Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀO THẾ HIỂN
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN – 2021
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀO THẾ HIỂN
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hằngguyễn
Thị Hằng
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực xuất phát từ thực tiễn tại địa bàn huyện Phú
Bình, cơ quan Bảo hiểm xã huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và chưa từng
được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ r ngu n gốc.
Tác giả
Đào Thế Hiển
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian năm học tập, nghiên cứu chương trình Thạc sỹ Kinh tế tại
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Tôi đã được
nhà trường trang bị những kiến thức tổng hợp và hệ thống. Đến nay tôi đã kết
thúc khóa học và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể giáo viên và cán bộ
trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Và đặc biệt là
TS. Nguyễn Thị Hằng - người đã hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các bộ phận nghiệp vụ tại cơ
quan Bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình. Lãnh đạo các Phòng, ban trong
UBND huyện Phú Bình đã giúp đ tôi trong quá trình thu thập tài liệu thực
hiện luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về thời gian và nhận
thức nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được
sự phê bình, góp ý của độc giả, của các anh chị học viên trong trường và sự
chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy, các cô để bổ sung hoàn thiện trong quá trình
nghiên cứu tiếp vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn
Đào Thế Hiển
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..........................................4
5. Kết cấu của luận văn ......................................................................................4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN.............................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện..............................5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................... 5
Khái niệm BHXH được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:............................. 5
1.1.2. Bản chất, vai trò và nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội tự
nguyện ................................................................................................................ 6
1.1.3. Nội dung phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện.................................... 16
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện........................ 24
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển BHXH tự nguyện........................................30
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện ở một số địa phương............................................................................ 30
.......................................................................................................................... 33
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên................................. 34
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 36
iv
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................36
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................36
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 36
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin.................................................................. 42
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................... 42
2.2.4. Công cụ xử lý thông tin.......................................................................... 43
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................43
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển BHXH tự nguyện theo quy mô . 44
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về chất lượng BHXH tự nguyện 46
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý và tổ chức thực hiện về BHXH
tự nguyện.......................................................................................................... 46
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN48
3.1. Giới thiệu chung về huyện Phú Bình và Bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên..............................................................................................48
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên.................................................................................... 48
3.1.2. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................................. 51
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện Phú Bình....... 52
3.2. Thực trạng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú
Bình ..................................................................................................................56
3.2.1. Thực trạng về quy mô, số lượng ............................................................ 56
3.2.2. Thực trạng phát triển về chất lượng....................................................... 66
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa
bàn huyện Phú Bình .........................................................................................81
3.3.1. Yếu tố khách quan.................................................................................. 81
3.3.2. Yếu tố chủ quan ..................................................................................... 85
3.4. Đánh giá chung công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên..................................................................98
v
3.4.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 98
3.4.2. Những mặt t n tại, hạn chế .................................................................... 99
3.4.3. Nguyên nhân các hạn chế..................................................................... 100
CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH......................................... 102
4.1. Định hướng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện của huyện Phú Bình102
4.2. Mục tiêu phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyên trên địa bàn huyện Phú
