Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phép tính vi phân ngẫu nhiên và ứng dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT
PHÉP TÍNH VI PHÂN NGẪU NHIÊN
VÀ ỨNG DỤNG
Chuyên ngành : Phương pháp Toán sơ cấp
Mã số: 60.46.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học:TS. CAO VĂN NUÔI
Phản biện 1: TS. NGUYỄN DUY THÁI SƠN
Phản biện 2: GS.TSKH. NGUYỄN VĂN MẬU
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 5
năm 2013.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phép tính vi tích phân là một trong những lĩnh vực nghiên cứu
quan trọng của toán học, là thành tựu nổi bật nhất của giai đoạn cuối
thế kỷ XVII của Isaac Newton và Gottfried Wilhelm Leibniz. Do nhu
cầu phát triển của kỹ thuật và các ngành khoa học khác mà phép tính
vi phân ngẫu nhiên được ra đời.
Phép tính vi phân ngẫu nhiên đã giải quyết nhiều vấn đề lớn
trong các ứng dụng khoa học, trong nông nghiệp, công nghệ, kỹ
thuật…Với thực tế những đại lượng biến đổi ngẫu nhiên, những hàm
với biến ngẫu nhiên không thể áp dụng được các kỹ thuật tính toán
của phép tính vi phân thông thường mà phải sử dụng một công cụ
hoàn toàn mới đó là phép tính vi phân ngẫu nhiên. Đó là lý do mà tôi
chọn đề tài “ Phép tính vi phân ngẫu nhiên và ứng dụng” làm đề tài
tốt nhiệp bậc cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu phép tính vi
phân ngẫu nhiên, xây dựng cách tính vi phân của các hàm ngẫu
nhiên, sau đó ứng dụng lý thuyết này vào việc khảo sát các quá trình
ngẫu nhiên.
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa các cơ sở lý
thuyết liên quan đến phép tính vi phân ngẫu nhiên, sau đó minh họa
một số bài toán giải được bằng cách tính vi phân của các hàm ngẫu
nhiên và cuối cùng là ứng dụng lý thuyết này trong việc khảo sát các
quá trình ngẫu nhiên như quá trình dừng bậc hai, biểu diễn phổ của
quá trình dừng bậc hai, …
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cách xây dựng
phép tính vi phân ngẫu nhiên và ứng dụng của chúng trong việc khảo
sát các quá trình ngẫu nhiên như quá trình dừng bậc hai, quá trình
Markov, biểu diễn phổ của quá trình dừng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi đang sử dụng là thu thập
tài liệu liên quan đến luận văn từ các sách chuyên khảo, các tài liệu
cập nhật trên internet. Sau đó, chúng tôi xử lý tài liệu và biên soạn lại
theo trình tự dự kiến của luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn có ý nghĩa khoa học trình bày phép tính vi ngẫu nhiên
một cách chuẩn xác theo quan điểm hiện đại của toán học ngày nay.
Phép tính vi phân ngẫu nhiên được ứng dụng tốt trong thực tế vì nó
sát với thực tế của các vấn đề đang xảy ra là phần lớn mang yếu tố
ngẫu nhiên.
3
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Các kiến thức cơ sở.
Chương 2. Phép tính vi phân ngẫu nhiên.
Chương 3. Một số ví dụ và ứng dụng của phép tính vi phân ngẫu
nhiên.
4
Chương 1
CÁC KIẾN THỨC CƠ SỞ
1.1. ĐỘ ĐO VÀ ĐỘ ĐO XÁC SUẤT
1.1.1. Độ đo (Measure)
a. Khái niệm
Đại số và ���� – đại số
Đại số
Cho tập hợp Ω. ℱ0 là lớp các tập con của Ω. Ta nói ℱ0 là đại số trên
Ω nếu nó thỏa mãn :
- Ω thuộc ℱ0
- Với mọi A thuộc ℱ0 thì A ∈ℱ0, ( A = Ω\A)
- Với mọi A, B ∈ℱ0 thì A ∪ B ∈ℱ0
���� – đại số
Cho tập hợp Ω, ℱ là lớp các tập con của Ω. Ta nói ℱ là ����- đại số trên
Ω nếu nóthỏa mãn :
- Ω thuộc ℱ
- Với mọi A ∈ℱ thì A ∈ℱ
- Với mọi {A }n n∈+
⊂ℱ thì n
n
A ∈ +
∈
và khi đó (Ω,
ℱ) được gọi là không gian đo được. A thuộc ℱ ta nói
A là tập ℱ - đo được.
5
Độ đo
Một độ đo μ trên một ���� – đại số H là một tập hợp cho tương
ứng mỗi phần tử S của một σ-đại số H với một giá trị μ(S) là một số
thực không âm hoặc vô hạn và thỏa mãn các tính chất sau đây:
- Tập hợp rỗng có độ đo bằng không: μ(∅) = 0,
- Độ đo là σ -cộng tính: nếu E1, E2, . . . là các tập chứa
trong σ - đại số H, đếm được và không giao nhau
từng đôi một, và nếu E là hợp của chúng, thì độ đo
μ(E) bằng tổng
k 1
µ
∞
=
∑ ( Ek), nghĩa là:
k k
k1 k1
( E ) (E )
∞ ∞
= =
µ =µ
Nếu μ là một độ đo trên σ - đại số H, thì mọi phần tử của σ -
đại số được gọi là μ - đo được, hay đơn giản là đo được. Một bộ gồm
tập hợp Ω, một σ - đại số trên Ω và một độ đo μ trên H được gọi là
một không gian đo, ký hiệu là (Ω, H, μ). Cặp (Ω, H) được gọi là một
không gian đo được.
b. Các tính chất của độ đo (Properties of measures)
Tính chất 1. Cho μ là một độ đo trên σ - đại sốH. Khi đó ta có:
1/ Nếu E ∈H, F ∈H và E ⊂ F thì μ(E) ≤ μ(F).
2/ Nếu E ∈H, F ∈H và E ⊂ F, F ∖ E ∈H, | μ(E) | < ∞ thì μ(F
∖ E) = μ(F) − μ(E)..