Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố đà nẵng bằng phương pháp teacch.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
----------------
PHAN THỊ KHÁNH LY
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA TRẺ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC
Đà Nẵng, tháng 5/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
----------------
PHAN THỊ KHÁNH LY
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA TRẺ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC
MÃ NGÀNH: 605
Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ HẰNG
Đà Nẵng, tháng 5/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả khóa luận
Phan Thị Khánh Ly
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em
xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Lê
Thị Hằng cùng các thầy, cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục đã
giúp đỡ, chỉ bảo thêm cho em. Em cũng xin gửi lời cảm ơn
tới Th.S. Lê Thị Kim Thu và các giáo viên can thiệp tại
Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt thành
phố Đà Nẵng, bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, bệnh viện C,
bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng thành phố Đà
Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc điều tra,
nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Phan Thị Khánh Ly
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2
3.2. Khách thể nghiên cứu......................................................................................... 2
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Giả thiết khoa học .................................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................. 3
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................... 3
6.2.1. Phương pháp điều tra Anket............................................................................. 3
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................................... 3
6.2.3. Phương pháp quan sát....................................................................................... 3
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ cá nhân........................................................... 4
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm................................................................................ 4
6.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ............................................................. 4
6.3. Phương pháp thống kê toán học .......................................................................... 4
NỘI DUNG................................................................................................................ 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA
TRẺ TỰ KỶ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài........................................ 5
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam...................................................................................................... 6
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài...................................................................... 7
1.2.1. Giao tiếp .......................................................................................................... 7
1.2.2. Khả năng.......................................................................................................... 8
1.2.3. Khả năng giao tiếp........................................................................................... 8
1.2.4. Tự kỷ................................................................................................................ 8
1.2.5. Teacch ............................................................................................................... 9
1.3. Những vấn đề chung về giao tiếp...................................................................... 10
1.3.1. Vai trò và chức năng của giao tiếp ................................................................. 10
1.3.1.1. Vai trò của giao tiếp .................................................................................... 10
1.3.1.2. Chức năng của giao tiếp .............................................................................. 10
1.3.2. Phân loại giao tiếp .......................................................................................... 10
1.3.3. Phương tiện giao tiếp...................................................................................... 10
1.3.3.1. Phương tiện ngôn ngữ ................................................................................. 11
1.3.3.2. Phương tiện phi ngôn ngữ ........................................................................... 11
1.3.4. Những yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp .............................................. 11
1.3.5. Đặc điểm giao tiếp của trẻ từ 3 đến 6 tuổi...................................................... 12
1.3.5.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ............................................................................. 12
1.3.5.2. Giao tiếp bằng phi ngôn ngữ ....................................................................... 13
1.4. Những vấn đề chung về trẻ tự kỷ ...................................................................... 14
1.4.1. Đặc điểm của trẻ tự kỷ.................................................................................... 14
1.4.1.1. Thể chất ....................................................................................................... 14
1.4.1.2. Nhận thức .................................................................................................... 14
1.4.1.3. Hành vi ........................................................................................................ 15
1.4.1.4. Kỹ năng tương tác xã hội ............................................................................ 16
1.4.2. Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ..................................................................... 17
1.4.2.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ............................................................................. 17
1.4.2.2. Giao tiếp bằng phi ngôn ngữ ....................................................................... 19
