Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Thịt Theo Hướng An Toàn Thực Phẩm Của Các Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội
PREMIUM
Số trang
140
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
891

Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Thịt Theo Hướng An Toàn Thực Phẩm Của Các Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ NGỌC HÒA

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO HƯỚNG

AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM THỊ TÂN

Hà Nội, 2020

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư

liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các

kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020

Người cam đoan

Vũ Ngọc Hòa

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày

tỏ lòng biết ơn của mình tới TS. Phạm Thị Tân đã tận tình hướng dẫn, dành

nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập

và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh

tế và Quản trị kinh doanh và Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm

nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban

nhân dân huyện, Phòng Kinh tế huyện, cán bộ, công chức các phòng chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, cán bộ công chức, các hộ

dân của 3 xã Hữu Văn, Đồng Lạc và Tân Tiến, cũng như các hộ dân khác trên

địa bàn huyện đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong

suốt quá trình thực hiện đề tài.

Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực

của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất

mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, đó chính là sự giúp đỡ

quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình

nghiên cứu và công tác sau này.

Xin chân thành cảm ơn./.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020

Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Hòa

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii

MỤC LỤC....................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.....................................................viii

MỞ ĐẦU........................................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN

NUÔI LỢN THỊT THEO HƯỚNG AN TOÀN THỰC PHẨM.........................5

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực

phẩm............................................................................................................... 5

1.1.1. Các khái niệm cơ bản...................................................................................5

1.1.2. Đặc điểm, vai trò ý nghĩa của phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng

an toàn thực phẩm ................................................................................................12

1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP.17

1.1.4. Các tiêu chí trong chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm -

thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP)..................................................................22

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo hướng vệ sinh

an toàn thực phẩm ................................................................................................25

1.2.Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực

phẩm............................................................................................................. 29

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển chăn nuôi lợn thịt

theo hướng an toàn thực phẩm............................................................................29

1.2.2. Bài học rút ra cho huyện Chương Mỹ......................................................33

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....35

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội ............. 35

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Chương Mỹ ..............................................35

iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ...................................38

2.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ

ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP trên địa bàn

huyện ......................................................................................................................41

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 43

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu........................................................43

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp....................................43

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...................................................44

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...................................................45

2.2.5.Phương pháp thống kê mô tả .....................................................................45

2.2.6. Phương pháp so sánh.................................................................................46

2.2.7. Phương pháp SWOT..................................................................................46

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................... 47

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................50

3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP tại huyện

Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.................................................................. 50

3.1.1. Tình hình chung phát triển chăn nuôi lợn thịt tại huyện Chương Mỹ...50

3.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP

- áp dụng tiêu chuẩn Vietgap của các hộ điều tra........................................ 57

3.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra .................................................................57

3.2.2. Tình hình thực hiện các tiêu chí về phát triển chăn nuôi lợn theo hướng

ATTP của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện qua khảo sát.........................60

3.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng

ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ................................................................77

3.2.4. Tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện ..80

3.2.5. Liên kết trong chăn nuôi lợn .....................................................................82

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an

toàn thực phẩm tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội........................................... 82

v

3.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................82

3.3.2. Sự phát triển của thị trường sản phẩm sạch............................................83

3.3.3. Nhận thức của hộ về sự cần thiết của chăn nuôi theo hướng ATTP.....84

3.3.4. Yếu tố phục vụ nguồn lực chăn nuôi ở các hộ chăn nuôi.......................84

3.3.5. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.......................................................86

3.4. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm tại

huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội ....................................................... 87

3.4.1. Ưu điểm.......................................................................................................87

3.4.2. Tồn tại, hạn chế ..........................................................................................88

3.4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thánh thức trong phát triển chăn nuôi lợn

theo hướng vệ sinh ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ ..............................90

3.5. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm

tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội .................................................. 94

3.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp...........................................................................94

3.5.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn........................................95

3.5.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP trên địa bàn

huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội............................................................................96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................103

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................106

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

1 Bộ NN& PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

VietGAP

Chăn nuôi an toàn sinh học và thực hành

chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam

3 Global GAP GAP toàn cầu

4 Euro GAP GAP Châu Âu

5 ASEAN GAP GAP Đông Nam Á

6 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

7 ATTP An toàn thực phẩm

8 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

9 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm

10 HTX Hợp tác xã

11 HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp

12 HĐND Hội đồng nhân dân

13 UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu cảm quan về ATTP đối với thịt lợn.........................................9

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về khí hậu của vùng............................................................37

Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Chương Mỹ năm 2019 ...................................38

Bảng 2.3. Đặc điểm dân số và lao động huyện Chương Mỹ năm 2019...................39

