Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
996.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1541

Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ HỒNG LOAN

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

NGÔ THỊ HỒNG LOAN LUẬN VĂN CAO HỌC NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ HỒNG LOAN

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của

chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những số liệu, tài liệu và nội dung trong luận văn

là trung thực. Các kết quả nghiên cứu đạt được nêu trong luận văn chưa được

công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Ngô Thị Hồng Loan

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GTĐB : giao thông đường bộ

GTVT : giao thông vận tải

Luật GTĐB 2001 : Luật giao thông đường bộ năm 2001

Luật GTĐB 2008 : Luật giao thông đường bộ năm 2008

Luật 2008 : Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

Luật 2012 : Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

NXB : Nhà xuất bản

Pháp lệnh 1989 : Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989

Pháp lệnh 1995 : Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995

Pháp lệnh 2002 : Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, được

sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008

Pháp lệnh 2008 : Pháp lệnh ban hành năm 2008, sửa đổi, bổ sung Pháp

lệnh 2002

tlđd : tài liệu đã dẫn

tr : trang

UBND : Uỷ ban nhân dân

VBQPPL : văn bản quy phạm pháp luật

VPHC : vi phạm hành chính

XLVPHC : xử lý vi phạm hành chính

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG

BỘ .......................................................................................................................... 4

1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và

xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ....................... 4

1.1.1. Khái niệm giao thông đường bộ........................................................... 4

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ......................................................................................................... 5

1.1.3. Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ .............................................................................................. 8

1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ................................................................. 10

1.2.1. Khái niệm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ ............................................................................................ 10

1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

giao thông đường bộ .................................................................................... 12

1.2.3. Vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ ............................................................................................ 14

1.3. Các nguyên tắc chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đƣờng bộ............................................................................ 17

1.3.1. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam....... 17

1.3.2. Nguyên tắc dân chủ............................................................................ 18

1.3.3. Nguyên tắc pháp chế .......................................................................... 20

1.3.4. Nguyên tắc khách quan ...................................................................... 20

1.3.5. Nguyên tắc khoa học .......................................................................... 21

1.3.6. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ....................................................... 22

1.3.7. Nguyên tắc công minh........................................................................ 22

1.3.8. Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời...................................................... 23

1.3.9. Nguyên tắc trách nhiệm tăng nặng đối với cán bộ, công chức, viên

chức và người có thẩm quyền ...................................................................... 23

1.3.10. Nguyên tắc bình đẳng, công khai, nhân đạo.................................... 24

1.3.11. Nguyên tắc bảo vệ các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp, danh dự và

nhân phẩm của con người, của công dân .................................................... 24

1.3.12. Nguyên tắc trách nhiệm chứng minh của người có thẩm quyền...... 24

1.4. Quá trình phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đƣờng bộ từ năm 1975 đến nay....................................... 24

1.4.1. Giai đoạn trước Pháp lệnh 1989 ....................................................... 25

1.4.2. Giai đoạn từ Pháp lệnh 1989 đến Pháp lệnh 2002............................ 26

1.4.3. Giai đoạn từ Pháp lệnh 2002 đến nay ............................................... 28

1.4.4. Nhận xét chung................................................................................... 32

Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................. 36

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH

CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VÀ MỘT SỐ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.............................................................................. 37

2.1. Khái quát thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ từ năm 2008 đến nay ............................ 37

2.1.1. Khái quát thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ từ năm 2008 đến nay.................................................................... 37

2.1.2. Khái quát thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ từ năm 2008 đến nay ......................................................... 39

2.2. Thực trạng các chế định chủ yếu của pháp luật về xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và những giải pháp góp phần

hoàn thiện............................................................................................................ 42

2.2.1. Thực trạng chế định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đường bộ và giải pháp hoàn thiện ............................... 42

2.2.2. Thực trạng chế định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh

vực giao thông đường bộ và giải pháp hoàn thiện ...................................... 46

2.2.3. Thực trạng chế định đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực giao thông đường bộ và giải pháp hoàn thiện ...................................... 51

2.2.4. Thực trạng chế định thẩm quyền quy định về xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và giải pháp hoàn thiện ........... 54

2.2.5. Thực trạng chế định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giao thông đường bộ và giải pháp hoàn thiện ..................... 56

2.2.6. Thực trạng chế định về các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý

vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và giải pháp hoàn

thiện.............................................................................................................. 68

2.2.7. Thực trạng chế định về các chủ thể có quyền xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và giải pháp hoàn thiện ........... 69

2.2.8. Thực trạng chế định về thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực giao thông đường bộ và giải pháp hoàn thiện ...................................... 73

2.2.9. Thực trạng chế định về các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và giải pháp hoàn

thiện.............................................................................................................. 75

2.3. Các giải pháp chung góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ............................................. 78

Kết luận Chƣơng 2 ............................................................................................. 80

KẾT LUẬN......................................................................................................... 81

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông diễn

biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông ngày một gia tăng trên cả ba mặt: số vụ,

số người chết và số người bị thương. Vì thế, công tác đảm bảo trật tự an toàn

giao thông nói chung và trong GTĐB nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng.