1.4.3. Các phương pháp giáo dục và trị liệu cho trẻ tự kỷ ....................................... 21
1.5. Phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ........................................................ 23
1.5.1 Ý nghĩa phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ........................................ 23
1.5.2 Mục tiêu phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ....................................... 23
1.5.3 Nội dung phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ...................................... 24
1.6. Khái quát chung về phương pháp Teacch ......................................................... 24
1.6.1. Mục đích của phương pháp Teacch............................................................... 24
1.6.2. Nội dung của phương pháp Teacch............................................................... 25
1.6.3. Cách sử dụng và đối tượng của phương pháp Teacch................................... 25
1.6.3.1.Cách sử dụng phương pháp Teacch ............................................................. 25
1.6.3.2.Đối tượng của Teacch .................................................................................. 27
1.7. Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 27
Chương 2. PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ TỰ KỶ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH....... 29
2.1. Vài nét về địa bàn và đối tượng khảo sát .......................................................... 29
2.1.1. Vài nét về địa bàn khảo sát............................................................................. 29
2.1.2. Vài nét về đối tượng khảo sát......................................................................... 29
2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 30
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về giao tiếp ................................ 30
2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về khái niệm giao tiếp ............ 30
2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về vai trò giao tiếp.................. 30
2.2.1.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về chức năng của giao tiếp ..... 31
2.2.2. Thực trạng khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng32
2.2.3. Thực trạng can thiệp phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng................................................................................................... 35
2.2.3.1. Nhận thức của cán bộ can thiệp về tầm quan trọng của việc phát triển khả
năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ...................................................................................... 35
2.2.3.2. Cách thức cán bộ can thiệp giao tiếp với trẻ tự kỷ...................................... 35
2.2.3.3. Cơ sở nhận biết khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ........................................ 36
2.2.3.4. Những khó khăn trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ..... 37
2.2.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về phương pháp Teacch ............ 38
2.2.4.1. Thực trạng sử dụng phương pháp Teacch tại thành phố Đà Nẵng.............. 38
2.2.4.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về khái niệm phương pháp
Teacch....................................................................................................................... 39
2.2.4.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về mục đích của phương pháp
Teacch....................................................................................................................... 39
2.2.5. Mức độ phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng .. 40
2.3. Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 44
Chương 3. THỰC NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA
TRẺ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG
PHÁP TEACCH ..................................................................................................... 46
3.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm................................................................ 46
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................... 46
3.1.2. Nội dung thực nghiệm.................................................................................... 46
3.1.3. Tổ chức thực nghiệm...................................................................................... 46
3.1.3.1. Điều kiện thực nghiệm ................................................................................ 46
3.1.3.2 Chuẩn bị thực nghiệm .................................................................................. 46
3.1.3.3 Tiến trình và theo dõi thực nghiệm .............................................................. 49
3.1.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm..................................................................... 49
3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm........................................................................... 50
3.2.1. Trường hợp 1: V.C.D ..................................................................................... 50
3.2.1.1. Đánh giá nhu cầu can thiệp của V.C.D ....................................................... 50
3.2.1.2. Xây dựng kế hoạch can thiệp cho V.C.D.................................................... 51
3.2.1.3. Thực nghiệm................................................................................................ 52
3.2.1.4. Kết quả thực nghiệm của V.C.D ................................................................. 52
3.2.2. Trường hợp 2: N.L.H.H.................................................................................. 55
3.2.2.1. Đánh giá nhu cầu can thiệp của N.L.H.H.................................................... 55
3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch can thiệp cho N.L.H.H ................................................ 56
3.2.2.3. Thực nghiệm................................................................................................ 56
3.2.2.4. Kết quả thực nghiệm của N.L.H.H.............................................................. 56
