Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1747

Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VŨ ĐỨC SINH

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ ĐỨC SINH

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính

Mã số 60.38.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Tâm

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp, phân

tích, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của

TS. Phan Ngọc Tâm. Những vấn đề về thực trạng và các số liệu nêu trong

Luận văn là trung thực, chính xác.

Tác giả Luận văn

Vũ Đức Sinh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BBVP: Biên bản vi phạm

KTSTQ: Kiểm tra sau thông quan

PLXLVPHC: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

QĐXP: Quyết định xử phạt

QLRR: Quản lý rủi ro

TTHQĐT: Thủ tục hải quan điện tử

UBND: Ủy ban nhân dân

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

VPHC: Vi phạm hành chính

XLVPHC: Xử lý vi phạm hành chính

XNK: Xuất nhập khẩu

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH,

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH

VỰC HẢI QUAN............................................................................................. 6

1.1. Khái niệm về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực hải quan.......................................................................................................6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan..........6

1.1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ................................12

1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan........16

1.2.1. Khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ...

...........................................................................................................................16

1.2.2. Đặc điểm, vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan..............................................................................................................17

1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam................................................................19

1.2.4. Nội dung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải

quan...........................................................................................................................24

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...............................................................................41

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN............................................................................................................ 42

2.1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan..........42

2.1.1. Những mặt tích cực của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực hải quan hiện hành......................................................................................42

2.1.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hải quan .............................................................................................51

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan: ...........................................................................................................69

2.2.1 Một số kết quả đạt được...........................................................................69

2.2.2 Những vướng mắc trong công tác áp dụng pháp luật .............................70

2.3. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế của pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính và công tác áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực hải quan.....................................................................................................77

2.4. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hải quan...........................................................................................79

2.4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hải quan .............................................................................................79

2.4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hải quan ở nước ta hiện nay ..............................................................81

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...............................................................................97

PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 98

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh,

ngành Hải quan được xem là "Người lính gác cửa nền kinh tế", là cơ quan quan

trọng của mỗi quốc gia.

Ngày 10/9/1945, chỉ sau tám ngày đất nước giành độc lập, Bộ Trưởng Bộ Nội

vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký

Sắc lệnh số 27/SL, thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu - khai sinh ra cơ quan

Thuế quan Cách mạng và là tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay.

Với lịch sử hơn 65 năm hình thành và phát triển, Hải quan Việt Nam ngày

càng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, đến nay đã xây dựng được hệ thống bộ

máy tổ chức hải quan trên toàn quốc đứng đầu là Tổng cục Hải quan với 17 Vụ,

Cục, đơn vị thuộc Tổng cục và 34 đơn vị hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố

1

, đã

đóng góp và thể hiện vai trò to lớn trong suốt quá trình phát triển của nước ta. Đặc

biệt trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, với sự ra đời của các văn bản quy

phạm pháp luật quan trọng như Pháp lệnh Hải quan ngày 20/2/1990, sau đó là Luật

Hải quan ngày 29/6/2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan

ngày 14/6/2005, công tác quản lý nhà nước về hải quan ngày càng được hoàn thiện

hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Trong những năm gần đây, ngành Hải quan đã triển khai áp dụng rất nhiều

biện pháp cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình thủ tục mà điển hình là việc

triển khai áp dụng "Quản lý rủi ro", thực hiện "Thủ tục hải quan điện tử", "Đại lý

hải quan"... là những phương thức quản lý hiện đại đã được hầu hết các quốc gia

tiên tiến trong khu vực và thế giới áp dụng, qua đó tạo thông thoáng rất nhiều về

trình tự thủ tục, nhanh chóng về thời gian, giảm tỷ lệ kiểm tra hàng hóa (tỷ lệ các lô

hàng phải kiểm tra thực tế từ 100% trước khi có Luật Hải quan đã giảm dần và hiện

nay chỉ còn khoảng 15%), tạo thuận lợi to lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất

nhập cảnh, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu

tư nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi từ việc cải cách hành chính, đơn giản hóa

quy trình thủ tục thì nguy cơ xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm hành

chính trong lĩnh vực Hải quan là rất lớn bởi có nhiều đối tượng lợi dụng sự đơn giản

1 Tổng cục Hải quan (2005), “Đề cương tuyên truyền 60 năm truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam”, Biên niên sự

kiện hải quan, Hà Nội.

2

hóa về thủ tục Hải quan để vi phạm, gian lận thuế, đặc biệt là lợi dụng chính sách

miễn kiểm tra hàng hóa để xuất, nhập khẩu hàng cấm, hàng không đủ tiêu chuẩn

xuất khẩu, nhập khẩu...Thực tiễn cho thấy tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Hải quan những năm gần đây có biểu hiện ngày càng tăng cao với tính chất

mức độ ngày càng nghiêm trọng, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.

Để phù hợp với thực tiễn và các quy định của Luật Hải quan, các quy định của

pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan cũng đã có những

bước phát triển ngày càng tiến bộ hơn, qua đó tạo khung pháp lý thuận lợi cho công

tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Các văn bản quy phạp pháp

luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan được ban hành gần đây

như Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định việc

xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong

lĩnh vực Hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả tích cực

trong thực tiễn, song trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều khiếm khuyết, bất

cập, nhiều nội dung không còn phù hợp và đặc biệt là đã có nhiều hành vi vi phạm

mới phát sinh qua việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đại lý hải quan...nhưng

chưa được pháp luật quy định, từ đó công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Hải quan còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả và mục đích chưa đạt được như

mong muốn. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn sâu sắc.

