Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển làng nghể ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
MIỄN PHÍ
Số trang
17
Kích thước
393.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1272

Phát triển làng nghể ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phát triển làng nghể ở Việt Nam trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế

Trần Thị Hoa Lý

Trường Đại học Kinh tế

Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01

Người hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thủy

Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Luận văn làm rõ phạm trù làng nghề, đặc điểm hình thành, vị trí và vai trò của

làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tìm hiểu thực trạng phát

triển, tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của làng nghề ở Việt Nam cũng như những vấn

đề đặt ra đối với phát triển làng nghề trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như: chính

sách vĩ mô của Nhà nước, vốn, cơ sở vật chất, thị trường, thương hiệu, tổ chức sản xuất...

Nêu phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế

Keywords: Hội nhập quốc tế; Làng nghề; Nông thôn; Phát triển kinh tế

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, cơ cấu GDP đã nghiêng hẳn

về công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn dưới 30%. Tuy vậy, bộ phận dân cư

sống ở nông thôn vẫn chiếm trên 70%. Do đó, phát triển kinh tế nông thôn vẫn là vấn đề có ý

nghĩa chiến lược, trong đó, phát triển làng nghề đóng vai trò đòn bẩy quan trọng.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua các định chế quốc tế như Tổ

chức Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn

Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và nhiều thỏa thuận thương mại tự do song

phương và đa phương khác. Thực tế này đặt ra yêu cầu hội nhập cấp bách đối với khu vực kinh

tế nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng.

Nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế cho làng nghề sẽ có tác dụng gia tăng chất lượng

bền vững cho phát triển kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và cải thiện

đời sống người dân. Ngoài ra, nếu có được khả năng hội nhập quốc tế tốt, khu vực kinh tế làng

nghề sẽ tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu quan trọng, đóng góp đáng kể cho thương mại cả nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!