Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tren địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 8 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Tuấn
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Dương Thị Thu Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã được sự giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất
tới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban hiệu, Khoa Đào tạo
sau Đại học, cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Trần Đình Tuấn người trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, Chi cục
Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên và các phòng, ban đơn vị liên quan,
phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện
Phú Bình, phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên và Giám đốc các HTX trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thu thập thông tin để thực hiện luận văn.
Đồng thời, Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp và bạn bè đã giúp
đỡ, chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Dương Thị Thu Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vii
DANH MỤC BẢNG..............................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH...............................................................ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................ 4
5. Kết cấu luận văn.............................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI............................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ........ 6
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................. 6
1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trong phát
triển kinh tế - xã hội ...................................................................... 21
1.1.3. Nội dung của phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới ................... 25
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển các hợp tác xã nông nghiệp
kiểu mới......................................................................................... 27
1.2. Kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới....... 29
1.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh ............................................... 29
1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình................................................... 33
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên ................................. 37
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...................... 38
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 38
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 38
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ....................................... 38
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin......................................................... 41
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 41
2.3. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu............................................... 41
2.3.1. Chỉ tiêu phân loại HTX nông nghiệp............................................ 42
2.3.2. Chỉ tiêu về tình hình phát triển HTX kiểu mới............................. 42
2.3.3. Chỉ tiêu về xếp loại các hợp tác xã nông nghiệp .......................... 43
2.3.4. Chỉ tiêu về tạo việc làm tăng thêm, thu nhập tăng thêm cho thành
viên hợp tác xã .............................................................................. 43
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP KIỂU MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI
NGUYÊN ..................................................................................... 44
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển hợp
tác xã nông nghiệp kiểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............... 44
3.1.1. Vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên........................................................................................... 44
3.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và nông thôn Thái Nguyên........ 49
3.2. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới tỉnh Thái
Nguyên .......................................................................................... 51
3.2.1. Sơ lược quá trình phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Thái
Nguyên .......................................................................................... 51
3.2.2. Các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh trong phát triển hợp tác xã
nông nghiệp................................................................................... 52
3.2.3. Tình hình chuyển đổi và phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
theo Luật hợp tác xã năm 2012..................................................... 55
3.2.4. Số lượng và quy mô hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................... 57
v
3.2.5. Mô hình hoạt động và ngành nghề của các hợp tác xã nông nghiệp
kiểu mới ở Thái Nguyên ............................................................... 59
3.3. Thực trạng phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo kết quả
điều tra ........................................................................................... 63
3.3.1. Thông tin cơ bản của các hợp tác xã điều tra ................................... 63
3.3.2. Trình độ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp kiểu mới................... 67
3.3.3. Tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới qua điều
tra................................................................................................... 70
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các HTX nông nghiệp
kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................................... 80
3.4.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 80
3.4.2. Các yếu tố khách quan .................................................................. 86
3.5. Đánh giá chung về phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.............................................................. 93
3.5.1. Thuận lợi ....................................................................................... 93
3.5.2. Những khó khăn, hạn chế ............................................................. 93
3.5.3. Nguyên nhân ................................................................................. 94
Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2019-2025..................95
4.1. Bối cảnh phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................. 95
4.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp
kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................................... 96
4.2.1. Quan điểm phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới ............................................ 96
4.2.2. Định hướng và mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025 ........................... 96
vi
4.2.3. Phương hướng đầu tư, ưu đãi, chính sách hỗ trợ phát triển HTX
nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-
2025............................................................................................. 100
4.3. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển HTX nông nghiệp
kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................... 112
4.3.1. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ........................ 112
4.3.2. Về công tác tổ chức, xây dựng HTX........................................ 113
4.3.3. Về công tác huy động và sử dụng nguồn vốn............................. 114
4.3.4. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm.................................................. 115
4.4. Kiến nghị, đề xuất ....................................................................... 116
4.4.1. Đối với các Bộ, Ban, Ngành Trung ương ................................... 116
4.4.2. Đối với Liên minh HTX Việt Nam............................................. 116
4.4.3. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên............................................... 116
KẾT LUẬN.......................................................................................... 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................... 120
PHỤ LỤC............................................................................................. 122
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1. BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2. CCB Cựu chiến binh
3. CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
4. CNXH Chủ nghĩa xã hội
5. DVTH Dịch vụ tổng hợp
6. HĐND Hội đồng nhân dân
7. HTX Hợp tác xã
8. HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
9. KHCN Khoa học công nghệ
10. THT Tổ hợp tác
11. TM Thương mại
12. UBND Ủy ban nhân dân
13. XHCN Xã hội chủ nghĩa
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng so sánh sự khác biệt trong nội dung của HTX kiểu cũ và
HTX kiểu mới....................................................................... 19
Bảng 2.1. Chọn số lượng mẫu điều tra.................................................. 39
Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu đất đai tỉnh Thái Nguyên 2017 ............. 45
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ...... 46
Bảng 3.3. Tỷ trọng các ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2013-2017 ............................................................................. 47
Bảng 3.4. Tổng hợp các HTX nông nghiệp trên toàn tỉnh Thái Nguyên
(Tính đến ngày 31/12/2017) ................................................. 58
Bảng 3.5. Số HTX chia theo lĩnh vực kinh doanh ................................ 59
Bảng 3.6. Danh sách và thông tin cơ bản của các HTX điều tra tại TP.
