Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 29
Ts. Vò gia l©m *
1. Ở Việt Nam hiện nay, về lí luận,
người bị hại trong tố tụng hình sự là cá nhân
hay có thể vừa là cá nhân vừa là cơ quan, tổ
chức vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận
giữa các nhà nghiên cứu pháp luật và những
người áp dụng pháp luật. Trong giới nghiên
cứu luật học vẫn còn tồn tại hai quan điểm
khác nhau về người bị hại:
Quan điểm thứ nhất, người bị hại chỉ có
thể là cá nhân, tức chỉ có thể là con người cụ
thể, giống như khái niệm chủ thể của tội
phạm trong luật hình sự hay khái niệm bị
can, bị cáo trong luật tố tụng hình sự. Ví dụ:
quan điểm khoa học của Trường Đại học
Luật Hà Nội cho rằng: “Luật tố tụng hình sự
nước ta chỉ coi người bị hại là công dân,
pháp nhân hay tổ chức xã hội không được
coi là người bị hại. Thể chất, tinh thần, tài
sản của họ phải là đối tượng của tội phạm.
Thiệt hại mà người bị hại phải chịu phải là
thiệt hại thực tế, nếu thể chất, tinh thần, tài
sản của một người chưa bị thiệt hại do tội
phạm gây ra thì người đó không được coi là
người bị hại”.
(1) Quan điểm này dựa trên
quy định của pháp luật thực định, mang tính
truyền thống, là quan điểm được thừa nhận
rộng rãi từ trước tới nay.
Quan điểm thứ hai, ngoài cá nhân, người
bị hại còn có thể là pháp nhân, cơ quan, tổ
chức. “Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ
chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản
do tội phạm gây ra”.
(2) Tuy nhiên, những người
có quan điểm như vậy hiện nay không nhiều.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ
nhất và cho rằng pháp luật hiện hành xác
định người bị hại chỉ có thể là cá nhân là
hoàn toàn hợp lí, vì các lí do sau:
Thứ nhất, từ “người” mà nhà làm luật sử
dụng ở đây dùng để chỉ con người cụ thể với
tư cách là một thực thể tự nhiên và một thực
thể xã hội. Thiệt hại mà tội phạm gây ra cho
họ có thể là thiệt hại về thể chất, tinh thần,
tài sản, trong đó thể chất là yếu tố không thể
tách rời cá nhân. Vì vậy, không thể đánh
đồng “người” với tư cách này với các đối
tượng khác không được gọi là “người”, đó là
các cơ quan, tổ chức.
Thứ hai, thiệt hại mà tội phạm gây ra cho
cơ quan, tổ chức chỉ có thể là thiệt hại về vật
chất, tinh thần vì thể chất là cái vốn gắn liền
với con người cụ thể. Việc thay đổi tư cách
tham gia tố tụng của họ từ tư cách nguyên
đơn dân sự có yêu cầu bồi thường thiệt hại
sang tư cách người bị hại liệu có chính xác
khi chúng ta sử dụng chữ “người” để chỉ các
đối tượng khác không phải là cá nhân, “con
người” theo đúng nghĩa của từ đó. Nếu làm
như vậy liệu có giúp đảm bảo tốt hơn quyền
lợi của các cơ quan, tổ chức này hay không?
Theo chúng tôi, trong trường hợp bị thiệt hại
* Giảng viên chính Khoa pháp luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội