Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THẢO
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THẢO
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.31.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TẠ THỊ THANH HUYỀN
THÁI NGUYÊN - 2019
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn chính
xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Học viên
Nguyễn Thị Thảo
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi
lời cảm ơn đến TS. Tạ Thị Thanh Huyền - người trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Khoa của
trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Thành phố Sông Công,
các đồng chí lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Sông Công và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp số liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu của
luận văn.
Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện Luận
văn tốt nghiệp này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thảo
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU........................................................... vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.......................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 4
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN ................................... 1
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân ................................... 1
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.............................................................................. 1
1.1.2 Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của phát triển BHYT toàn dân ...................... 3
1.1.3. Nội dung phát triển BHYT toàn dân....................................................... 6
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT toàn dân......................... 12
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển BHYT toàn dân .......................................... 16
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 24
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 24
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin................................................................. 30
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin ........................................................... 30
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 31
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển BHYT theo quy mô ................... 31
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về chất lượng BHYT ................. 33
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý và tổ chức thực hiện về BHYT
................................................................................................................. 34
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN
DÂN TẠI BHXH THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG ............................... 35
3.1. Giới thiệu chung về thành phố Sông Công và Bảo hiểm xã hội thành phố
Sông Công ............................................................................................... 35
3.1.1. Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội thành phố Sông Công ................... 35
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH thành phố Sông Công ......... 36
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của BHXH thành phố Sông Công
................................................................................................................. 37
3.2. Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại BHXH thành phố Sông
Công ........................................................................................................ 40
3.2.1. Thực trạng phát triển về quy mô, số lượng........................................... 40
3.2.2. Thực trạng phát triển về chất lượng...................................................... 57
3.3 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT toàn dân tại
thành phố Sông Công.............................................................................. 66
3.3.1 Các nhân tố khách quan ......................................................................... 66
3.3.2 Các nhân tố chủ quan ............................................................................. 73
3.4. Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong việc thực hiện BHYT
toàn dân tại BHXH thành phố Sông Công.............................................. 85
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 85
3.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 86
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 87
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN
TẠI BHXH THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG.......................................... 89
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
4.1. Định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển BHYT toàn dân tại BHXH
Thành phố Sông Công............................................................................. 89
4.1.1. Định hướng phát triển BHYT toàn dân tại BHXH Thành phố Sông
Công ........................................................................................................ 89
4.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển BHYT toàn dân tại BHXH Thành phố
Sông Công............................................................................................... 90
4.2. Một số giải pháp phát triển BHYT toàn dân tại BHXH thành phố Sông
Công ........................................................................................................ 92
4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển quy mô, số lượng đối tượng tham gia BHYT
toàn dân ................................................................................................... 92
4.2.2 Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT ........ 99
4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 104
KẾT LUẬN.................................................................................................. 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 108
PHỤ LỤC SỐ I............................................................................................ 110
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CSSK Chăm sóc sức khỏe
KCB Khám chữa bệnh
NLĐ Người lao động
HĐLĐ Hợp đồng lao động
UBND Ủy ban nhân dân
CNTT Công nghệ thông tin
TYT Trạm y tế
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Số lượng mẫu thu thập số liệu trên địa bàn Thành phố Sông Công
................................................................................................................. 28
Bảng 2.2 : Một số đặc điểm cơ bản của chủ hộ phỏng vấn ............................ 29
Bảng 3.1: Số lượng người tham gia BHYT từ năm 2016 đến năm 2018 thuộc
nhóm Đơn vị, đối tượng đóng................................................................. 40
Bảng 3.2: Số lượng người tham gia BHYT từ năm 2016 đến năm 2018 thuộc
