Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục Đại học tư thục
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
954

Pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục Đại học tư thục

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ NGỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Văn Vân

Học viên : Phạm Thị Ngọc

Lớp : Cao học Luật Kinh tế, khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan những ý tưởng, nội dung đã trình bày trong bản

Luận văn này là những kiến thức của bản thân tác giả tìm tòi được trong quá

trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu; là kết quả của sự phân tích, tổng

hợp thực tiễn dưới sự hướng dẫn, gợi ý của PGS.TS. Nguyễn Văn Vân. Những

nội dung của tác giả khác đã được trích dẫn, ghi chú theo đúng quy định.

Người cam đoan

Phạm Thị Ngọc

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ được viết tắt

CSGD Cơ sở giáo dục

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT

ĐỘNG ĐẦU TƯ THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC..7

1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ sở giáo dục đại học tư thục .............................7

1.1.1. Khái niệm cơ sở giáo dục đại học tư thục ...........................................7

1.1.2. Đặc điểm cơ sở giáo dục đại học tư thục ..........................................12

1.1.3. Bản chất pháp lý của cơ sở giáo dục đại học tư thục........................16

1.2. Khái quát pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại

học tư thục ......................................................................................................18

1.2.1. Khái niệm, nội dung cơ bản và đặc trưng cơ bản của pháp luật về

hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục........................18

1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại

học tư thục....................................................................................................23

1.2.3. Vai trò của pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục

đại học tư thục .............................................................................................26

Kết luận chương 1 ..............................................................................................29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC VÀ CÁC GIẢI

PHÁP HOÀN THIỆN........................................................................................30

2.1. Chủ thể và phương thức đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư

thục ..................................................................................................................30

2.1.1. Chủ thể đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục .................30

2.1.2. Phương thức đầu tư của nhà đầu tư..................................................35

2.2. Quyền đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục......................37

2.3. Điều kiện đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục.................39

2.4. Quy định pháp luật về góp vốn, định giá và chuyển nhượng quyền sở

hữu tài sản góp vốn........................................................................................42

2.4.1. Quy định pháp luật về góp vốn..........................................................42

2.4.2. Quy định pháp luật về định giá tài sản góp vốn đầu tư thành lập cơ

sở giáo dục đại học tư thục..........................................................................45

2.4.3. Quy định pháp luật về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn ...........45

2.5. Quy trình, thủ tục đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục..47

2.5.1. Quy trình, thủ tục đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục

của nhà đầu tư trong nước...........................................................................48

2.5.2. Quy trình, thủ tục đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục

của nhà đầu tư nước ngoài..........................................................................52

2.6. Quy định pháp luật về hỗ trợ, bảo đảm và ưu đãi đầu tư thành lập cơ

sở giáo dục đại học tư thục............................................................................53

2.6.1. Quy định pháp luật về hỗ trợ đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học

tư thục ..........................................................................................................53

2.6.2. Quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại

học tư thục....................................................................................................54

2.6.3. Quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học

tư thục ..........................................................................................................57

2.7. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư đầu tư thành lập cơ sở giáo dục

đại học tư thục ................................................................................................60

Kết luận Chương 2 .............................................................................................63

KẾT LUẬN.........................................................................................................65

DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã hoạch định

đường lối đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo

dục và đào tạo. Từ đường lối đổi mới của Đảng, ý tưởng về sự ra đời của loại hình

trường đại học ngoài công lập được hình thành ở một số tổ chức và cá nhân. Năm

1987, cả nước mới chỉ có 63 trường đại học và chưa có một trường đại học ngoài

công lập nào thì đến năm 1988 đã có trường đại học dân lập đầu tiên khi Bộ Giáo

dục và Đào tạo đã cho phép thí điểm xây dựng Trung tâm Đại học Dân lập Thăng

Long (nay là trường Đại học Thăng Long, Hà Nội). Từ đó đến nay, hành lang

pháp lý cho các trường đại học tư thục đã được tạo lập nhiều hơn, các trường đại

học tư thục cũng có một vị trí nhất định trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Mặc dù CSGD đại học tư thục ở Việt Nam đã có sự gia tăng về số lượng

và chất lượng so với giai đoạn trước, nhưng việc phát triển CSGD đại học tư

thục ở Việt Nam vẫn còn bị giới hạn bởi khuôn khổ pháp lý. Bất cập còn tồn tại

trong hệ thống pháp luật về đầu tư thành lập tạo rào cản, e ngại cho nhà đầu tư.

Hạn chế nằm ở quy định về quyền thành lập; quy định về điều kiện và trình tự,

thủ tục thành lập; tư cách pháp nhân của CSGD đại học tư thục. Chỉ khi khắc

phục được những hạn chế thì mới có cơ chế bảo đảm và bảo hộ tài sản của nhà

đầu tư. Từ đó, hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục mới phát triển

mạnh mẽ.

Luật Giáo dục đại học ban hành năm 2012 là đạo luật đầu tiên của lĩnh

vực giáo dục đại học, đã có những quy định liên quan đến hoạt động đầu tư

thành lập CSGD đại học tư thục. So với Luật Giáo dục đại học 2012, các quy

định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục năm 2018 đã khắc

phục phần nào hạn chế, tuy nhiên chưa khắc phục hết được những hạn chế còn

tồn tại. Việc nghiên cứu, đánh giá quy định pháp luật về hoạt động đầu tư thành

lập CSGD đại học tư thục là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

luật, đưa ra giải pháp hoàn thiện, tạo động lực phát triển cho hoạt động này.

Pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục tạo môi trường

pháp lý cho hoạt động này phát triển là rất cần thiết.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!