Bình ................................................................................................................103
4.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 103
4.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 103
4.3. Một số giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện
Phú Bình.........................................................................................................104
4.3.1. Các giải pháp phát triển về quy mô, số lượng đối tượng tham gia Bảo
hiểm xã hội tự nguyện.................................................................................... 104
4.4. Một số kiến nghị......................................................................................121
4.4.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ........................................... 121
4.4.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên............................... 122
KẾT LUẬN........................................................................................................... 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 126
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 128
PHỤ LỤC 1........................................................................................................... 128
PHỤ LỤC SỐ II................................................................................................... 136
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
GPD Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND Hội đ ng nhân dân
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
NLĐ Người lao động
NSNN Ngân sách nhà nước
WTO Tổ chức thương mại quốc tế
KCB Khám chữa bệnh
BH Bảo hiểm
SDLD Sử dụng lao động
TTĐT Thông tin điện tử
HGĐ Hộ gia đình
TN Tự nguyện
HĐND Hội đ ng nhân dân
TNLĐ - BNN Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng mẫu thu thập số liệu trên địa bàn huyện Phú Bình ......... 40
Bảng 2.2: Thang điểm khảo sát....................................................................... 40
Bảng 2.3. Một số đặc điểm cơ bản của chủ hộ phỏng vấn ............................. 41
Bảng 3.1. Số người tham gia BHXH tự nguyện trong tổng số người tham gia
BHXH tại huyện Phú Bình giai đoạn 2018 – 2020 ........................ 57
Bảng 3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện của BHXH
huyện Phú Bình giai đoạn 2018 - 2020 .......................................... 59
Bảng 3.3. Tổng hợp hoạt động tuyên truyền BHXH tự nguyện trên địa bàn
huyện Phú Bình từ năm 2018 - 2020 .............................................. 63
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mức đóng, mức hưởng và kết quả thực hiện BHXH
tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình.......................................... 71
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện đến
kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình.... 76
Bảng 3.6. Đánh giá khó khăn vướng mắc của cán bộ BHXH trong phát triển
BHXH tự nguyện ............................................................................ 79
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp đánh giá thủ tục hành chính về BHXH tự nguyện. 83
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của trình độ học vấn và quyết định tham gia BHXH tự
nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình.............................................. 86
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp đánh giá công tác phục vụ của cơ quan Bảo hiểm
xã hội huyện Phú Bình.................................................................... 89
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thu nhập bình quân hàng tháng và quyết định tham
gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình ....................... 93
Bảng 3.12. Tỷ lệ hoa h ng chi cho đại lý thu BHXH tự nguyện.................... 96
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp mức chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện giai
đoạn 2018 - 2020 ............................................................................ 96
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đ 3.1. Sơ đ tổ chức bộ máy của BHXH huyện Phú Bình ............................ 54
Biểu đ 3.1. Biểu đ so sánh số người tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt
buộc từ năm 2018 - 2020 ....................................................................... 58
Biểu đ 3.2. Kết quả thực hiện thu BHXH tự nguyện so với kế hoạch thu BHXH
tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2018 – 2020.......... 60
Biểu đ 3.3. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người được điều tra ........ 61
Biểu đ 3.4. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội của người được điều tra................. 62
Biểu đ 3.5. Ngu n thông tin về BHXH tự nguyện mà người dân có được........ 73
Biểu đ 3.6. Mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện .......................... 74
Biểu đ 3.7. Ảnh hưởng của Đại dịch Covid – 19 tới số người tham gia BHXH
tự nguyện................................................................................................. 98
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách BHXH, BHYT và coi đó là
động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp
của chế độ ta. Tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã chỉ r : “BHXH là một trụ
cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,
bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất
nước.”; đ ng thời đã đặt ra mục tiêu cụ thể: “đến năm 2021 đạt khoảng 35%
lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH (trong đó nông
dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm
khoảng 1%), đến năm 2025 đạt khoảng 45% (trong đó nông dân và lao động
khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5%), đến
năm 2030 đạt khoảng 60% (trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính
thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5%)”.
Như vậy, có thể thấy Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến chính sách
BHXH, BHYT, coi đây là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội; Chung
tay phát triển BHXH là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn
thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.