nhóm do tổ chức BHXH đóng ................................................................ 43
Bảng 3.3:Số lượng người tham gia BHYT thuộc nhóm do Ngân sách Nhà
nước đóng từ năm 2016 đến năm 2018 tại thành phố Sông Công.......... 44
Bảng 3.4: Số lượng người tham gia BHYT do Ngân sách Nhà nước hỗ trợ
đóng từ năm 2016 đến năm 2018 tại thành phố Sông Công................... 46
Bảng 3.5: Thực hiện kế hoạch phát triển BHYT tại BHXH thành phố Sông
Công từ năm 2016 đến năm 2018 ........................................................... 52
Bảng 3.6: Tổng hợp chi phí khám chữa bệnh BHYT từ năm 2016 đến năm
2018 trên địa bàn thành phố Sông Công................................................. 54
Bảng 3.7: Đánh giá về thủ tục tham gia và thủ tục giải quyết hưởng BHYT và
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT trên địa bàn thành
phố Sông Công........................................................................................ 61
Bảng 3.8: Tổng hợp số lượt người khám chữa bệnh từ năm 2016 đến năm
2018 trên địa bàn thành phố Sông Công................................................. 64
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá về khả năng tương tác của cán bộ BHXH thành
phố Sông Công với nhân dân.................................................................. 68
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả hoạt động tuyên truyền chính sách BHYT trên
địa bàn Thành phố Sông Công giai đoạn 2016- 2018 ............................ 70
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của trình độ học vấn và quyết định tham gia BHYT
trên địa bàn thành phố Sông Công.......................................................... 74
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mức độ hiểu biết về chính sách BHYT trên địa
bàn thành phố Sông Công ....................................................................... 75
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thu nhập bình quân hàng tháng và quyết định tham
gia BHYT trên địa bàn thành phố Sông Công........................................ 81
Bảng 3.11: Tỷ lệ hoa hồng chi cho đại lý thu BHYT ..................................... 83
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp mức chi thù lao đại lý thu Bảo hiểm y tế giai đoạn
2016 - 2018 ............................................................................................. 83
ix
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH thành phố Sông Công ............. 38
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Số người tham gia BHYT theo nhóm Hộ gia đình so với tổng số
dân tham gia BHYT trên địa bàn thành phố Sông Công từ năm 2016 đến
năm 2018................................................................................................. 48
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phản ánh hiệu quả công tác truyền thông BHYT tại
thành phố Sông Côn................................................................................ 72
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ so sánh số dân tham gia BHYT theo nhóm Hộ gia đình
so với các nhóm còn lại trong tổng số người tham gia BHYT từ năm
2016 đến năm 2018................................................................................. 78
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho
người dân. Chính sách BHYT được coi một trong hai là trụ cột chính trong hệ
thống ấy, với mục tiêu bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm sức khỏe
của nhân dân trong một quốc gia, bảo đảm trật tự công bằng xã hội, từ đó thúc
đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Trong những năm qua, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã thu được nhiều kết quả quan
trọng, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong sự
nghiệp đổi mới đất nước. Đổi mới cơ chế kinh tế cần thiết phải song song
với đổi mới các chính sách khác có liên quan, trong đó có chính sách xã
hội. Sự tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội.
Chủ trương phát triển, đổi mới công tác chăm sóc sức khoẻ (CSSK) nhân
dân là một trong những định hướng quan trọng của Đảng. Nếu như trước
đây, Nhà nước bao cấp hoàn toàn cho người dân các dịch vụ CSSK, khám
chữa bệnh (KCB), thì nay, khi nền kinh tế đất nước chuyển đổi sang kinh tế
thị trường, sự bao cấp cho y tế đã không còn phù hợp và càng bộc lộ những
hạn chế, đòi hỏi phải có những chính sách mới để tìm kiếm các nguồn tài
chính cho các hoạt động KCB đáp ứng nhu cầu về CSSK của nhân dân
đồng thời đảm bảo tính công bằng trong lĩnh vực y tế, đó là thu một phần
viện phí, phát triển y tế tư nhân, thực hiện bảo hiểm y tế ...
Chương trình thí điểm Bảo hiểm y tế (BHYT) ở một số địa phương từ
năm 1989, với phương thức huy động đóng góp của nhân dân, hình thành quỹ
BHYT, trả tiền viện phí thay cho những người tham gia BHYT bước đầu đã
thu được những kết quả khả quan, làm cơ sở cho việc nhân rộng trong phạm
vi cả nước sau này. Ngày 15 tháng 8 năm 1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chính phủ) đã ban hành điều lệ BHYT kèm theo Nghị định 299/HĐBT, đặt
nền móng pháp lý cho việc tổ chức thực hiện BHYT ở nước ta. Hệ thống
BHYT đã được khai sinh và đi vào hoạt động, năm 2008 Điều lệ BHYT được
nâng lên thành Luật BHYT, hơn cả là luật BHYT sửa đổi năm 2014 đã tạo
hành lang pháp lý cao nhất trong việc thực hiện chính sách BHYT, theo đó
phạm vi, đối tượng, quyền lợi BHYT được mở rộng hơn và ngày càng khẳng
định vai trò của một chính sách xã hội ưu việt phù hợp với đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước. Quỹ BHYT đang ngày càng khẳng định là nguồn tài
chính quan trọng cho hoạt động KCB của các bệnh viện từ trung ương đến cơ
sở, góp phần làm đẩy mạnh hệ thống các cơ sở KCB, giảm sự quá tải ở bệnh
viện tuyến Trung ương, hàng trăm triệu lượt người có BHYT đã được chữa
trị, trở về với cuộc sống đời thường tiếp tục công tác, sản xuất kinh doanh
phục vụ cho xã hội và gia đình.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách BHYT của tỉnh Thái
Nguyên nói chung và thành phố Sông Công nói riêng còn gặp không ít khó
khăn trong việc tổ chức triển khai mở rộng đối tượng tham gia tới các tầng
lớp dân cư, nhận thức về BHYT của một bộ phận người dân sống ở các vùng
nông thôn còn hạn chế, thu nhập thấp. Người dân chưa hiểu rõ tính ưu việt
của chính sách BHYT, chưa hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi
tham gia BHYT. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tham gia đầy đủ BHYT
cho người lao động, còn tình trạng trốn đóng, chậm đóng. Chất lượng KCB
cho người có thẻ BHYT còn hạn chế đặc biệt ở các tuyến dưới liên quan đến
cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ chuyên môn, chế độ đối với cán bộ làm
công tác y tế… Những trở ngại đó cần có những giải pháp để hoàn thành mục
tiêu BHYT toàn dân mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Với kiến thức tiếp thu được trong thời gian học tập, cùng với thực tiễn
trong quá trình triển khai chính sách BHYT tại thành phố Sông Công, tôi lựa
chọn đề tài “Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại Bảo hiểm xã hội thành phố