Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI VĂN TẠO
PHÁP LUẬT VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC XÚC TIẾN
THƢƠNG MẠI NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ CN: 60380107
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ MAI HẠNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi,
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Đỗ Thị Mai Hạnh.
Nội dung cũng nhƣ các số liệu trình bày trong Luận văn là trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.
Tác giả Luận văn
Bùi Văn Tạo
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LTM 2005 Luật Thƣơng mại 2005
APC (ASEAN Promotion Center) Trung tâm xúc tiến thƣơng mại
ASEAN
ASEAN (Association of South-East
Asian Nations)
Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
CCPIT (China Council for the
Promotion of International Trade)
Ủy ban xúc tiến thƣơng mại quốc tế
Trung Quốc
DEP (Department of Trade
Promotion)
FDI (Foreign Direct Investment)
ITC (International Trade
Organization)
Cục xúc tiến xuất khẩu (Thái Lan)
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Trung tâm thƣơng mại quốc tế
JETRO (Japan External Trade
Organization)
KOTRA (Korea Trade Investment
Promotion Agency)
Tổ chức thúc đẩy ngoại thƣơng
Nhật Bản
Tổ chức xúc tiến thƣơng mại và đầu
tƣ Hàn Quốc
TPO (Trade Promotion Organization) Tổ chức xúc tiến thƣơng mại
VIETRADE (Vietnam Trade
Promotion Agency)
Cục xúc tiến thƣơng mại Việt Nam
VCCI (Vietnam Chamber of
Commerce and Industry)
VPĐD
XTTM
WTO (World Trade Organization)
Phòng thƣơng mại và công nghiệp
Việt Nam
Văn phòng đại diện
Xúc tiến thƣơng mại
Tổ chức thƣơng mại thế giới
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI.11
1.1. Những vấn đề cơ bản của xúc tiến thương mại (trade promotion). ....................11
1.2. Khái niệm về xúc tiến thương mại quốc tế (International trade promotion).
....................................................................................................................12
1.3. Những nội dung cơ bản của xúc tiến thương mại quốc tế..........................15
1.3.1. Nội dung hoạt động xúc tiến thƣơng mại quốc tế cấp độ vĩ mô.........15
1.3.2. Nội dung hoạt động xúc tiến thƣơng mại quốc tế cấp độ vi mô.........17
1.4. Các hình thức xúc tiến thương mại quốc tế................................................17
1.5. Vai trò của xúc tiến thương mại quốc tế ....................................................25
1.6. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế trên thế giới...
....................................................................................................................26
1.7. Một số mô hình tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế. ...............................28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
CỦA TỔ CHỨC XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
...................................................................................................................................35
2.1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập VPĐD của Tổ chức xúc tiến
thương mại nước ngoài tại Việt Nam. ...................................................................35
2.1.1. Đối tƣợng phải đăng ký thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) ........35
2.1.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ
chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam..........................................37
2.1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập VPĐD. ..........................38
2.2. Trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến
thương mại nước ngoài .........................................................................................41
2.3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ
chức xúc tiến thương mại nước ngoài ...................................................................46
2.4. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Tổ
chức xúc tiến thương mại nước ngoài. ..................................................................46
2.5. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của tổ chức xúc
tiến thương mại nước ngoài ..................................................................................49
2.6. Cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện .....................53
2.7. Tổ chức và hoạt động Văn phòng đại diện của Tổ chức xúc tiến thương
mại nước ngoài......................................................................................................53
2.7.1. Tổ chức quản lý Văn phòng đại diện của Tổ chức xúc tiến thƣơng mại
nƣớc ngoài . .......................................................................................................53
2.7.2. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện.......................................................55
2.7.3. Vai trò của Văn phòng đại diện của tổ chức XTTM nƣớc ngoài. ......56
2.8. Đóng góp của hoạt động VPĐD của Tổ chức xúc tiến thương mại nước
ngoài. ....................................................................................................................57
2.9. Quản lý nhà nước đối với hoạt động VPĐD của tổ chức xúc tiến thương