Trong quá trình áp dụng pháp luật để XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB, các cơ

quan có thẩm quyền đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình hình

VPHC trong lĩnh vực GTĐB vẫn diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến tính

mạng, sức khỏe, tài sản của người dân và xâm phạm các quy tắc quản lý nhà

nước. Vì vậy, tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống và tiến tới loại dần

VPHC trong lĩnh vực GTĐB là một nội dung được Đảng và Nhà nước đặc biệt

quan tâm nhằm thiết lập lại trật tự an toàn GTĐB và ổn định xã hội, tạo điều

kiện phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong thời

kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Một trong những biện pháp nhằm hạn chế VPHC, lập lại trật tự an toàn

GTĐB là nghiên cứu các vần đề lý luận và thực tiễn về XLVPHC trong lĩnh vực

GTĐB để hoàn thiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB. Việc hoàn

thiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB sẽ tạo cơ sở pháp lý vững

chắc cho hoạt động áp dụng pháp luật đồng thời là cơ sở cho các chủ thể thực

hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào lĩnh vực

GTĐB, đặc biệt nó còn đảm bảo cho sự đồng bộ của hệ thống pháp luật nước ta

– một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Với những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài “Pháp luật về xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ” làm luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề

XLVPHC nói chung và XLVPHC trong một số lĩnh vực cụ thể. Qua tìm hiểu,

những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn VPHC và XLVPHC đã và đang được

sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học. Các tác giả đều xem xét vấn

đề dưới góc độ riêng của mình. Điển hình là các công trình nghiên cứu (xem số:

72, 75, 76, 78, 80, 81, 82, 84, 86, 87 trong Danh mục Tài liệu tham khảo) và các

bài viết trên Tạp chí Luật học (xem số: 73, 74, 77, 83 trong Danh mục Tài liệu

2

tham khảo). Những công trình này có đề cập các góc độ khác nhau của vấn đề

XLVPHC cũng như pháp luật về XLVPHC, song đến nay vẫn chưa có công

trình nào nghiên cứu sâu về pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB với

tính cách là một trong những lĩnh vực pháp luật chuyên ngành của pháp luật về

XLVPHC.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Dựa trên phân tích cơ sở lý luận khoa học và khái

quát thực trạng về pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận văn đưa ra

phương hướng và các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về XLVPHC

trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật về

XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB;

- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật cũng như thực

trạng XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB;

- Trên cở sở lý luận khoa học và thực tiễn, luận văn nhằm mục đích xác

định phương hướng và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện

pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu:

Do đề tài luận văn có phạm vi rộng, tác giả chỉ nghiên cứu một số chế định

cơ bản của pháp luật về XLVPHC, và chỉ có thể tập trung một số vấn đề lý luận

cơ bản và những nét khái quát có tính điển hình về thực trạng pháp luật về

XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay, đánh giá những thành tựu,

phân tích những bất cập chủ yếu và các nguyên nhân, trên cơ sở đó kiến nghị

phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về XLVPHC trong

lĩnh vực GTĐB đáp ứng yêu cầu của một nhà nước pháp quyền.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê

nin với phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng; đường lối, chủ trương

của Đảng và nhà nước. Đồng thời luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu

như:

3

- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để tìm hiểu các quan

điểm, quy định của pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB; khái quát hóa,

rút ra những đặc trưng của pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB.

- Phương pháp lịch sử - cụ thể, kết hợp với phương pháp nghiên cứu

thống kê, so sánh để nêu bật những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành, từ đó

có giải pháp phù hợp, đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý

vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.

5. Ý nghĩa và giá trị ứng dụng của luận văn

Những kiến nghị của luận văn có thể tham khảo để sửa đổi, bổ sung các

quy định của pháp luật về XLVPHC nói chung và pháp luật về XLVPHC trong

lĩnh vực GTĐB nói riêng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay chúng ta lần đầu

tiên ban hành Luật XLVPHC năm 2012 (được Quốc hội thông qua ngày

20/6/2012, có hiệu lực vào ngày 01/07/2013) (dưới đây: Luật 2012) và Chính

phủ cũng đã ban hành Nghị định số 171/2013 để thay thế Nghị định Nghị định

số 34/2010/NĐ-CP và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong

lĩnh vực GTĐB cho phù hợp với Luật 2012.

6. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận – pháp lý của pháp luật về xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ.

Chương 2. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Giao thông đường bộ và những giải pháp góp phần hoàn thiện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!