Phú Bình là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên là điểm đến của
nhiều nhà đầu tư, có khu công nghiệp Điềm Thụy một trong những cụm
công nghiệp lớn nhất tỉnh, có hạ tầng đ ng bộ, hiện đại. Dân số huyện
khoảng 140 nghìn người, trong đó có khoảng 21 nghìn người lao động tham
gia BHXH bắt buộc tại các doanh nghiệp. Trong khi số người tham gia
BHXH tự nguyện chỉ đạt khoảng 1,3 nghìn người (Số liệu tại Báo cáo tổng
kết công tác thu BHXH năm 2020 tại BHXH huyện Phú Bình). Mặc dù
2
chính sách BHXH tự nguyện đã có nhiều ưu việt so với trước, nhưng số
người tham gia BHXH tự nguyện còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm
năng. Nguyên nhân chính dẫn đến số lượng người tham gia BHXH tự
nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình còn thấp là do trình độ học vấn và nhận
thức xã hội còn nhiều hạn chế, lao động phần lớn chưa qua đào tạo, việc làm
bấp bênh, thu nhập thấp,... Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của đại dịch
COVID - 19, dẫn đến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí có doanh
nghiệp bị phá sản, đời sống an sinh xã hội của người lao động gặp nhiều khó
khăn. Người lao động phải đối mặt nhiều khoản cần chi trước mắt, chưa tính
được để dành cho tương lai. Mặt khác, người dân hầu như chưa hiểu về
chính sách BHXH tự nguyện trong khi công tác tuyên truyền, vận động các
đối tượng tham gia chưa hiệu quả, chưa tạo được sự chuyển biến về nhận
thức, người dân chưa thấy được quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia chính
sách BHXH tự nguyện. Ngoài ra, một số thủ tục tham gia BHXH tự nguyện
còn phức tạp, chất lượng cung cấp dịch vụ công tại địa phương chưa được
tốt. Vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để người lao động nhận thức được sự
cần thiết khi tham gia BHXH; giải pháp nào giải quyết việc tham gia BHXH
của người lao động khi thu nhập bấp bênh; vấn đề về thể chế và tổ chức thực
hiện, đội ngũ cán bộ quản lý như thế nào.... Với kiến thức tiếp thu được
trong thời gian học tập, cùng với thực tiễn trong quá trình triển khai chính
sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình, tôi lựa chọn đề tài:
"Phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài chuyên ngành Quản lý kinh tế. Kết quả của
đề tài sẽ làm rõ những điểm còn hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp để
phát triển BHXH tự nguyện, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao
động đối với việc tự bảo đảm an sinh cho bản thân, hướng tới mục tiêu
BHXH toàn dân, phát triển đối tượng tham gia bền vững, hiệu quả.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển BHXH tự nguyện tại địa bàn
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển BHXH tự nguyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển BHXH tự
nguyện.
- Đánh giá kết quả thực hiện, xem xét các yếu tố ảnh hưởng và làm rõ
những vấn đề còn t n tại trong quá trình phát triển BHXH tự nguyện trên địa
bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2018-2020.
- Đề xuất giải pháp phát triển BHXH tự nguyện tại địa bàn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên thời gian tới đến năm 2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của
người lao động và công tác triển khai phát triển BHXH tự nguyện tại địa
bàn huyện Phú Bình.
- Đối tượng điều tra: Cán bộ chuyên môn về BHXH tự nguyện tại
BHXH huyện Phú Bình, người lao động trên địa bàn huyện Phú Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hai nội dung chính: (1) Phát
triển BHXH tự nguyện về số lượng, bao g m các nội dung: Công tác mở rộng
và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Đa dạng các
điểm thu BHXH, (2) Phát triển chất lượng BHXH tự nguyện, bao g m các nội
dung: Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện; Khả năng tiếp cận và thụ
hưởng các chế độ BHXH; Thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ BHXH.
- Về thời gian: Các số liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2018 đến
năm 2020.
4
- Về không gian: Luận văn thực hiện trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩ khoa học: Đề tài của luận văn nghiên cứu về nhiệm vụ
thường xuyên và cơ bản của ngành về phát triển BHXH tự nguyện, đã và
đang có những vấn đề đặt ra và cần phải tìm lời giải đáp, phương án thực
hiện nhằm tháo g khó khăn, góp phần phát triển bền vững BHXH tự
nguyện, đáp ứng đc yêu cầu hiện tại cũng như thực hiện mục tiêu của
ngành đề ra “BHXH toàn dân”.
- Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp được đề xuất và kiến nghị với
các cấp có thẩm quyền có thể tham khảo, vận dụng thực tế vào công tác
phát triển BHXH tự nguyện, là tài liệu tham mưu, đóng góp với Bảo hiểm xã
hội huyện Phú Bình và các cơ quan Bảo hiểm xã hội khác cũng như đối với
các địa phương có điều kiện tương tự.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục bảng, luận văn được kết cấu theo 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển Bảo hiểm xã hội
tự nguyện.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa
bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.