Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1750

Pháp luật về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BÙI BÁ PHÚ

PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN VAY

NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP

KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN VAY

NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP

KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Văn Vân

Học viên : Bùi Bá Phú

Lớp : Cao học Luật, Khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Lời cam đoan phải có nội dung như sau:

“Tôi cam đoan: Luận văn thạc sỹ luật này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Vân, đảm

bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham

khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này”.

Tác giả luận văn

Bùi Bá Phú

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CAR Hệ số an toàn vốn

EBRD Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

IET Thuế cân bằng lãi suất

LIBOR Lãi suất cho vay liên ngân hàng London

USD Đô la Mỹ

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA

DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH .........................9

1.1. Lịch sử hình thành hoạt động vay nước ngoài và pháp luật điều chỉnh.......9

1.1.1. Sự ra đời của hoạt động vay nước ngoài trên thế giới và luật quốc tế ......9

1.1.2. Vay nước ngoài ở Việt Nam gắn liền với sự ra đời và phát triển của hoạt

động ngoại hối và pháp luật điều chỉnh ...............................................................9

1.2. Khái niệm vay nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh...............10

1.3. Chủ thể trong hoạt động vay nước ngoài của doanh nghiệp không được

Chính phủ bảo lãnh ..............................................................................................11

1.4. Nguyên tắc hoạt động và hình thức vay nước ngoài của doanh nghiệp......12

1.4.1. Nguyên tắc hoạt động vay nước ngoài của doanh nghiệp .......................12

1.4.2. Các hình thức vay nước ngoài của doanh nghiệp ....................................15

1.5. Khái quát các điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được

Chính phủ bảo lãnh ..............................................................................................18

1.5.1. Điều kiện về mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp

không được Chính phủ bảo lãnh ........................................................................19

1.5.2. Điều kiện về tỷ lệ đảm bảo an toàn và giới hạn mức vay nước ngoài của

doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh .................................................23

1.5.3. Điều kiện về giao dịch bảo đảm vay nước ngoài của doanh nghiệp không

được Chính phủ bảo lãnh ...................................................................................27

1.5.4. Điều kiện về thỏa thuận vay, đồng tiền và chi phí vay nước ngoài của

doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh .................................................31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................34

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN VAY NƯỚC

NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH

VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ..................................................................36

2.1. Pháp luật về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được

Chính phủ bảo lãnh ..............................................................................................36

2.1.1. Quy định điều kiện về mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của doanh

nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh ............................................................38

2.1.2. Quy định điều kiện về tỷ lệ đảm bảo an toàn và giới hạn vốn vay nước

ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh ................................39

2.1.3. Quy định điều kiện về giao dịch bảo đảm vốn vay nước ngoài của doanh

nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh ............................................................41

2.1.4. Quy định điều kiện về thỏa thuận vay, đồng tiền và chi phí vay vốn nước

ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh ................................42

2.2. Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều

kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh ......43

2.2.1. Thực hiện quy định mục đích sử dụng vốn vay – Hạn chế sử dụng vốn vay

vào hoạt động kinh doanh rủi ro cao .................................................................43

2.2.2. Thực hiện quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn, giới hạn vốn vay – Khắc phục

tình trạng vốn mỏng............................................................................................49

2.2.3. Thực hiện quy định giao dịch bảo đảm – Định hình đại lý đảm bảo, công

cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối..........................................................................53

2.2.4. Thực hiện quy định thỏa thuận vay, đồng tiền và chi phí vay – Áp trần lãi

suất vay, giảm tình trạng chuyển lợi nhuận .......................................................57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh phát triển kinh - tế xã hội hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam trở

thành nước thu nhập trung bình và có khả năng tiếp cận nguồn vốn quốc tế, việc huy

động hợp lý các nguồn vốn nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho công cuộc phát

triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển…là vô cùng cần thiết.

Từ năm 2011, tổng nợ nước ngoài đã tăng với tốc độ 17%, tăng nhanh hơn mức

tăng GDP danh nghĩa, đạt mức 46% năm 2018, 47.1% năm 2019, 47.9% năm 20201

.

Điều này chủ yếu là do sự gia tăng trong nợ nước ngoài của doanh nghiệp và các tổ

chức tài chính, tín dụng theo hình thức tự vay tự trả, chiếm hơn 50% tổng nợ nước

ngoài năm 2020 tăng so với tỷ lệ chỉ 25,6% năm 2011 và 40,4% của năm 2016 (hình 1

và hình 2). Việc tăng nhanh nợ nước ngoài theo hình thức tự vay tự trả chủ yếu nằm ở

khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (chiếm 76% tổng lượng nợ của doanh nghiệp),

tập trung ở một số doanh nghiệp FDI có quy mô lớn

2

. Đây là xu hướng tất yếu đòi hỏi

phải hoàn thiện pháp luật quản lý nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp, tập trung giám sát

tổng nợ, cơ cấu nợ của các khu vực, mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, mặc khác điều

chỉnh phù hợp với thông lệ, hòa nhập thị trường quốc tế.

Hình 1: Diễn biến nợ nước ngoài so với GDP (2016-2020)3

1 Trâm Anh (2022) “Nợ vay của Chính phủ nhích tăng, dư nợ công lên tới 3,7 triệu tỷ đồng”, https://

vneconomy.vn/no-vay-cua-chinh-phu-nhich-tang-du-no-cong-len-toi-3-7-trieu-ty-dong.htm, 8/11/2022.

2 Thành Chung (2019) “Phó Thủ tướng: Giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp”, http://baochinhphu.

vn/Thi-truong/Pho-Thu-tuong-Giam-sat-no-nuoc-ngoai-cua-tung-doanh-/nghiep/372654.vgp, 17/12/2019.

3 Võ Hữu Hiển (2022) “Xác định giới hạn cảnh báo chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài tại Việt Nam”, https://

mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM222821, 8/11/2022

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!