèn luyện kĩ năng sử dụng
bản đồ.
5.4. Phương pháp thống kê toán học
Qua việc điều tra, khảo sát và TN sư phạm để thống kê, phân tích, xử lí kết quả
điều tra đánh giá quá trình TN.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phần kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, lời
cảm ơn, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí
12
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
7
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 Ở
TRƯỜNG THPT
1.1. Kĩ năng địa lí
1.1.1. Khái niệm
a. Kĩ năng
Gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về thuật ngữ "kĩ năng" như là kĩ năng sống,
kĩ năng mềm, kĩ năng chuyên môn… Tuy nhiên để hiểu rõ thuật ngữ này thì vẫn còn
nhiều người chưa hiểu hết.
Kĩ năng là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định
nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người
viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi chúng
ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một
hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng
rõ ràng.
Kĩ năng theo tâm lí học nói chung, là phương thức thực hiện một hành động nào
đó, thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động.
A.V.Petrovxki: Kĩ năng là sự vận dụng những tri thức, kĩ xảo đã có để lựa chọn
thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đề ra.
Bui Văn Huệ: Kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức, khái niệm, định nghĩa,
định luật vào thực tiễn.
8
Lưu Xuân Mới: Kĩ năng là sự biểu hiện kết quả hành động trên cơ sở kiến thức
đã có. Kĩ năng là tri thức trong hành động
Từ điển tiếng Việt: Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào
thực tế.
Như vậy, kĩ năng là phương thức thực hiện một hành động nào đó nhằm đạt
được mục đích. Hay chính xác hơn kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực
hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh
nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
b. Kĩ năng địa lí
Kĩ năng địa lí thực chất là những hoạt động thực tiễn, mà HS hình thành được
một cách có ý thức, trên cơ sở vận dụng những kiến thức địa lí đã có.
Chính vì vậy, muốn có kĩ năng trước hết HS phải có kiến thức và biết cách vận
dụng chúng vào trong thực tiễn một cách sáng tạo. Kĩ năng nếu được thường xuyên rèn
luyện và lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kĩ xảo. Trong kĩ xảo, hành động của HS đã
trở thành thành thục, có tính chất tự động. Ví dụ: Khi đọc bản đồ nếu HS biết đối chiếu
các kí hiệu trên bảng chú giải với các kí hiệu trên bản đồ để hiểu ý nghĩa của chúng, thì
họ đã có kĩ năng ban đầu về đọc các kí hiệu trên bản đồ. Nhưng nếu khi nhìn vào bản
đồ, HS đã hình dung ngay ra các đối tượng biểu hiện trên bản đồ, mà không phải dò
dẫm đối chiếu để giải mã các kí hiệu, thì việc đọc bản đồ của các em đã trở thành kĩ
xảo.
1.1.2. Đặc điểm của kĩ năng địa lí
Việc nắm kĩ năng, kĩ xảo của HS là một quá trình hành động theo mẫu, nếu
không có mẫu thì phải được chỉ dẫn từng động tác một cách sao sát theo một trình tự
nhất định. Nếu HS chưa tận mắt nhìn thấy cách thực hiện đó bao giờ thì khó có thể
hình dung được kĩ năng đó một cách cụ thể.
Điều kiện thứ hai cũng hết sức cần thiết trong việc nắm kĩ năng của HS, đó là
vấn đề phương tiện. Phương tiện, nó hết sức cần thiết cho việc nắm kĩ năng của HS.
Phần lớn các kĩ năng đều có liên quan đến phương tiện và đòi hỏi phải có phương tiện.
Ví dụ: muốn nắm kĩ năng về bản đồ, không thể không có phương tiện triển khai kĩ
9
năng là bản đồ hoặc muốn nắm kĩ năng khai thác tri thức địa lí từ tranh ảnh thì không
thể không có tranh ảnh...
Cũng tương tự như việc nắm kiến thức, việc nắm kĩ năng của HS được thực hiện
theo 2 giai đoạn chính: Giai đoạn nắm lý thuyết và giai đoạn rèn luyện kĩ năng.
- Trong giai đoạn nắm kĩ năng: Trước tiên HS phải hiểu rõ mục đích của hành
động, tức là biết kĩ năng sẽ thực hiện là kĩ năng gì (Ví dụ: Vẽ biểu đồ hoặc phân tích số
liệu, đọc bản đồ…), kĩ năng đó dùng để làm gì? (Biểu hiện sự phát triển dân số hay cơ
cấu xuất nhập khẩu…), nó có tác dụng như thế nào trong việc học tập địa lí? (Minh họa
cho một quá trình phát triển sản xuất hay nghiên cứu một hiện tượng kinh tế - xã hội
của một nước, một khu vực…). Sau khi nắm được những vấn đề trên, HS cần phải nắm
được quá trình hành động của kĩ năng. Ví dụ: Hoạt động với phương tiện hay dụng cụ
quan trắc nào, tính toán hay phân tích, so sánh dựa trên các số liệu, các bản đồ nào và
trình tự tiến hành ra sao. Tất cả những vấn đề trên là những vấn đề lý thuyết, cần thiết
cho một kĩ năng mới.
- Trong giai đoạn rèn luyện kĩ năng: Trước tiên HS cần được quan sát tận mắt,
ít nhất một lần việc thực hiện kĩ năng mẫu, sau đó mới tự mình thực hiện theo kĩ năng
và quy trình đã biết. Cuối cùng, việc nắm kĩ năng của HS phải được kết thúc bằng việc
rút kinh nghiệm và đánh giá.
Quá trình hình thành kĩ năng gồm 3 bước:
+ Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích
+ Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu
+ Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện
hành động nhằm đạt được mục đích đặt ra.
1.1.3. Các loại kĩ năng địa lí
Hiện nay trong môn địa lí, việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS trong nhà
trường đều tập trung vào các nhóm kĩ năng sau:
- Kĩ năng làm việc với bản đồ, khai thác kiến thức địa lí tàng trữ trong bản đồ.
Trong nhóm kĩ năng này gồm có các kĩ năng như định hướng trên bản đồ; đo tính
khoảng cách, độ sâu hay chiều cao trên bản đồ; tìm tọa độ địa lí trên bản đồ, xác định