Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1300

Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯỜNG THANH VÂN

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯỜNG THANH VÂN

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung

thực và là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.

Các tà

i liêu, s ̣ ố liệu sử dụng trong luận văn thu thập từ các báo cáo của đơn vị,

các kết quả nghiên cứu có

liên quan đến đề tà

i đã đươc công b ̣ ố... Các trích dẫn trong

luâṇ văn đều đãđược chỉrõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Lường Thanh Vân

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị

Thanh Huyền trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình

cho tôi về định hướng đề tài, hướng dẫn tôi trong việc tiếp cận và khai thác các tài

liệu tham khảo cũng như chỉ bảo cho tôi trong quá trình tôi viết luận văn và hoàn

thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý -

Giáo dục, phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều

kiện thuận giúp tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô, đồng nghiệp trường Đại

học Kỹ thuật Công nghiệp đã tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin và tư liệu

quý giá cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn đối với bạn bè, người thân trong gia

đình đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện hỗ trợ tôi học tập và hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Lường Thanh Vân

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii

MỤC LỤC ................................................................................................................... iii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT..................................................................iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v

DANH MỤC SƠ ĐỒ....................................................................................................vi

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2

4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

8. Cấu trúc luận văn.....................................................................................................4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY .......................5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.............................................................................5

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về phát triển chương trình đào tạo đại học.........5

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước về phát triển chương trình đào tạo đại học .........6

1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài .......................................................................8

1.2.1. Chương trình, chương trình đào tạo đại học .......................................................8

1.2.2. Phát triển, phát triển chương trình đào tạo .......................................................11

1.2.3. Ngành Công nghệ chế tạo máy, chương trình đào tạo ngành công nghệ chế

tạo máy..............................................................................................................13

1.2.4. Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy........................14

1.3. Một số mô hình phát triển chương trình đào tạo đại học..................................15

1.4. Những vấn đề cơ bản về phát triển chương trình đào tạo đại học ngành

Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO ....................................................20

1.4.1. Mục tiêu của phát triển chương trình đào tạo Đại học ngành Công nghệ chế

tạo máy theo tiếp cận CDIO...............................................................................20

iv

1.4.2. Các nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ

chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.......................................................................20

1.4.3. Nội dung phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ chế tạo

máy theo cách tiếp cận CDIO...........................................................................21

1.4.4. Quy trình phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ chế

tạo máy theo tiếp cận CDIO .............................................................................22

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình đào tạo đại học ngành

Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO ....................................................29

1.5.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................................29

1.5.2. Yếu tố khách quan ............................................................................................30

Kết luận chương 1........................................................................................................32

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Ở TRƯỜNG

ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN .......................33

2.1. Khái quát về Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên và

Ngành Công nghệ Chế tạo máy ........................................................................33

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Công

nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên............35

2.2.1. Mục đích của khảo sát ......................................................................................35

2.2.2. Nội dung khảo sát.............................................................................................35

2.2.3. Đối tượng khảo sát............................................................................................35

2.2.4. Phương pháp khảo sát.......................................................................................35

2.2.5. Cách thức xử lý kết quả khảo sát .......................................................................35

2.3. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy

tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thái Nguyên theo tiếp cận CDIO .....36

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về phát triển chương trình đào

tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO....................................36

2.4. Thực trạng nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế

tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.......................41

2.5. Thực trạng về các lực lượng tham gia xây dựng chương trình đào tạo ngành

Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.......................................................44

2.6. Thực trạng quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo

máy theo tiếp cận CDIO ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên...46

v

2.6.1. Thực trạng thực hiện các bước trong quy trình phát triển chương trình đào

tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO....................................46

2.6.2. Thực trạng thực hiện quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công

nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO ................................................................50

2.7. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển chương

trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO........................64

2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công

nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên .............66

2.9. Đánh giá chung về thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Công

nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên .......68

2.9.1. Mặt mạnh ..........................................................................................................68

2.9.2. Hạn chế .............................................................................................................69

Kết luận chương 2........................................................................................................71

Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ

THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN........................................................... 72

3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp .....................................................................72

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ...................................................................72

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ...................................................................72

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .....................................................................72

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý .....................................................................72

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả....................................................................72

3.2. Các biện pháp phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

theo tiếp cận CDIO ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ..........73

3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên khoa Cơ

khí về tầm quan trọng của việc phát triển chương trình đào tạo ngành

Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. ...................................................73

3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình

đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO cho đội ngũ cán

bộ quản lý, giảng viên khoa Cơ khí ..................................................................75

3.2.3. Biện pháp 3. Tăng cường sự phối hợp giữa Nhà trường với các doanh nghiệp,

cơ sở sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành

Công nghệ chế tạo máy......................................................................................78

vi

3.2.4. Biện pháp 4. Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong việc thực hiện

phát triển Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ......................80

3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường đầu tư, quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho việc

phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo cách tiếp

cận CDIO...........................................................................................................82

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................84

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tình khả thi của các biện pháp .........................85

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .....................................................................................85

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ....................................................................................85

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm......................................................................................85

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm ...............................................................................85

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................85

Kết luận chương 3........................................................................................................90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................91

1. Kết luận....................................................................................................................91

2. Kiến nghị..................................................................................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................95

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CDIO : Conceiving-Designing-Implementing-Operating

CNCTM : Công nghệ chế tạo máy

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐHKTCN : Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