mại nước ngoài......................................................................................................58
2.9.1. Chế độ kiểm soát đổi với Văn phòng đại diện:...................................58
2.9.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với Văn phòng đại diện:.................59
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN
PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI NƢỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM........................................................................................62
3.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước ................................................................62
3.2. Định hướng hoàn thiện và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cụthể:......................65
3.2.1. Định hƣớng hoàn thiện: ......................................................................65
3.2.2. Các kiến nghị về quy định pháp luật cần thay đổi để giải quyết những
bất cập phát sinh trong thực tiễn........................................................................70
KẾT LUẬN..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
“Chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020” trình bày tại Đại hội
Đảng lần thứ XI (từ ngày 12 tháng 01 năm 2011 đến ngày 19 tháng 01 năm
2011, tại Thủ đô Hà Nội ) nêu rõ: Việt Nam “xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;
Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh
thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh,
bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; Phải không ngừng tăng
cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích
cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả; Phát triển lực lượng doanh
nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm
chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo
đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ
động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích
quốc gia”.1
Thật vậy, trong thời đại toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới ngày càng
tăng cƣờng mở rộng mối quan hệ nhiều mặt trong quan hệ kinh tế, chính trị và
văn hóa, tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là
một xu thế tất yếu khách quan của tiến trình phát triển kinh tế của xã hội loài
ngƣời. Cùng với quá trình đó, các quốc gia đặc biệt chú trọng đến quá trình xúc
tiến thƣơng mại ( sau đây gọi tắt là “XTTM”), nhằm giới thiệu các sản phẩm của
quốc gia mình và khuếch trƣơng sản phẩm của quốc gia mình đến với các nền
kinh tế khác, phát huy lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.
1 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam-Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020.
Ngày truy cập: 20/4/2014.
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&sub
topic=8&leader_topic=989&id=BT531160686
2
Với lực lƣợng dân số dồi dào, đạt mốc 90 triệu ngƣời vào ngày 01
tháng 11 năm 20132
, năng động, đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 3
Đông Nam Á về quy mô dân số, Việt Nam đang nổi lên nhƣ là một điểm sáng
thu hút đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại của các quốc gia, của các tổ chức đầu tƣ
nƣớc ngoài. Nhiều quốc gia phát triển, tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc
ngoài nhìn thấy đựơc tiềm năng tiêu thụ hàng hóa của lực lƣợng dân số trẻ của
Việt Nam, môi trƣờng chính trị ổn định, chính vì thế, họ đã vào Việt Nam để
tìm kiếm các thông tin nhằm XTTM dƣới nhiều hình thức nhƣ đầu tƣ trực tiếp
(FDI-Foreign Direct Investment) và đầu tƣ gián tiếp (FII-Foreign Indirect
Investment). Trong đó, tỷ trọng nguồn vốn FDI đã tăng cao từ 21,6% thời kỳ
năm 1996-2000 lên trên dưới 25% từ thời kỳ năm 2001-2005 đến nay. Đặc
biệt, trong năm 2013, lượng vốn đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54,5% so với
năm 2012, vượt xa so với kế hoạch là 13 đến 14 tỷ USD, cao hơn mức cả năm
từ năm 2010 đến nay; thực hiện đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9%, vượt kế hoạch
(10,5-11 tỷ USD) và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
3
Trong các hình thức
đầu tƣ nhƣ góp vốn thành lập công ty, thành lập liên doanh, thành lập chi
nhánh, thành lập văn phòng đại diện, trong đó có hình thức thông qua Văn
phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài. Văn phòng đại
diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài đóng một vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại từ nước ngoài vào Việt
Nam và ngược lại; hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài thâm nhập và
hoạt động tại thị trường Việt Nam; nghiên cứu và cung cấp thông tin kinh tế,
thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy
các hoạt động ngoại thương, thương mại qua biên giới với Việt Nam; các
hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và
các doanh nghiệp tại Việt Nam.
4
2 Báo Thanh niên online. Dân số Việt Nam đạt 90 triệu người. Ngày truy cập: 20/4/2014.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131031/dan-so-viet-nam-dat-90-trieu-nguoi.aspx
3 Minh Đức, (2014), “Quy mô vốn đầu tư phát triển”,Thời báo kinh tế Việt Nam. Kinh tế
2013-2014 Việt Nam và Thế Giới. Tr.13.
