Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển chăn nuôi trang trại và một số giải pháp sản xuất Lợn hàng hóa bền vững
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
271.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
916

Phát triển chăn nuôi trang trại và một số giải pháp sản xuất Lợn hàng hóa bền vững

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

s¶n xuÊt chÕ biÕn - Tiªu thô s¶n phÈm

19 Tạp chí chăn nuôi số 7 - 08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRANG TRẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP SẢN

XUẤT LỢN HÀNG HÓA BỀN VỮNG

Lê Thanh Hải*

hăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng

trong sản xuất nông nghiệp, nó không

những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho

tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong

xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng

của hàng triệu người dân hiện nay. Với các

loại gia súc hiện có ở nước ta theo số liệu

năm 2006 đã sản xuất dược 2.369 ngàn tấn

thịt xẻ các loại. Tuy có đàn gia súc, gia cầm đa

dạng, song với trên 80 triệu dân, chưa kể đến

tăng dân số hàng năm, nguồn thực phẩm từ

đàn gia súc gia cầm này cũng chưa đáp ứng

đủ cho nhu cầu người tiêu dùng hiện nay

(24,5kg/người/năm). Đây là mức tiêu thụ thấp

so với nhiều nước trên thế giới, mà chưa đề

cập đến chất lượng của chúng.*

Thực tế cho thấy nhu cầu về chất lượng

thực phẩm của trẻ con và người già cao hơn

các lứa tuổi khác. Ví dụ: Cũng là sữa bò tươi

nhưng hàm lượng các chất có trong sữa như

protein, Canxi , hàm lượng mỡ sữa, mỡ trong

các loại thịt nhất là thịt lợn về colesterol có lợi

cũng như axít béo không no chiếm bao nhiêu

phần trăm để phù hợp nhu cầu dinh dưỡng và

phòng bệnh cho các lứa tuổi?

Phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là

chăn nuôi lợn hàng hóa như thế nào trong hoàn

cảnh cuộc sống của phần lớn các hộ nông dân

còn chật vật khó khăn, đại bộ phận người dân

chăn nuôi theo kinh nghiệm; thiếu kiến thức

chuyên môn, ít quan tâm về thông tin thị

trường, nếu có thì thiếu cụ thể; hiểu biết về sản

xuất hàng hóa chưa trở thành tiềm thức; kinh tế

phát triển chưa đồng đều giữa các vùng,... là

những rào cản trong phát triển chăn nuôi lợn

hàng hóa hiện nay.

Vậy đâu là giải pháp cho phát triển chăn

nuôi hàng hóa bền vững?

* Hội KHKT chăn nuôi VN.

Trong định hướng phát triển chăn nuôi đến

năm 2020, đã được Thủ tướng phê duyệt có

các giải pháp lớn theo tám chương trình, đây là

hướng đi trong định hướng cho cả hệ thống

chăn nuôi đến 2020 để chúng ta thực sự có

một ngành chăn nuôi hàng hóa tiên tiến và

vững mạnh. Song cái khó về chăn nuôi trang

trại đối với phần đông người nông dân lại thuộc

về tiềm thức lịch sử.

Vậy giải pháp nào để khắc phục những

khó khăn hiện tại nhằm đẩy mạnh chăn nuôi

hàng hóa, trong đó có chăn nuôi lợn, phát triển

bền vững.

1. Hiện trạng ngành chăn nuôi và hướng

phát triển

Theo Tổng cục thống kê tổng đàn gia súc

gia cầm ở thời điểm 2006 trong cả nước có:

32,8 triệu con lợn; 2,9 triệu con trâu; 5,87 triệu

con bò (bò sũa: 127 ngàn con); 170 triệu con

gà, 69,4 triệu con vịt ngan và 1,02 triệu dê cừu.

Duy trì mức tăng trưởng giá trị ngành chăn

nuôi đạt trung bình/năm qua các giai đoạn như

sau: 2006 - 2010: 8,5%; 2010 - 2015 tăng 6,5 -

7%; 2015 - 2020: 5,5 - 6%. Sản lượng thịt xẻ

các loại năm 2006 là: 2.369 ngàn tấn và dự

kiến tiến độ qua các giai đoạn phát triển: Năm

2010 đạt 3.210 ngàn tấn; Năm 2015 là: 4.309

ngàn tấn (trong đó thịt lợn 2.797 ngàn tấn

(65%); thịt gia cầm 1.326 ngàn tấn (32%); thịt

trâu bò: 144 ngàn tấn (3%); Năm 2020 là: 5.521

ngàn tấn (trong đó thịt lợn 3.493 ngàn tấn

(chiếm 63%); thịt gia cầm 1.779 ngàn tấn

(32%); thịt trâu bò 200 ngàn tấn (4%)... Theo xu

hướng tiêu dùng hiện nay, nhu cầu các loại thịt

vẫn tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt thịt lợn

vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 63 - 65% trong tổng số

các loại thịt. Vì vậy, ngành chăn nuôi lợn vẫn

đóng một vai trò rất quan trọng cung cấp thực

phẩm trong tiêu dùng của chúng ta.

C

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!