Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển chăn nuôi đại gia súc ở miền núi phía Bắc: cần thiết nhưng phải làm thế nào
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
khoa häc kü thuËt
Tạp chí chăn nuôi số 5 - 08 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC:
CẦN THIẾT NHƯNG PHẢI LÀM THẾ NÀO?
Đào Lệ Hằng*
gày 15/3, tại tỉnh ủy Hòa Bình, Hội nghị
“Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 37 -
NQ/TW của Bộ Chính trị trong lĩnh vực nông
nghiệp và PTNT”. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã nhấn
mạnh là cần tập trung phát triển chăn nuôi, đặc
biệt là chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở khu vực miền
núi phía Bắc (MNPB) nhằm khai thác tối đa lợi
thế so sánh vùng về tiềm năng đất, điều kiện
sinh thái và nhân lực lao động ở khu vực “chưa
thức dậy” này. Đồng thời chăn nuôi và chăn
nuôi gia súc ăn cỏ cũng là nghề truyền thống và
là một trong số các nghề chính phát triển kinh tế
ở vùng này.
Các thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi ở
MNPB đã dược ít nhiều khẳng định trong thị
trường nội địa như sữa Mộc Châu, trâu Mốc
Tuyên Quang, dê Cỏ Hà Giang, ngựa Bạch
Lạng Sơn, gà H’Mông Sơn La, lợn “cắp nách”
Lào Cai,...
Giai đoạn 2001 - 2007, đàn trâu khu vực
MNPB tăng trưởng 1,1 6%/năm (cao hơn tốc độ
trung bình của cả nước 1,03%/năm), đàn bò
tăng 4,88%/năm, đàn bò sữa tăng 14,42%/năm,
đàn dê tăng 15,78%/năm,... điều đặc biệt là đàn
ngựa ở khu vực này chiếm tới 88,60% tổng đàn
cả nước, đàn trâu chiếm 58,84% và đàn dê
chiếm 34,81% tổng đàn cả nước.
* Cục Chăn nuôi.
Tổng sản lượng thịt năm 2007 đạt 503,6
nghìn tấn, tổng sản lượng trứng đạt 445,4 nghìn
tấn, tổng sản lượng sữa đạt 1 1,5 nghìn tấn,
tổng sản lượng mật đạt 1,5 nghìn tấn và 805,9
tấn kén tằm.
Tiềm năng đất đai ở khu vực này còn rất dồi
dào. Hiện toàn khu vực mới đưa vào sử dụng
38,9% diện tích (khoảng 1.285.000 ha), còn tới
61% diện tích đất chưa sử dụng (khoảng
2.023.000ha). Trong đó có 240.00ha có thể sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi chăn
nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi
tập trung rất cần diện tích bãi chăn thả và xử lý
chất thải.
Trước những tiềm năng của khu vực
MNPB, cùng ý chí với Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT, ông Hoàng Kim Giao - Cục
trưởng Cục Chăn nuôi đã đưa ra rất nhiều
những giải pháp để đẩy mạnh chăn nuôi vùng
MNPB, đặc biệt là chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
Theo ông Hoàng Kim Giao, có nhiều
nguyên nhân làm chăn nuôi chưa phát triển
mạnh ở khu vực này nhưng những nguyên nhân
chính là đồng bào MNPB vẫn chủ yếu chăn nuôi
các giống địa phương và chăn thả tận dụng nên
năng suất thấp, do quản lý lỏng lẻo và tập quán
chăn nuôi thả rông nên cận huyết nhiều, thoái
hóa giống cao. Sức sinh sản kém nên tốc độ
tăng đàn chậm do còn chủ yếu phối giống trực
tiếp tự do trong khi chăn nuôi lại phân tán nhỏ lẻ
*N