Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
918.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1604

Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

UNG NHẬT HƯNG

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN

TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH-10-2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN

TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học : Pgs. Ts. Phan Huy Hồng

Học viên : Ung Nhật Hưng

lớp : 18CHKT-K30-NC, khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản

trong quá trình giải quyết phá sản” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân

tôi với sự hướng dẫn của Pgs.Ts. Phan Huy Hồng. Số liệu và kết quả nghiên cứu

trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích dẫn trong bài luận

văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận văn, tôi cam

đoan rằng những phần còn lại của Luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử

dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

Tác giả

Ung Nhật Hưng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Luật Phá sản,

LPS

Luật Phá sản của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TS Tài sản

HĐ Hoạt động

QTV Quản tài viên

DN Doanh nghiệp

HTX Hợp tác xã

DNQLTLTS Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

BLDS Bộ luật Dân sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 2005

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...............................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................6

5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................7

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ,

THANH LÝ TÀI SẢN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN ........10

1.1. Khái quát về hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải

quyết phá sản......................................................................................................10

1.1.1. Khái niệm phá sản và giải quyết phá sản................................................10

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động quản lý tài sản ...............................12

1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động thanh lý tài sản ..............................17

1.2. Chức năng, vai trò của hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục

phá sản................................................................................................................19

1.2.1. Chức năng, vai trò của hoạt động quản lý tài sản ..................................19

1.2.2. Chức năng, vai trò của hoạt động thanh lý tài sản .................................19

1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động quản lý, thanh lý tài sản .....................................20

1.3. Quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt

động quản lý, thanh lý tài sản ...........................................................................21

1.3.1. Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 ....................................................22

1.3.2. Luật Phá sản năm 2004 ..........................................................................25

1.3.3. Luật phá sản năm 2014...........................................................................27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ,

THANH LÝ TÀI SẢN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN VÀ

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.........................................................32

2.1. Các quy định về hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong pháp luật Việt

Nam hiện nay......................................................................................................32

2.1.1. Các quy định về chủ thể quản lý, thanh lý tài sản...................................32

2.1.2. Các quy định về đối tượng quản lý, thanh lý tài sản ...............................37

2.1.3. Các quy định về thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của chủ thể quản lý.....38

2.1.4. Các quy định về thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của chủ thể thanh lý....42

2.1.5. Các quy định về thủ tục quản lý tài sản ..................................................45

2.1.6. Các quy định về thủ tục thanh lý tài sản .................................................49

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về hoạt động quản lý, thanh lý tài sản ở

Việt Nam, kiến nghị hoàn thiện pháp luật .......................................................52

2.2.1. Thực trạng về chủ thể quản lý, thanh lý tài sản theo Luật phá sản năm

2014 ở Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện .........................................................52

2.2.2. hực trạng về đối tượng quản lý, thanh lý tài sản và kiến nghị hoàn thiện

pháp luật...........................................................................................................57

2.2.3. Thực trạng về thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của chủ thể quản lý trong

hoạt động quản lý, thanh lý tài sản. Kiến nghị hoàn thiện................................58

2.2.4. Thực trạng về thủ tục quản lý tài sản theo Luật phá sản 2014. Kiến nghị

hoàn thiện.........................................................................................................70

2.2.5. Thực trạng về thủ tục thanh lý tài sản theo Luật phá sản 2014. Kiến nghị

hoàn thiện.........................................................................................................72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................75

KẾT LUẬN............................................................................................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong tình hình kinh tế hiện nay, đặt biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid￾19, các chủ thể kinh doanh nói chung đều gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh

doanh dẫn đến thất thoát tài chính, thua lỗ diễn ra nhiều hơn so với trước đây. Theo

Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các

biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong thời gian diễn ra dịch bệnh,

người dân phải thực hiện cách ly xã hội theo chỉ đạo của Chính quyền từng địa

phương. Trong thời gian cách ly này chỉ những doanh nghiệp cung cấp nhu yếu

phẩm, thực phẩm cần thiết mới được hoạt động. Như vậy, các chủ thể kinh doanh còn

lại đều tạm ngừng hoạt động. Việc tạm ngừng này kéo dài dẫn đến các chủ thể kinh

doanh không có nguồn thu nhập, kinh phí duy trì sản xuất, trả lương người lao động

nên nhiều chủ thể kinh doanh lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ, thất thoát tài

chính. Dịch bệnh đã đẩy tỉ lệ các chủ thể kinh doanh lâm vào tình trạng mất khả năng

thanh toán lên cao hơn so với trước. Trước tình hình đó, các quy định về phá sản nói

chung và quy định về quản lý, thanh lý tài sản nói riêng rất đáng được quan tâm.

Luật phá sản năm 2014 ra đời đã phát triển các quy định về hoạt động quản

lý, thanh lý tài sản của Luật phá sản năm 2004 theo hướng cụ thể hơn, tiến bộ, phù

hợp hơn. Trước đây các doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung nguồn lực phát triển

kinh tế nhiều hơn quan tâm đến các vấn đề về phá sản nên Luật phá sản năm 2014

chưa được nhắc đến rộng rãi, chưa được tiềm hiểu nhiều như các đạo luật phổ biến

khác như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đất đai,... Chính vì vậy, mặc dù Luật

phá sản năm 2014 có hiệu lực thi hành khoảng 07 (bảy) năm nhưng các quy định về

hoạt động quản lý, thanh lý tài sản vẫn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp, hợp

tác xã và khi các vấn đề liên quan đến phá sản ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi

của các bên tham gia thủ tục phá sản thì họ không có biện pháp đối phó kịp thời.

Bên cạnh dịch bệnh bùng phát thì tình hình, diễn biến các cuộc phá sản hiện nay

đang rất phức tạp, kéo dài khiến cho nền kinh tế chậm phát triển, gây ra áp lực kinh

tế, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp, hợp tác xã bị

mở thủ tục phá sản, các chủ nợ, tổ chức, cá nhân liên quan đến những vụ việc phá

sản đang rất cần Nhà nước có những biện pháp thực hiện quản lý, thanh lý tài sản

của doanh nghiệp, hợp tác xã bị rơi vào tình trạng phá sản một cách hiệu quả, triệt

2

để nhất, tối ưu nhất nguồn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng

thanh toán. Các doanh nghiệp, chủ nợ, người lao động, … họ cần được bảo toàn

nguồn tài sản của mình, cần được giải quyết nhanh chóng các quyền lợi, nghĩa vụ

của mình trong các vụ việc phá sản. Để thực hiện những điều đó, pháp luật cần hoàn

thiện hơn các quy định về quản lý, thanh lý tài sản trong Luật Phá sản 2014 để cho

các quy định này được thực thi mạnh mẽ, hiệu quả, nhanh chóng hơn nữa.

Luật phá sản năm 2014 có nhiều thay đổi khác biệt so với các quy định cũ về

hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong Luật phá sản doanh nghiệp 1993 và Luật phá

sản 2004. Nhưng sau khoảng 07 (bảy) năm thi hành, Luật Phá sản 2014 cũng đã trở

nên cũ, bộc lộ nhiều điểm bất cập, mục tiêu giải quyết nhanh chóng các khoản nợ đến

hạn cho chủ nợ chưa đạt được. Việc áp dụng các quy định cũ, các công trình nghiên

của Luật cũ vào hoạt động quản lý thanh lý tài sản sẽ không còn phù hợp. Qua tìm

hiểu các vụ việc bị mở thủ tục phá sản, tác giả nhận thấy việc áp dụng các quy định

của Luật Phá sản 2014 vào thực tiễn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa được hiệu

quả. Chính vì thế, Tác giả chọn đề tài “Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản trong

quá trình giải quyết phá sản” để nghiên cứu, phân tích, làm rõ các quy định, thực

trạng hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản. Tác giả

mong muốn đóng góp những kiến thức, kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật về

thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản của Doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ

tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014 sao cho hiệu quả.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể thấy, vấn đề phá sản là mối đe dọa lớn của doanh nghiệp, hợp tác xã

nên tất yếu sẽ có không ít Tác giả đã từng khai thác các chủ đề liên quan đến phá

sản và các vấn đề xoay quanh hoạt động quản lý, thanh lý tài sản.

