Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép - xây dựng tại trường mầm non dạ lan hương, thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ
5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI LẮP GHÉP – XÂY DỰNG
TẠI TRƢỜNG MẦM NON DẠ LAN HƢƠNG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Tôn Nữ Diệu Hằng
Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Lƣơng
Lớp : 13SMN2
Đà Nẵng – Tháng 4 Năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm
giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non của trường Đại học sư phạm
– Đại học Đà Nẵng. Và đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến cô Tôn Nữ Diệu Hằng – là người đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
trong suốt thời gian làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng toàn thể các cô giáo và các
cháu của trường mầm non Dạ Lan Hương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên tổ nổ lực hoàn
thành khóa luận này.
Do điều kiện thời gian có hạn và năng lực của bản thân còn hạn chế, khóa luận
không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được những đóng góp
quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Kính chúc thầy cô sức khỏe và hạnh phúc!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Đặng Thị Lương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................3
4. Giả thuyết khoa học..............................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3
7. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4
9. Cấu trúc khóa luận ...............................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG
TẠO CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI LẮP GHÉP – XÂY
DỰNG.........................................................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu....................................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước...........................................................................10
1.2. Các khái niệm cơ bản...................................................................................11
1.2.1. Khả năng sáng tạo.........................................................................................11
1.2.2. Phát triển khả năng sáng tạo........................................................................18
1.2.3. Trò chơi lắp ghép – xây dựng .......................................................................19
1.3. Trò chơi lắp ghép – xây dựng của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .............21
1.3.1. Bản chất của trò chơi lắp ghép – xây dựng:.................................................21
1.3.2.Đặc trưng của trò chơi lắp ghép – xây dựng dành cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi:...........................................................................................................................21
1.3.3. Các quy trình hướng dẫn trò chơi lắp ghép – xây dựng:.............................23
1.4. Đặc điểm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi...............................25
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi...........................................................25
1.4.2. Đặc điểm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi..............................26
1.5. Trò chơi lắp ghép – xây dựng đối với sự phát triển khả năng sáng tạo của
trẻ 5-6 tuổi................................................................................................................31
1.5.1. Vai trò của trò chơi lắp ghép – xây dựng đối với sự phát triển khả năng
sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi...........................................................................................31
1.5.2. Cơ sở hình thành khả năng sáng tạo thông qua trò chơi lắp ghép – xây
dựng của trẻ 5-6 tuổi................................................................................................32
1.5.3. Biểu hiện sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi lắp ghép – xây dựng.....33
1.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của trẻ.................................34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA
TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI LẮP GHÉP – XÂY DỰNG TẠI
TRƢỜNG MẦM NON DẠ LAN HƢƠNG TP ĐÀ NẴNG .................................40
2.1. Mục đích điều tra .............................................................................................40
2.2. Nội dung điều tra..............................................................................................40
2.3. Cách thức tổ chức nghiên cứu.........................................................................40
2.3.1. Đối tượng điều tra ..........................................................................................40
2.3.2. Thời gian điều tra...........................................................................................41
2.3.3. Phạm vi điều tra .............................................................................................41
2.4. Phƣơng pháp điều tra ......................................................................................41
2.4.1. Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến ....................................................................41
2.4.2. Quan sát..........................................................................................................42
2.4.3. Đàm thoại .......................................................................................................43
2.4.4. Phương pháp phân tích sản phẩm ................................................................43
2.5. Các tiêu chí và thang đánh giá........................................................................43
2.5.1. Tiêu chí đánh giá............................................................................................43
2.5.2. Thang đánh giá ..............................................................................................46
2.6. Kết quả điều tra................................................................................................48
2.6.1. Kết quả điều tra trên giáo viên ......................................................................48
2.6.2. Kết quả trên trẻ...............................................................................................55
2.7. Nhận xét chung về thực trạng .........................................................................56
2.8. Nguyên nhân của thực trạng...........................................................................57
2.8.1. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................57
2.8.2. Nguyên nhân khách quan..............................................................................58
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................59
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CỦA TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI LẮP GHÉP – XÂY DỰNG
TẠI TRƢỜNG MẦM NON DẠ LAN HƢƠNG TP ĐÀ NẴNG VÀ THỰC
NGHIỆM..................................................................................................................60
3.1. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thông qua trò chơi lắp
ghép – xây dựng.......................................................................................................60
3.1.1. Khái niệm biện pháp ......................................................................................60
3.1.2. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp phát triển khả năng sáng
tạo của trẻ 5 – 6 thông qua trò chơi lắp ghép – xây dựng ở trường mầm non......61
Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng ......................................................................61