Mặt khác, Luật xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc Hội thông qua ngày

20 tháng 06 năm 2012 (có hiệu lực vào ngày 01/07/2012) thay thế cho Pháp lệnh xử

lý vi phạm hành chính hiện hành. Luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định nhiều

nội dung mới và nhiều nội dung thay đổi so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

hiện hành. Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện Nghị định về xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực hải quan trên cơ sở quy định của Luật xử lý vi phạm hành

chính cũng đang là một trong những yêu cầu cấp thiết.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực Hải quan” làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực Hải quan, cụ thể:

- Luận văn thạc sỹ luật học “Vi phạm hành chính và áp dụng trách nhiệm hành

chính trong lĩnh vực Hải quan tại TP. HCM” năm 2006 của tác giả Đàm Đức

3

Tuyền. Luận văn này chủ yếu nghiên cứu về các hành vi vi phạm hành chính và

việc áp dụng trách nhiệm hành chính tại Cục Hải quan TP. HCM. Mặt khác, công

trình này được thực hiện trước khi Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ

sung (năm 2008) và trước thời điểm Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và Nghị định số

18/2009/NĐ-CP được ban hành, nên nhìn chung đã lạc hậu, không còn phù hợp

trong thực tiễn.

- Luận văn thạc sỹ luật học “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải

quan: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” năm 2012 của tác giả Nguyễn Nam

Hồng Sơn. Qua nghiên cứu về đề tài và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài,

nhận thấy Luận văn này chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực trạng vi phạm hành

chính và công tác xử lý vi phạm hành chính về Hải quan trong phạm vi địa bàn tỉnh

Tây Ninh; nêu ra những hạn chế, vướng mắc từ chính thực tiễn của tỉnh Tây Ninh,

từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện. Mặt khác, luận văn này hoàn thành

trước thời điểm ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính nên chưa cập nhật được

những nội dung quy định mới của Luật xử lý vi phạm hành chính để đề xuất chỉnh

sửa, bổ sung các quy định của Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan cho phù hợp.

Đối với đề tài luận văn “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Hải quan” của mình, tác giả tập trung nghiên cứu theo hướng và phạm vi khác,

không trùng lặp với đề tài trên, cụ thể là:

- Nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về các quy định của pháp luật xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan trong bối cảnh toàn ngành Hải quan đang

triển khai thực hiện các hình thức, phương thức quản lý tiên tiến (thủ tục hải quan

điện tử, quản lý rủi ro, đại lý hải quan...).

- Về thực tiễn sẽ nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn là công tác xử lý vi phạm

hành chính của ngành Hải quan, trong đó tập trung nghiên cứu về những khó khăn,

vướng mắc trong thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính ở các Cục Hải quan

tỉnh, thành phố trong cả nước đã được Tổng cục Hải quan ghi nhận và thực tiễn áp

dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan tại một số Cục

Hải quan tỉnh, thành phố như Cục Hải quan Đồng Nai, Cục Hải quan TP. HCM,

Cục Hải quan thành phố Hải Phòng...

Do vậy, có thể khẳng định rằng đề tài luận văn phát triển theo một hướng

nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác, không trùng lặp với các đề tài trên.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận; phân tích, đánh giá các quy định

của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan như các quy

4

định chung về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (quy định về các

nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, quy định về

các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính...); các quy định về hình thức xử

phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả; các quy định về thẩm

quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; các quy định về thủ tục xử

lý vi phạm hành chính... và thực tiễn về công tác xử lý vi phạm hành chính của

ngành Hải quan hiện nay, luận văn sẽ làm nổi bật nên những bất cập, tồn tại, hạn

chế của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Qua đó, đề

xuất sửa đổi, bổ sung hướng tới hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực Hải quan.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu:

* Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các quy định của pháp luật về xử lý

vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (trong đó tập trung nghiên cứu các quy

định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện hành);

công tác xử lý vi phạm hành chính của ngành Hải quan từ năm 2008 đến nay (từ khi

áp dụng Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007), trong đó tập trung nghiên

cứu về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành

chính ở các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong cả nước đã được Tổng cục Hải quan

ghi nhận và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Hải quan tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố như Cục Hải quan Đồng Nai, Cục

Hải quan TP. HCM, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

* Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin làm cơ

sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện tượng pháp

lý đơn lẻ; nhận xét; rút ra kết luận từng vấn đề về pháp luật xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực hải quan.

- So sánh pháp lý: So sánh những quy định của pháp luật về pháp luật xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trước đây và pháp luật hiện hành để rút ra

những điểm tiến bộ của pháp luật hiện hành.

- Khảo sát thực tế: Khảo sát thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực hải quan để xác định những điểm thuận lợi và bất cập khi áp dụng các quy

định của pháp luật về pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

5

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như

phương pháp thống kê, tổng kết kinh nghiệm.

5. Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có bố cục gồm 02 chương:

Chương 1: Lý luận chung về vi phạm hành chính, pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và

một số giải pháp hoàn thiện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!