ĐHTN : Đại học Thái Nguyên

GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo

GDĐH : Giáo dục đại học

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về khái niệm phát triển chương

trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO................. 37

Bảng 2.2. Nhân th ̣ ức của cán bộquản lý

, giảng viên về muc tiêu phát triển ̣ chương

trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO................ 39

Bảng 2.3. Nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.... 42

Bảng 2.4. Thực trạng về các lực lượng tham gia xây dựng chương trình đào tạo

ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO................................... 45

Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các bước trong quy trình phát triển chương

trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO........... 47

Bảng 2.6. Thực trạng khảo sát, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo

ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO................................... 50

Bảng 2.7. Thực trạng về việc rà soát lại chương trình đào tạo ngành Công nghệ

chế tạo máy theo tiếp cận CDIO............................................................... 52

Bảng 2.8. Thực trạng về việc xác đinh mục đích, mục tiêu của chương trình đào ̣

tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO............................. 54

Bảng 2.9. Thực trạng về việc thực thi chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế

tạo máy theo tiếp cân CDIO t ̣ ai trư ̣ ờng Đai ḥ oc Ḳ ỹthuât Công nghi ̣ êp ̣

Thá

i Nguyên ............................................................................................ 56

Bảng 2.10. Thưc tr ̣ ang v ̣ ề viêc đ̣ ánh giá chương trình đào tao ng ̣ ành Công nghê ̣

chế tao ṃ áy ............................................................................................. 59

Bảng 2.11. Đánh giá của sinh viên về các môn học trong chương trình đào tạo

ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công

nghiệp Thái Nguyên................................................................................ 62

Bảng 2.12. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển

chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.. 65

Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công

nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên........ 67

Bảng 3.1. Khảo sát tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .............86

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mô hình xây dựng chương trình đào tạo của NoelKer và Schoenfeldt . 16

Sơ đồ 1.2. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo của Lưu Xuân Mới .............. 17

Sơ đồ 1.3. Quy trình phát triển chương trình đào tạo khép kín theo tiếp cân CDIO ̣ ..........28

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập

quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết

định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục, đặc biệt giáo dục đại

học ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ

người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi

giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật với xu thế và xứng

tầm thời đại. Chính vì thế, Đảng và nhà nước ta đã đặt ra những chiến lược phát triển

giáo dục giai đoạn hiện nay là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Trong tất cả các

yếu tố của quá trình giáo dục, thì chương trình đào tạo và quản lý phát triển chương

trình đào tạo là một yếu tố then chốt, quyết định đến sự vận hành của cả nhà trường

và tạo ra hiệu quả giáo dục.

Phát triển chương trình đào tạo có vai trò quan trọng trong việc xác định mục

tiêu đào tạo, từng bước làm chủ những phương pháp tiếp cận mới nhất, đẩy mạnh xây

dựng và thực hiện các chính sách đảm bảo chất lượng toàn diện chương trình đào tạo

đại học. Đây cũng chính là những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thị trường lao động trong bối

cảnh hội nhập, tính cạnh tranh cao; cùng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên đã có gần 60

năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. Hiện nay đã có gần 30 ngành đào tạo bậc

Đại học và Sau đại học. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo,

hàng năm Nhà trường luôn thực hiện đổi mới, cập nhật, phát triển chương trình đào

tạo các ngành nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực là các cán bộ khoa học, các nhà

quản lý, các kỹ sư, cử nhân về lĩnh vực Kỹ thuật, công nghệ cho các tỉnh miền núi

phía Bắc và cả nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, cần phải đào tạo các kỹ sư

không chỉ giỏi về lý thuyết, mà còn phải giỏi về tay nghề, đáp ứng được theo yêu cầu

của nhà tuyển dụng, chính vì vậy nên chương trình đào tạo cần biến chuyển theo

hướng chú trọng hơn về thực hành. Năm 2014, trường Đại học Kỹthuât Công nghi ̣ êp ̣

2

đã triển khai đào tao ng ̣ ành Công nghê ̣chế tạo máy đào tào chương trình kỹ sư công

nghệ 4 năm thay vì 5 năm như trước đây. Chương trình được thiết kế hướng đến khối

kiến thức cơ bản, hiện đại, đặc biệt chú trọng về năng lực thực hành, ứng dụng, triển

khai công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, góp phần cung cấp đội ngũ

cán bộ kỹ thuật chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực,

thực hiện Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về người cán bộ kỹ thuật ngày càng cao hơn, đa

dạng hơn, đòi hỏi chương trình phải được thiết kế, điều chỉnh, đổi mới, phát triển để

bắt kịp xu thế phát triển nhanh chóng của thực tiễn. Mặt khác, cùng với trường Đại

học Kỹ thuật Công nghiệp, ngành Công nghê ̣chế tạo máy đang được tổ chức đào tạo

ở rất nhiều trường khác nhau trên cả nước như Đại học Công nghiệp Hà Nôị, Đai ḥ oc ̣

Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Bách Khoa Đà Nẵng, Sư pham K ̣ ỹthuật

Thành phố Hồ Chí Minh… nên ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ

thuật Công nghiệp cần được thiết kế, xây dựng, quản lý sao cho có thế mạnh riêng để

có thể trở thành lựa chọn của người học và của nhà tuyển dụng.

Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao, càng đa dạng

của thực tiễn nghề nghiệp, đồng thời nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngành

Công nghệ Chế tạo máy của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thì việc thực hiện

đề tài “Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường đại

học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên” là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa

thực tiễn cao.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chương trình, phát triển chương trình nói

chung và thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở

trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, đề tài tiến hành đề xuất một số

biện pháp phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ chế tạo máy tại

trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo của Nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Phát triển chương trình đào tạo Đại học.

- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công

nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!