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý, thanh lý tài sản

trong lĩnh vực phá sản

Một là, Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Vũ Thị Hồng Vân – khoa Luật,

Đại học quốc gia Hà Nội (2008) về đề tài “Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy

định của pháp luật phá sản Việt Nam”. Vào thời điểm thực hiện công trình này,

Luật phá sản 2004 đang có hiệu lực và Luật phá sản 2014 vẫn chưa được soạn thảo,

lấy ý kiến ban hành. Chính vì thế, tác giả Vũ Thị Hồng Vân chỉ nghiên cứu các quy

định về thủ tục quản lý, xử lý tài sản trong Luật phá sản 2004 mà đặc biệt là phân

3

tích, đánh giá những quy định pháp luật, hạn chế, bất cập của mô hình Tổ quản lý,

thanh lý tài sản. Có thể thấy, lúc này pháp luật phá sản không quy định về chủ thể

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nên các quy định về thẩm

quyền, quyền và nhiệm vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản

không được nghiên cứu, làm rõ. Khi Luật phá sản 2014 ra đời đã thay đổi chủ thể

quản lý, thanh lý tài sản nên kéo theo các quy định về quản lý, thanh lý tài sản cũng

khác biệt rõ rệch so với Luật phá sản 2004. Các quy định về Tổ quản lý, thanh lý tài

sản đã không còn phù hợp và đã bị bãi bỏ thay vào đó là mô hình Quản tài viên,

doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Chính vì thế, Luận văn của tôi sẽ đi sâu

nghiên cứu một cách toàn diện về quy trình, thủ tục, chủ thể, đối tượng quản lý,

thanh lý tài sản theo Luật phá sản 2014.

Hai là, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế của tác giả Lưu Thị Phấn tại Học viện

Khoa học xã hội (2020) về đề tài “Quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng

thanh toán theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay”. Công trình nghiên cứu của

tác giả Lưu Thị Phấn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, thực

trạng, kiến nghị về một phần của quá trình quản lý, thanh lý tài sản đó là “quản lý

tài sản”. Đối với phần còn lại “thanh lý tài sản” thì luận văn của tác giả Lưu Thị

Phấn không nghiên cứu, không đề cập. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích các

quy định về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, tác giả Lưu

Thị Phấn chỉ mới phân tích, nghiên cứu một số khía cạnh nhất định của chủ thể, đối

tượng, quyền, nghĩa vụ của chủ thể, phương thức quản lý theo Luật Phá sản 2014

chứ không nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, đầy đủ nhất các quy định về

quản lý thanh lý tài sản. Tương tự ở hạn chế, bất cập trong hoạt động quản lý tài

sản, tác giả Lưu Thị Phấn cũng chỉ mới nêu phân tích, nghiên cứu một số vấn đề

nhất định trong quá trình quản lý tài sản chứ không bao hàm tất cả các bất cập, hạn

chế của Luật phá sản 2014 về quản lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản.

Luận văn của tác giả Lưu Thị Phấn cho thấy các quy định về hoạt động quản lý tài

sản theo Luật phá sản 2014 vẫn còn chưa được hoàn thiện và cần sửa đổi. Những

vấn đề pháp lý, các quy định, bất cập, hạn chế về hoạt động quản lý tài sản theo

Luật phá sản 2014 sẽ còn rất nhiều. Chính vì thế, trong luận văn này một mặt Tác

giả sẽ kế thừa và phát triển hơn nữa các nội dung đã được phân tích, nghiên cứu

trong luận văn của tác giả Lưu Thị Phấn, mặt khác Tác giả phát hiện và giải quyết

các vấn đề pháp lý, bất cập, hạn chế mới liên quan đến hoạt động quản lý tài sản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!