3.1.3. Một số biện phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 thông qua trò chơi
lắp ghép – xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng ...62
3.2. Thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................................69
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................69
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................69
3.2.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm..............................................69
3.2.4. Quy trình thực nghiệm...................................................................................69
3.2.5. Kết quả thực nghiệm......................................................................................70
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................79
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ................................................80
1. KẾT LUẬN..........................................................................................................80
2. KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM .....................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
MG Mẫu giáo
SL Số lượng
ĐC Đối chứng
TN Thực nghiệm
ĐC TTN Đối chứng trước thực nghiệm
ĐC STN Đối chứng sau thực nghiệm
TT TTN Thực nghiệm trước thực nghiệm
TN STN Thực nghiệm sau thực nghiệm
NVL Nguyên vật liệu
TCXD Trò chơi xây dựng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép – xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan
Hương, thành phố Đà Nẵng
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép - xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan
Hương, thành phố Đà Nẵng
Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi lắp ghép - xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành
phố Đà Nẵng
Bảng 4: Thực trạng việc sử dụng các biện pháp để phát triển khả năng sáng tạo của
trẻ thông qua trò chơi lắp ghép – xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành
phố Đà Nẵng
Bảng 5: Nhận thức của giáo viên về những khó khăn khi tiến hành các biện pháp
phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép – xây dựng
ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng
Bảng 6: Khảo sát mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua trò chơi lắp
ghép – xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng
Bảng 7: Mức độ biểu hiện năng lực sáng tạo của trẻ lớp ĐC và TN trước thực
nghiệm
Bảng 8: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ lớp ĐC trước và sau thực
nghiệm
Bảng 9: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ nhóm TN trước và sau TN
Bảng 10: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của nhóm TN và nhóm ĐC sau thực
nghiệm
Bảng 11: Kiểm định kết quả TN nhóm ĐC và nhóm TN sau TN
Bảng 12: Kiểm định kết quả trước TN và sau TN của nhóm TN
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: So sánh mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ lớp ĐC và lớp TN
trước thực nghiệm
Biểu đồ 2: So sánh mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ lớp ĐC trước và sau
thực nghiệm
Biểu đồ 3: So sánh về mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ nhóm TN trước
và sau TN
Biểu đồ 4: So sánh về mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ sau TN của nhóm
TN và nhóm ĐC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tính sáng tạo được coi
là một phẩm chất quan trọng, cần thiết của người lao động mới. Con người thường
xuyên phải suy nghĩ và hành động để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong
đời sống hàng ngày. Có thể nói hoạt động của con người trong những ngành nghề
khác nhau cũng đều liên quan đến sáng tạo. Sáng tạo không chỉ giúp con người giải
quyết được các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách thích hợp mà còn đảm
bảo cho việc thực hiện hóa chức năng tiềm tàng của mỗi cá nhân. Con người muốn
phát triển thì phải có sáng tạo, chỉ có sáng tạo của con người mới thúc đẩy mọi phát
triển của xã hội loài người.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo
Luật giáo dục, mục tiêu của giáo dục mầm non là “Giúp trẻ em phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một…” Phát triển sáng tạo là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Tính sáng tạo
không tự đến, nó cần được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển dựa vào nhiều yếu
tố. Việc hình thành và phát triển tính sáng tạo phải được bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ.
John Dewey cho rằng: "Mục đích giáo dục trẻ em không phải là thông tin về
những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những giá trị mới của tương lai”. Lứa tuổi
mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng và khả
năng liên tưởng mạnh. Do đó trẻ rất dễ dàng sáng tạo, tuy mới chỉ là những dấu
hiệu ban đầu, nhưng nó cũng là một trong những yếu tố, những điều kiện hết sức
quan trọng cho việc hình thành nhân cách trưởng thành của trẻ về sau. Vì vậy đây là
giai đoạn tối ưu, là "mảnh đất" mầu mỡ nhất để khả năng sáng tạo tiềm ẩn của trẻ
được phát hiện và phát triển. Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là hoạt động
vui chơi, trẻ học thông qua chơi. Trong khi chơi những tình huống, những mối quan
hệ, những điều kiện vật chất của hoàn cảnh xung quanh làm nảy sinh ở trẻ những ý
tưởng và thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ. Bất cứ trò chơi nào trẻ cũng thích chơi và khi
2
chơi bất kì trò chơi nào trẻ cũng có thể sáng tạo. Do đó, trò chơi của trẻ mẫu giáo
được xem là một phương tiện giáo dục và phát triển tính sáng tạo cho trẻ em.
Đóng góp vào việc phát triển toàn diện của trẻ là trò chơi lắp ghép – xây dựng,
trò chơi giúp các nhà giáo dục có thể phát hiện và phát triển tối ưu nhất về khả năng
sáng tạo của trẻ. Đó là một trong những trò chơi hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo,
là con đường giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và thể hiện mình với những gì trẻ thấy ở
thế giới xung quanh. Trò chơi lắp ghép - xây dựng là trò chơi có tác động mạnh đến
sự hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Đồ chơi được sử dụng trong
trò chơi lắp ghép – xây dựng có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành ý tưởng sáng tạo
của trẻ. Việc tham gia vào trò chơi này còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, đặc biệt là sự
sáng tạo trong đó có năng lực sáng tạo ra cái đẹp, phát triển trí tưởng tượng và khả
năng tư duy của trẻ.
Hiện nay, việc tổ chức các trò chơi ở các trường mầm non rất được quan tâm
trong đó có trò chơi lắp ghép – xây dựng. Tuy nhiên vẫn chưa phát huy được tối đa
khả năng sáng tạo của trẻ và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động
cho trẻ. Chính vì vậy mà hiệu quả của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
thông qua trò chơi lắp ghép – xây dựng chưa cao.
Qua hai đợt tham gia kiến tập và thực tập sư phạm tại trường Mầm non Dạ
Lan Hương, tôi nhận thấy trường mầm non Dạ Lan Hương đã đẩy mạnh việc đổi
mới theo chương trình giáo dục mầm non về việc tổ chức các trò chơi cho trẻ trong
đó có trò chơi lắp ghép – xây dựng. Nhưng việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi lắp
ghép – xây dựng theo phương pháp hiện hành chỉ mang lại hiệu qua đến việc phát
triển nhân cách cho trẻ, vẫn chưa hợp lí, còn nhiều hạn chế và chưa thực sự giúp trẻ
phát triển tối đa khả năng sáng tạo của trẻ. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải làm
gì, làm như thế nào để trẻ có thể thực hiện trò chơi lắp ghép – xây dựng và phát huy
tối đa khả năng sáng tạo của trẻ.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với tình hình thực tế ở trường mầm non
hiện nay. Thiết nghĩ cần có những biện pháp thiết thực để phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