Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát Triển Làng Nghề Chổi Chít Trên Địa Bàn Thị Trấn Việt Lâm Huyện Vị Xuyên Tỉnh Hà Giang
PREMIUM
Số trang
60
Kích thước
838.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1077

Phát Triển Làng Nghề Chổi Chít Trên Địa Bàn Thị Trấn Việt Lâm Huyện Vị Xuyên Tỉnh Hà Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo UBND thị

trấn Việt Lâm, đặc biệt là các cô các chị của phòng thống kê đã tận tình chỉ

bảo và giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Trong thời gian thực tập tại thị

trấn em đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu mà không

thể học được trên sách vở.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học Lâm

Nghiệp đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian học tập tại

trường, đã trang bị và tích lũy cho em không ít kiến thức cũng như kinh

nghiệm để làm hành trang bước vào đời. Và người mà em muốn cảm ơn nhiều

nhất là GVHD thực tập cho em là cô NGÔ THỊ THỦY, cô đã tận tình hướng

dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian khóa luận vừa qua để em có thể hoàn

thành tốt được khóa luận tốt nghiệp.

Bằng những hiểu biết của mình cùng với những kiến thức đã được

trang bị trong quá trình học tập em đã cố gắng hoàn thành báo cáo khóa luận

một cách tốt nhất. Tuy nhiên, với sự giới hạn trong kiến thức nên bài báo cáo

không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự

nhận xét, góp ý và chỉ bảo của các thầy, cô cũng như các cô các chị trong thị

trấn. Em xin chân thành cảm ơn.

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i

MỤC LỤC.........................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................iv

DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v

DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................ v

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

1.Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................ 1

2.Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................... 3

2.1.Mục tiêu tổng quát: ..................................................................................... 3

2.2.Mục tiêu cụ thể:........................................................................................... 3

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................. 4

3.1.Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 4

3.2.Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................... 4

4.Nội dung nghiên cứu:..................................................................................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 4

5.1.Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:........................................................ 4

5.1.1.Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp:............................................................. 5

5.1.2.Thu thập số liệu sơ cấp: ........................................................................... 5

5.2.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:..................................................... 6

5.2.1.Phương pháp phân tích số liệu:................................................................ 6

5.2.2.Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 6

6. Kết cấu khóa luận:......................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ............... 7

1.1.Cơ sở lý luận của phát triển làng nghề:....................................................... 7

1.1.1.Một số quan điểm về phát triển làng nghề:.............................................. 7

1.1.2.Đặc điểm của làng nghề:........................................................................ 11

1.1.3.Vị trí của làng nghề trong nền kinh tế: .................................................. 18

1.1.4.Vai trò của phát triển làng nghề:............................................................ 18

1.1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành và phát triển làng nghề:............. 24

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN VIỆT LÂM ............. 30

2.1.Điều kiện tự nhiên:.................................................................................... 30

2.1.1.Vị trí địa lý: ............................................................................................ 30

iii

2.1.2.Địa hình:................................................................................................. 31

2.1.3.Khí hậu, thủy văn:.................................................................................. 31

2.1.4.Tài nguyên đất đai:................................................................................. 32

2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội thị trấn Việt Lâm ............................................. 32

2.2.1.Dân số, lao động thị trấn Việt Lâm:....................................................... 32

2.2.2.Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn Việt Lâm: ............................... 33

2.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Việt

Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang:........................................................... 34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHỔI CHÍT TẠI

THỊ TRẤN VIỆT LÂM, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG ............. 35

3.1.Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề chổi chít: ........................ 35

3.2.Tình hình sản xuất của làng nghề chổi chít: ............................................. 38

3.2.1.Quy trình sản xuất sản phẩm:................................................................. 38

3.2.2.Các loại hình tổ chức sản xuất trong làng nghề chổi chít:..................... 39

3.2.3.Cơ cấu các hộ của làng nghề chổi chít:.................................................. 39

3.2.4.Quy mô sản xuất của các hộ ở thị trấn Việt Lâm:.................................. 40

