Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LƯỜNG THỊ THU
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI
THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LƯỜNG THỊ THU
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI
THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn "Phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình
lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên" do cá nhân
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Minh Huế trong thời gian từ
tháng 3 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018.
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các
thông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn
đúng quy định. Số liệu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Người thực hiện
Lường Thị Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Minh Huế, người
thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lí Giáo dục, Phòng
Đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Trường CĐSP Điện Biên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, CBQL, GV, phụ huynh của
Trường Mầm non Nà Khoa, Trường Mầm non Nà Hỳ, Trường Mầm non Nà
Bủng, Trường Mầm non Na Cô Sa đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu thực tiễn và khảo nghiệm sư phạm.
Dù đã rất cố gắng, xong Luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.
Trân trọng!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Tác giả Luận văn
Lường Thị Thu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................v
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở TRƯỜNG MẦM NON..........7
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................7
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài..............................................7
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam................................................8
1.2. Khái niệm công cụ......................................................................................10
1.2.1. Chương trình giáo dục mầm non.............................................................10
1.2.2. Lớp ghép..................................................................................................13
1.2.3. Phát triển chương trình giáo dục .............................................................14
1.2.4. Phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép .....17
1.3. Một số vấn đề lý luận về chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở trường mầm non..............................................................18
1.3.1. Đặc điểm của lớp mẫu giáo ghép 3-6 tuổi...............................................18
1.3.2. Ý nghĩa, yêu cầu, tiêu chuẩn của xây dựng chương trình giáo dục
trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ............................................................18
iv
1.3.3. Mục tiêu giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ............................20
1.3.4. Nội dung chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép......23
1.3.5. Phương pháp giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép .....................26
1.3.6. Hình thức tổ chức và các hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ...........................................................................................27
1.3.7. Môi trường giáo dục trong thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép......................................................................28
1.3.8. Vai trò sư phạm của giáo viên trong thực hiện chương trình giáo
dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ...................................................29
1.3.9. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ...............30
1.4. Một số vấn đề lý luận về phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6
tuổi theo mô hình lớp ghép ở trường mầm non.......................................31
1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong phát triển chương trình giáo dục trẻ 3
- 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ................................................................31
1.4.2. Các quan điểm tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục trẻ 3
- 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở trường mầm non .................................32
1.4.3. Mục tiêu phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ....37
1.4.4. Quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở trường mầm non ............................................................37
1.4.5. Phương pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở trường mầm non ............................................................41
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6
tuổi theo mô hình lớp ghép ở trường mầm non.......................................43
Kết luận chương 1 ............................................................................................46
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRẺ 3-6 TUỔI THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN.....................................................47
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................47
v
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo
dục, đào tạo của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.....................................47
2.1.2. Giới thiệu khái quát về công tác giáo dục mầm non huyện Nậm Pồ,
tỉnh Điện Biên..........................................................................................52
2.1.3. Mục tiêu khảo sát.....................................................................................54
2.1.4. Đối tượng khảo sát...................................................................................54
2.1.5. Khách thể điều tra....................................................................................54
2.1.6. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu............................................55
2.2. Thực trạng nhận thức về phát triển chương trình giáo dục 3-6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở các trường Mầm Non, huyện nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên........55
2.2.1. Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến chương trình
giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ...........................................55
2.2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc thực hiện phát triển
chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép......................58
2.2.3. Thực trạng quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo
dục trẻ 3-6 tuổi mô hình lớp ghép..............................................................59
2.3. Thực trạng chương trình giáo dục 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở
các trường Mầm Non, huyện nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên...........................60
2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................60
2.3.2. Hạn chế ....................................................................................................61
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................62
2.4. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục 3-6 tuổi theo mô hình lớp
ghép ở các trường Mầm Non, huyện nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên...............63
2.4.1. Thực trạng nội dung phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi
theo mô hình lớp ghép trường mầm non Huyện nậm Pồ ........................63
2.4.2. Thực trạng phương pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép......................................................................72
2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình giáo dục
trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép............................................................74
vi
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ......................................................77
2.5.1. Những ưu điểm và kết quả chính.............................................................77
2.5.2. Những hạn chế của thực trạng.................................................................77
Kết luận chương 2..............................................................................................79
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRẺ 3-6 TUỔI THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN.....................................................81
3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất biện pháp..........................................81
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục ...........................................81
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................81
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ....................................82
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển.........................................................82
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................82
3.2. Một số biện pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi mô hình
lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ........................................83
3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện quy trình phát triển chương trình giáo dục
trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ..........................................................83
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục
trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện
Nậm Pồ ....................................................................................................87
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục và quản lý chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình
lớp ghép ...................................................................................................89
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục trẻ
3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép cho giáo viên ..........................................90
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................93
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát
triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép..............93
vii
3.4.1. Mục tiêu...................................................................................................93
3.4.2. Nội dung và cách thức .............................................................................94
3.4.3. Kết quả.....................................................................................................94
Kết luận chương 3..............................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................100
PHỤ LỤC .............................................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGD& ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
BGH : Ban giám hiệu
CBQL : Cán bộ quản lý
CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục
CSVC : Cơ sở vật chất
CT : Chương trình
CTGD : Chương trình giáo dục
CTGDM : Chương trình giáo dục mầm non
GD : Giáo dục
GGMN : Giáo dục mầm non
GV : Giáo viên
GVMN : Giáo viên mầm non
MN : Mầm non
Nxb : Nhà xuất bản
PGD&ĐT : Phòng giáo dục và đào tạo
PPGD : Phương pháp giảng dạy
SGD&ĐT : Sở giáo dục và đào tạo
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý phát triển CTGD 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép ...........................................................55
Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm công cụ của đề tài..56
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV ý nghĩa của việc thực hiện CTGD
cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận mô hình lớp ghép ...........................58
Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL và GV về quy trình xây dựng và tổ chức
thực hiện chương trình giáo dục theo mô hình lớp ghép cho trẻ
3-6 tuổi ..........................................................................................59
Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL và GV về nội dung phát triển CTGD trẻ 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép.............................................................64
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về phương pháp phát triển CTGD trẻ
3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện
nậm Pồ ...........................................................................................73
Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ .....................74
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện
pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình
lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ...........................94
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phát
triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ........95
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người. Phát
triển GD là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, là động lực
của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bởi vậy Đảng ta đã khẳng định
"GD là quốc sách hàng đầu", trong đó GD mầm non là một bộ phận cấu thành
của hệ thống GD quốc dân, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát
triển nguồn nhân lực của đất nước. GD mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng,
chăm sóc, GD trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21 Luật Giáo dục năm 2005).
Mục tiêu của GD mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1;
Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, những kỹ năng
sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo.
Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, nằm về phía Tây bắc của tỉnh
Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 140 km, có diện tích tự nhiên
là 149.559,12 ha, có đường biên giới quốc gia dài 119,7 km, có 2 cửa khẩu phụ.
Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của
Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành
chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên. Về địa giới hành chính, phía
Đông giáp huyện Mường Chà; phía Tây giáp huyện Mường Nhé và Nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Nam giáp Nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào; phía Bắc giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Nậm Pồ có địa
hình đồi núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có xu hướng thấp
dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao từ 200m đến
1800m. Xen kẽ giữa các dãy núi có các dạng địa hình thung lũng, sông suối,
thềm bãi bồi, mô sụt võng,... phân bố rộng khắp trên địa bàn nhưng diện tích
nhỏ, hẹp có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được
khai thác trồng lúa và hoa màu. Dân cư của huyện chủ yếu là người dân tộc