4 Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 100/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng
10 năm 2011 quy định về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến
thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam
3
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn đó, các văn bản pháp luật trực tiếp điều
chỉnh lĩnh vực này đã đƣợc ban hành nhƣ: Luật Thƣơng mại năm 2005, Nghị
định số 72/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 25 tháng 7 năm
2006 quy định chi tiết thi hành Luât Thƣơng mại về văn phòng đại diện, chi
nhánh của thƣơng nhân nƣớc ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 72/2006/NĐCP); Nghị định số 100/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Chính
phủ quy định về thành lập và hoạt động của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc
ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định số 100/2011/NĐ-CP); Thông tƣ
số 06/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 3 năm 2012 của Bộ Công Thƣơng quy
định chi tiết trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động văn phòng
đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam (sau đây
gọi là Thông tƣ số 06/2012/TT-BCT); Thông tƣ số 187/2012/TT-BTC ngày
07 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài Chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý
lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến
thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam; Quyết định số 135/QĐ-XTTM của Cục
Xúc tiến thƣơng mại ngày 26 tháng 7 năm 2012 ban hành Quy chế giải quyết
hồ sơ cấp, cấp lại, sữa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập và
chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của Tổ chức xúc tiến thƣơng mại
nƣớc ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định số 135/QĐ-XTTM);
Quyết định số 963/QĐ-BCT của Bộ Công Thƣơng ban hành ngày 08 tháng 02
năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục Xúc tiến thƣơng mại (sau đây gọi là Quyết định số 963/QĐ-BCT).
Cùng với các quy định pháp luật hiện hành, các văn bản này phần nào
đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các văn phòng đại diện của tổ
chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài, đồng thời tăng cƣờng kiểm soát và
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của văn phòng đại diện (sau đây gọi tắt là
“VPĐD”) của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài.
Trƣớc năm 2011, VPĐD của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngòai
đƣợc điều chỉnh chung với Văn phòng đại diện của thƣơng nhân nƣớc ngoài
bởi Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và Thông tƣ số 11/2006/TT-BTM của Bộ
Thƣơng mại ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2006 hƣớng dẫn thực hiện Nghị
4
định số 72/2006/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tƣ số 11/2006/TT-BTM).
Nhƣng kể từ năm 2011 thì Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2011/NĐCP quy định về thành lập và họat động văn phòng đại diện của tổ chức xúc
tiến thƣơng mại nuớc ngòai tại Việt Nam; và Bộ Công Thƣơng ban hành
Thông tƣ số 06/2012/TT-BCT quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp phép
thành lập và họat động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại
nƣớc ngòai tại Việt Nam. Tiếp theo sau đó, Cục Xúc tiến thƣơng mại ban
hành Quyết định số 135/QĐ-XTTM về quy chế giải quyết hồ sơ: cấp, cấp lại,
sữa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập và chấm dứt hoạt động
Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Nhƣ vậy, kể từ năm 2012, Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng
mại nuớc ngòai và Văn phòng đại diện của thuơng nhân nứơc ngòai đã tách ra
thành hai đối tuợng và đƣợc điều chỉnh bởi hai Nghị định khác nhau5
. Điều
này cũng tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, cụ thể là Cục xúc tiến thƣơng mại
đƣợc trao thẩm quyền trong việc cấp, điều chỉnh, cấp lại, gia hạn giấy phép
của Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt
Nam.
6
Xuất phát từ thực tế trên, các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
đối với các hoạt động VPĐD của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài còn
nhiều điểm bất cập, các văn bản pháp luật chƣa theo kịp yêu cầu thực tiễn do
các văn bản pháp luật mới ban hành kể từ năm 2011, thời điểm sau khi Chính
phủ ban hành Nghị định số 100/2011/NĐ-CP. Các văn bản pháp luật liên
quan về văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài vẫn
còn thiếu, ngay cả trong Luật Thƣơng mại năm 2005 (sau đây gọi tắt là “LTM
2005”), một văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực thƣơng mại,
vẫn chƣa có điều khoản nào nói về Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến
thƣơng mại nƣớc ngoài, mà chỉ đề cập đến Văn phòng đại diện của thƣơng
5 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và Nghị định số 100/2011/NĐ-CP
6 Điều 3 Nghị định số 100/2011/NĐ-CP và Điều 11 Thông tƣ số 06/2012/TT-BCT