3.3.Tình hình tiêu thụ của làng nghề chổi chít thị trấn Việt lâm: ................... 41

3.4.Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ và phát

triển làng nghề:................................................................................................ 43

3.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề chổi chít:........................ 45

3.5.1.Cơ chế chính sách và kết cấu hạ tầng: ................................................... 45

3.5.2.Yếu tố thị trường:................................................................................... 47

3.5.3.Yếu tố về vốn: ........................................................................................ 48

3.5.4.Nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn:.................................................. 48

3.5.5.Yếu tố nguyên liệu đầu vào: .................................................................. 49

3.6.Một số định hướng nhằm phát triển làng nghề chổi chít:......................... 50

3.7.Một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề chổi chít:............................. 51

KẾT LUẬN:.................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 55

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND Ủy ban nhân dân

HTX Hợp tác xã

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SXKD Sản xuất kinh doanh

XHCN Xã hội chủ nghĩa

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2 Tình hình đất của thị trấn Việt Lâm: ............................................... 32

Bảng 2.3: Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn Việt Lâm trong các năm

2015 - 2017...................................................................................................... 33

Bảng 3.4: Cơ cấu các hộ của thị trấn Việt Lâm giai đoạn 2015 – 2017 ......... 39

Bảng 3.5: Quy mô sản xuất của các hộ làm chổi chít trong giai đoạn............ 40

Bảng 3.6: Số lượng chổi chít được sản xuất của làng nghề trong các năm.... 41

Bảng 3.7: Thị trường tiêu thụ chổi chít của thị trấn Việt Lâm trong giai đoạn

từ năm 2015 – 2017......................................................................................... 42

Bảng 3.8: Các tiêu chí khi bán 1 chiếc chổi chít............................................. 43

Bảng 3.9: Ý kiến của các hộ về các tiêu chí trong quá trình sản xuất, tiêu thụ

và phát triển làng nghề (sử dụng thông tin điều tra từ 40 hộ)......................... 44

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.3: Quy trình sản xuất chổi chít........................................................... 38

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Địa giới hành chính thị trấn Việt Lâm............................................. 30

Hình 3.1: Ông Tạ Quang Đới thực hiện công đoạn bó chổi chít.................... 36

Hình 3.2: Sản phẩm của HTX được trưng bày tại Hội chợ ............................ 37

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Nhờ những chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua sự phát triển làng nghề đã đạt

được những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông

thôn. Sự phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt, không

chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân

tộc, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam,

Thái Bình, Nam Định, Hà Nội,... làng nghề phát triển rất nhanh, đạt được

những kết quả to lớn.

Tuy nhiên nét đặc trưng rõ nét của các làng nghề đều mang phương

thức truyền thống, trong phạm vi quy mô làng, xóm, thôn, bản…Với các hạn

chế chủ yếu như quy mô sản xuất nhỏ, mối quan hệ tiếp cận thị trường chưa

được thường xuyên,công nghệ ứng dụng không cao, chưa chủ động trong việc

tìm kiếm nguyện liệu đầu vào. Bên cạnh đó lao động sử dụng trong làng nghề

mang tính chất không chuyên, truyền đạt tay nghề theo phương thức nghề dạy

nghề, chưa được đào tạo chính thống nên chất lượng cũng như tính sáng tạo

của các sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường

Trong quá trình phát triển hiện nay, thực tế đã chỉ rõ nguyên liệu

chính là yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Bên

cạnh các thế mạnh hiện có, sự phát triển của các làng nghề còn đang gặp phải

rất nhiều khó khăn, đó là sự gia tăng liên tục giá cả đầu vào, thiếu vốn đầu tư

cho sản xuất, thiếu thông tin thị trường và đặc biệt là thiếu nguyên liệu đủ

chất lượng phục vụ sản xuất cho các làng nghề trong thời gian gần đây. Vấn

đề cơ bản cần đặt ra hiện nay là cần phải lựa chọn những ngành nghề gắn với

điều kiện kinh tế - xã hội cũng như các nguồn lực sẵn có tại địa phương nhằm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!