Bảng 2.4. Cơ cấu GDP của huyện Chương Mỹ.........................................................41

Bảng 2.5. Nội dung và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................43

Bảng 2.6. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................44

Bảng 3.1. Số lượng lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ qua các năm.....................55

Bảng 3.2. Thông tin chung về các hộ điều tra ............................................................57

Bảng 3.3. Thông tin của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện 2019 (Bình

quân/hộ khảo sát)..........................................................................................................58

Bảng 3.4 Tài sản của hộ phục vụ cho chăn nuôi lợn(tính BQ/hộ)............................59

Bảng 3.5. Hệ thống chuồng trại của các hộ chăn nuôi lợn.........................................61

Bảng 3.6 Quy trình quản lý con giống của các hộ điều tra........................................66

Bảng 3.7 Tình hình dịch bệnh của các hộ chăn nuôi..................................................71

Bảng 3.8. Tình hình quản lý, xuất bán, chu chuyển đàn lợn và ghi chép hồ sơ.......75

Bảng 3.9. Chi phí chăn nuôi lợn của các hộ năm 2019..............................................77

Bảng 3.10. Hiệu quả sản xuất tính trên 100 kg lợn hơi lứa cuối cùng......................78

Bảng 3.11. Ma trận Swot đối với phát triển chăn nuôi theo hướng vệ sinh ATTP tại

huyện Chương Mỹ........................................................................................................90

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Bản đồ huyện Chương Mỹ (cập nhật 3/2020) ...........................................35

Hình 3.1. Các kênh tập huấn kĩ thuật cho người lao động.........................................63

Biểu đồ 3.1. Tình hình tập huấn kĩ thuật nuôi lợn......................................................64

Biểu đồ 3.2. Tình hình hiểu biết về chăn nuôi............................................................65

Biểu đồ 3.3. Quy trình vệ sinh chăn nuôi lợn thịt của các hộ (ĐVT: %)..................67

Biểu đồ 3.4.Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi lợn theo quy trình

VietGAHP của các hộ chăn nuôi - ĐVT %................................................................70

Biểu đồ 3.5. Quản lý dịch bệnh của các hộ chăn nuôi %...........................................73

Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ thịt lợn của các hộ chăn nuôi..............................................80

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi là nghề truyền thống gắn liền với trồng trọt trong nông

nghiệp Việt Nam, vừa thu hút được lao động nông nhàn vừa tận dụng được

những phụ phẩm của trồng trọt, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt,...

góp phần tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Chăn nuôi nước ta đã có bước

nâng cao hiệu quả kinh tế nhanh chóng nhưng hiện nay khi chất lượng cuộc

sống tăng lên làm cho yêu cầu của người dân đối với các loại thực phẩm tăng

lên. Những năm gần đây với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, năng suất

chăn nuôi lợn thịt càng tăng lên, cùng với mức sống người dân không ngừng

cải thiện và nâng cao kéo theo nhu cầu về thịt đặc biệt là thịt lợn ngày càng

tăng cao. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý 1/2020 đạt 2.731,9 nghìn

tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục thống kê, 2020).Trong

ngành chăn nuôi thì chăn nuôi lợn chiếm 70% so với tỷ trọng trong chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn thịt ở nước ta đã sớm phát triển ở khắp mọi vùng nông thôn với

phương thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu. Vì chăn nuôi lợn có từ rất lâu và

lợn thịt càng phát triển bởi đặc tính riêng biệt của chúng nên khả năng sinh

trưởng ngắn, kỹ thuật nuôi đơn giản mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh. Chăn

nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người, cung cấp nguyên

liệu cho ngành chế biến, cung cấp phân bón cho cây trồng, giữ vững môi

trường sinh thái giữa vật nuôi với cây trồng và con người

Huyện Chương Mỹ là cửa ngõ phía Tây Nam của trung tâm Thủ đô Hà

Nội, huyện được sát nhập từ tỉnh Hà Tây cũ vào thành phố Hà Nội năm 2008.

Với lịch sử phát triển trên 100 năm, huyện Chương Mỹ luôn được đánh giá là

địa phương có sự phát triển đồng đều các ngành nghề. Kinh tế Chương Mỹ

chủ yếu là nông nghiệp, huyện được biết đến như một vựa lúa, thực phẩm

rộng lớn cung cấp cho trung tâm thủ đô. Thế mạnh của huyện trong chăn nuôi

2

là đàn gia súc, gia cầm và thủy cầm hàng trăm nghìn con. Hơn nữa, huyện

Chương Mỹ còn nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai -

Sơn Tây và nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội - Ba Vì - Chùa Hương. Phát

huy lợi thế vị trí đặc thù, Chương Mỹ đã tạo nên cơ cấu kinh tế khá đồng đều

với trục công nghiệp chiếm 40%, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại

chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27%. Với những phát triển như trên,

huyện Chương Mỹ đã phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp kết hợp với

sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Tất cả đều

hướng tới mục tiêu xây dựng quê hương Chương Mỹ giàu đẹp, văn minh, tiến

bộ, vững bước đi lên trên con đường hội nhập và phát triển.