Thái Nguyên.......................................................................... 63
Bảng 3.7. Danh sách và thông tin cơ bản của các HTX điều tra tại thị xã
Phổ Yên................................................................................. 65
Bảng 3.8. Danh sách và thông tin cơ bản của các HTX điều tra tại huyện
Phú Bình................................................................................ 66
Bảng 3.9. Trình độ cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới tỉnh Thái
Nguyên.................................................................................. 68
Bảng 3.10. Doanh thu của HTX chè Tân Hương.................................... 72
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả phân loại chất lượng HTXNN qua các năm .. 75
Bảng 3.12. Ý kiến của HTXNN về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực..... 82
Bảng 3.13. Ý kiến của HTXNN về vấn đề vốn ......................................... 84
Bảng 3.14. Ý kiến của HTXNN về chính sách thuế .................................. 88
Bảng 3.15. Ý kiến của HTXNN về thị trường tiêu thụ .............................. 91
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-
2017..................................................................................... 47
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu trình độ cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới.............. 68
Biểu đồ 3.3. Doanh thu của HTX chè Tân Hương.................................. 73
Biểu đồ 3.4. Phân loại chất lượng HTX giai đoạn 2015-2017................ 76
Hình:
Hình 1.1. Sản xuất rau an toàn tại HTX Nông nghiệp Hương Việt ........ 33
Hình 1.2. HTX liên kết với doanh nghiệp trồng bí xanh cho hiệu quả
kinh tế cao................................................................................. 36
Hình 3.1. HTX Chè Tuyết Hương tham gia trưng bày sản phẩm tại Hội
chợ 2017.................................................................................... 89
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua nhiều năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đạt được những thành
tựu rất quan trọng, mặc dù năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh không
cao nhưng nông nghiệp là ngành duy nhất trong các ngành có xuất siêu, giúp
Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về
nhiều loại nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng gỗ và thủy
sản. Đời sống nông dân không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đó, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt hiện
tượng được mùa rớt giá năm nào cũng xảy ra. Hiện nay, thu nhập của nông dân
vẫn thấp hơn đáng kể so với lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù,
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 50% lao động nhưng chỉ
đóng góp hơn 16% tổng sản phẩm quốc nội.
Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất chính là việc tổ
chức sản xuất nông nghiệp còn chậm đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đa số hộ nông dân của nước ta, những đơn
vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, rất nhỏ về tiềm lực kinh tế, sản xuất đơn
lẻ và không tương thích với kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay. Với quy
mô nhỏ, nếu canh tác độc lập, riêng lẻ thì sức mạnh kinh tế của hộ nông dân rất
nhỏ bé, khả năng chịu đựng rủi ro rất thấp, tình trạng thoát nghèo rồi tái nghèo
rất dễ xảy ra.
Để liên kết các hộ nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tế lớn hơn, từ lâu chúng ta
đã có chủ trương và chỉ đạo hình thành các hợp tác xã. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân nên có một thời gian dài nhận thức của chúng ta về bản chất và
vai trò của hợp tác xã trong nông nghiệp chưa phù hợp với quy luật phát triển
hợp tác xã. Vì vậy, tác dụng và hiệu quả của hợp tác xã còn hạn chế. Đa số các
hợp tác xã chỉ cung cấp một số dịch vụ đầu vào cho xã viên như giống, phân
bón, thức ăn, còn hơn 90% hợp tác xã không quan tâm đến điều xã viên quan
2
tâm nhất, đó là tiêu thụ sản phẩm của hộ xã viên. Các hợp tác xã hoạt động hiệu
quả chỉ liên kết, hỗ trợ được khoảng 5% số hộ nông dân cả nước, còn 95% số
hộ thực chất là sản xuất theo phương thức tự phát. Bên cạnh đó, do nhận thức
về hợp tác xã còn rất khác nhau ở các địa phương nên quy mô hợp tác xã và số
lượng các dịch vụ hợp tác xã cũng rất khác nhau. Chưa kể, chất lượng, hiệu quả
hoạt động và lợi nhuận của các hợp tác xã còn thấp (ước tính chỉ có khoảng
10% số hợp tác xã nông nghiệp làm ăn đạt hiệu quả tốt, còn lại hoạt động không
hiệu quả, cầm chừng hoặc phải ngừng hoạt động, lợi nhuận bình quân năm rất
thấp. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp trước đây mới chỉ cung cấp được các
dịch vụ đầu vào cơ bản cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, rất ít các hợp tác
xã cung cấp được dịch vụ đầu ra. Một số hợp tác xã không còn khả năng hoạt
động, muốn giải thể nhưng gặp phải những vấn đề phức tạp liên quan tới vốn
góp, tài sản, công nợ của hợp tác xã được chuyển từ giai đoạn này sang giai
đoạn khác, còn có một số địa phương cần giữ lại mô hình này để đáp ứng tiêu
chí về xây dựng nông thôn mới... là những lý do chính khiến hơn 20% số hợp
tác xã dù đã ngừng hoạt động nhưng vẫn không giải thể được.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kết quả phát triển HTX trên địa bàn
của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm như: Kinh tế hộ nông
dân Thái Nguyên hầu hết là nhỏ bé, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu hiểu
biết về kỹ thuật canh tác và nhiều khâu của quá trình sản xuất hộ nông dân không
tự làm được, năng lực nội sinh, địa vị và quyền lợi của thành viên và người lao
động; vị thế kinh tế HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN.
Để tồn tại và phát triển đòi hỏi những người sản xuất phải liên kết lại với nhau
trên nguyên tắc tự nguyện, kết hợp sức mạnh tập thể và sức mạnh của từng thành
viên để đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
Từ yêu cầu khách quan đó, sự tồn tại của các hình thức kinh tế hợp tác,
HTX trong nông nghiệp là cần thiết. Mặt khác trước yêu cầu của sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vai trò kinh tế HTX ngày càng giữ vị trí quan