3.2.3. Trường hợp 3: P.A.T ...................................................................................... 59
3.2.3.1. Đánh giá nhu cầu can thiệp của P.A.T ........................................................ 59
3.2.3.2. Xây dựng kế hoạch can thiệp cho P.A.T..................................................... 60
3.2.3.3. Thực nghiệm................................................................................................ 60
3.2.3.4. Kết quả thực nghiệm của P.A.T .................................................................. 60
3.3. Đánh giá sự phát triển khả năng giao tiếp của 3 trường hợp nghiên cứu.......... 63
3.4. Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 66
1. Kết luận ................................................................................................................ 66
2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 68
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về khái niệm giao tiếp......... 30
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về vai trò giao tiếp .............. 31
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về chức năng của giao tiếp......... 31
Bảng 2.4. Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ ..................................... 32
Bảng 2.5. Khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ........................................ 33
Bảng 2.6. Mức độ cần thiết phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ .................. 35
Bảng 2.7. Cách thức cán bộ can thiệp giao tiếp với trẻ tự kỷ................................... 36
Bảng 2.8. Cơ sở nhận biết khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ..................................... 36
Bảng 2.9. Những khó khăn trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ......... 37
Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng phương pháp Teacch tại thành phố Đà Nẵng ........ 38
Bảng 2.11. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về khái niệm phương pháp
Teacch..................................................................................................... 39
Bảng 2.12. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về mục đích của phương
pháp Teacch............................................................................................ 40
Bảng 2.13. Mức độ phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà
Nẵng ....................................................................................................... 40
Bảng 2.14. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng tập trung chú ý .............. 41
Bảng 2.15. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng bắt chước....................... 42
Bảng 2.16. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng luân phiên...................... 42
Bảng 2.17. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ...... 43
Bảng 2.18. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ.......... 44
Bảng 3.1. Thông tin về trẻ tự kỷ được thực nghiệm ................................................ 47
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm của V.C.D.............................................................. 52
Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm của N.L.H.H .......................................................... 56
Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm của P.A.T............................................................... 61
Bảng 3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của P.A.T .......... 61
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển các khả năng của V.C.D ......... 52
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của D ......... 54
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của N.L.H.H ..... 57
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của N.L.H.H ..... 58
Bảng 3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của P.A.T ...... 61
Biểu đồ 3.6. Mức độ phát triển khả năng giao tiếp của P.A.T.............................. 62
Biểu đồ 3.7. Mức độ phát triển khả năng giao tiếp của 3 trường hợp .................. 64
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt
CBG Chưa bao giờ
ĐL Đo lần
ĐLC Độ lệch chuẩn
N.L.H.H Nguyễn Lương Hoà Hưng
P.A.T Phạm Anh Thái
SL Số lượng
TB Trung bình
TL Tỉ lệ
TS Tần số
TT Thỉnh thoảng
TTN Trước thực nghiệm
TX Thường xuyên
V.C.D Võ Chí Dũng
VT Vị thứ
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự kỷ là một trong số các rối loạn phát triển với những khiếm khuyết phức
tạp, trong đó các khiếm khuyết đặc trưng được bộc lộ ở các lĩnh vực giao tiếp,
tương tác xã hội và sự rập khuôn trong tư duy. Những khiếm khuyết này dẫn đến
nhiều khó khăn trong cuộc sống và trong học tập của trẻ tự kỷ. Đặc biệt, việc không
có ngôn ngữ làm cho trẻ tự kỷ không thể hiện được ý mình, không giao tiếp được
khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, la khóc và có những hành vi rập khuôn ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống của trẻ. Khó khăn về giao tiếp đã cản trở trẻ tự kỷ học tập, vui chơi,
thiết lập các mối quan hệ… nhằm phát triển tâm lý. Đây là khó khăn lớn nhất mà trẻ
tự kỷ gặp phải cần được cải thiện.
So với các nước trên thế giới, vấn đề chẩn đoán và can thiệp cho trẻ tự kỷ tại
nước ta được tiến hành khá muộn. Khái niệm tự kỷ chỉ thật sự được phổ biến ở
nước ta những năm đầu thế kỷ XXI. Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung Ương,
số trẻ tự kỷ đến điều trị trong năm 2007 đã tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Còn
tại thành phố Hồ Chí Minh, nếu như năm 2000 chỉ có 2 trẻ tự kỷ điều trị thì năm
2008 đã là 324 trẻ, tăng hơn 160 lần, con số này chiếm một phần tỉ lệ nhỏ trong các
ca chẩn đoán tự kỷ được phát hiện trên cả nước trong những năm gần đây. Công tác
can thiệp cho trẻ tự kỷ đang là vấn đề cấp thiết khi con số trẻ tự kỷ ngày càng gia
tăng nhanh chóng. Một trong những hướng đi quan trọng và kịp thời là ứng dụng
những thành tựu can thiệp của các nước trên thế giới vào việc can thiệp cho trẻ tự
kỷ ở Việt Nam. Hiện nay, có nhiều phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ hiệu quả
như ABA, Teacch, PECS, RDI… Trong đó, Teacch là phương pháp được sử dụng
tại khá nhiều bang ở Mỹ và được phổ biến rộng rãi ở các nước Châu Âu, Châu Á,
Nam Mỹ, đặc biệt là tại Anh.
Phương pháp Teacch đã được ứng dụng, nghiên cứu và sử dụng hiệu quả
trong trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ về giao tiếp tại nhiều trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ
trên thế giới. Với mong muốn góp phần phát triển khả năng giao tiếp và giúp trẻ tự
kỷ sớm hòa nhập cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển khả
2
năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp
Teacch”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó sử dụng phương pháp Teacch nhằm giúp trẻ tự kỷ phát
triển khả năng giao tiếp và sớm hòa nhập cộng đồng.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sử dụng phương pháp Teacch nhằm phát triển khả năng giao tiếp
cho trẻ tự kỷ.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát 30 cán bộ hiện đang can thiệp cho trẻ tự kỷ tại một
số cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như:
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt.
- Bệnh viện tâm thần.
- Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng.
- Bệnh viện C
Trong số những trẻ đang được chăm sóc - giáo dục tại các cơ sở trên, chúng
tôi lựa chọn 3 trẻ tự kỷ trong độ tuổi 3 đến 4 tuổi đang được can thiệp tại Trung tâm
nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt thành phố Đà Nẵng làm đối tượng thực
nghiệm. Chúng tôi lựa chọn lứa tuổi này vì 3 đến 4 tuổi là giai đoạn trẻ có sự phát
triển mạnh mẽ về ngôn ngữ và các đặc điểm tâm lý khác, do đó việc phát triển khả
năng giao tiếp cho trẻ trong độ tuổi này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
4. Giả thiết khoa học
Số lượng trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang gia tăng nhanh
chóng, trẻ gặp nhiều khó khăn về giao tiếp như khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ:
hiểu lời nói và diễn đạt lời nói; khó khăn khi sử dụng phương tiện giao tiếp phi
3
ngôn ngữ: tránh giao tiếp bằng mắt, không có khả năng sử dụng hay ít hiểu các cử
chỉ, điệu bộ...
Hiện nay có nhiều phương pháp can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỷ, trong đó
Teacch là phương pháp giáo dục và trị liệu cho trẻ khuyết tật về giao tiếp. Tại các
cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, phương pháp
Teacch vẫn chưa được sử dụng trong can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ. Nếu áp dụng
đúng cách phương pháp Teacch sẽ giúp trẻ tự kỷ phát triển khả năng giao tiếp một
cách rõ rệt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
Thực trạng phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng bằng phương pháp Teacch.
Phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
bằng phương pháp Teacch và đánh giá hiệu quả của phương pháp Teacch.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở đọc, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa lý thuyết chúng tôi tiến
hành xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra Anket
Đề tài sử dụng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin về thực trạng và mức
độ phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ tại các cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ tự
kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp giáo viên, cán bộ can thiệp cho trẻ tự kỷ để
tìm hiểu thông tin về thực trạng giao tiếp của trẻ tự kỷ, hỗ trợ cho phương pháp điều
tra bằng Anket.
6.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình giao tiếp giữa cán bộ can thiệp và trẻ tự kỷ nhằm tìm hiểu
thêm thông tin về thực trạng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ cá nhân
Nghiên cứu hồ sơ liên quan đến trẻ tự kỷ để tìm hiểu các thông tin liên quan
đến trẻ, đặc biệt là đặc điểm giao tiếp của trẻ.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm phương pháp Teacch nhằm phát triển khả năng giao tiếp của
trẻ tự kỷ, đồng thời đánh giá hiệu quả của phương pháp Teacch.
6.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu 3 trường hợp điển hình nhằm kiểm định hiệu quả của phương
pháp Teacch.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng công thức toán thống kê, phần mềm excel 2007 để xử lý các số liệu
thu thập được từ thực trạng.