Tuy nhiên, chăn nuôi của huyện nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng

vẫn chưa thực sự phát triển, quy mô còn manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự phát,

chưa thực sự đẩy mạnh về vốn, lao động và khoa học nên lợi nhuận còn thấp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng cho việc giết mổ còn hạn chế chủ yếu tự giết mổ tại

nhà. Do vậy, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm gặp không ít khó khăn, ý

thức trong việc đảm bảo vệ sinh còn hạn chế nên ảnh hưởng rất nhiều đến

chất lượng thịt… Mặt khác, do hiện nay chăn nuôi lợn mang lại lợi nhuận cao

cho nông dân nên kéo theo đó nhiều tác hại dịch bệnh đã xảy ra như để kích

thích tăng trưởng, tạo nạc mà người dân đã sử dụng hoạt chất systeamine.

Nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã sử dụng hóa chất dùng trong

công nghiệp vào thức ăn chăn nuôi. Sử dụng thuốc kháng sinh và chất kích

thích tăng trưởng quá nhiều dẫn đến càng làm tăng khó khăn cho những người

chăn nuôi chân chính. Người tiêu dùng sẽ e ngại khi sử dụng các sản phẩm từ

thịt và thiệt hại cuối cùng vẫn thuộc về người chăn nuôi.

Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển chăn nuôi lợn thịt

theo hướng an toàn thực phẩm của hộ nông dân trên địa bàn huyện

Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng chăn nuôi lợn thịt, các yếu tố ảnh

hưởng đến chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm, đề xuất các giải

pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm của hộ nông

dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn

nuôi theo hướng an toàn thực phẩm.

- Phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Chương

Mỹ, Hà Nội.

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng đảm

bảo an toàn thực phẩm tại huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển chăn nuôi lợn thịt theo

hướng ATTP của hộ nông dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất

kinh doanh chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm đối với các hộ

gia đình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Chương Mỹ, từ đó đề xuất giải

pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm trên địa bàn

huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Phát triển chăn nuôi theo hướng ATTP có hai hình thức là: Chăn nuôi

an toàn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam

(VietGAP). Tùy các mức độ khác nhau, tùy theo trình độ sản xuất nông

4

nghiệp của mỗi vùng, lãnh thổ, quốc gia. Hiện nay có một số tiêu chuẩn sản

xuất theo hướng ATTP - VietGAPH như: GAP toàn cầu (Global GAP), GAP

Châu Âu (Euro GAP); ASEAN GAP; VietGAP; Đề tài tập trung nghiên cứu

phát triển chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Chương

Mỹ, TP Hà Nội theo hướng ATTP áp dụng tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt

theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP-Vietnamese Good Animal Husbandry

Pratices).

3.2.2. Phạm vi về không gian

Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

3.2.3. Phạm vi về thời gian

- Số liệu được thu thập trong 3 năm từ 2017 - 2019.

- Phạm vi giải pháp đến năm 2025.

4. Nội dung nghiên cứu

- Lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn

thực phẩm.

- Thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn thịt theo hướng

an toàn thực phẩm.

- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm

trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm chương:

Chương 1: Lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi theo hướng an

toàn thực phẩm;

Chương 2: Đặc điểm huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội và phương

pháp nghiên cứu;

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

LỢN THỊT THEO HƯỚNG AN TOÀN THỰC PHẨM

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn

thực phẩm

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Phát triển

Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển. Có quan điểm

cho rằng: “Phát triển theo nghĩa hẹp là sự mở rộng, mở mang, phát đạt của sự

vật, hiện tượng hoặc ý tưởng, tư duy trong đời sống một cách tương đối hoàn

chỉnh trong một giai đoạn nhất định. Phát triển theo chiều rộng là thuộc tính

cơ bản của phép biện chứng, là sự diễn biến của hiện tượng luôn đúng theo

quy luật trong các thế giới vô sinh, hữu sinh và loài người. Trong xã hội loài

người phát triển gắn liền với sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội.” (Lê Bá

Lịch, 2018)

Phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt trong một thời kỳ nhất

định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn

thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống.

Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ.

Trong đó, con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật

chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa và những

của cải khác phục vụ cuộc sống (Đỗ Kim Tuyên, 2008).

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền

kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và

về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn

đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Nguyễn Ngọc Xuân, 2014).

Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền

kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người; Sự biến đổi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!