Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1992

Pháp luật về tổ chức Công đoàn cơ sở trong bối cảnh Việt Nam tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH NGỌC THIỆN

PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ

XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ

XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Lê Thị Thuý Hương

Học viên : Huỳnh Ngọc Thiện

Lớp : Cao học Luật Dân sự & TTDS - Khoá 29

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn “Pháp luật về tổ chức CĐCS trong bối cảnh Việt

Nam tham gia Hiệp định CPTPP (CPTPP)” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. GVCC. Lê Thị Thuý Hương.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và

được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả Luận văn

Huỳnh Ngọc Thiện

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLLĐ Bộ luật Lao động

CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương

CĐCS Công đoàn cơ sở

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ

Xuyên Thái Bình Dương

HĐLĐ Hợp đồng lao động

LCĐ Luật Công đoàn

LĐLĐ Liên đoàn lao động

NLĐ Người lao động

NSDLĐ Người sử dụng lao động

QHLĐ Quan hệ lao động

TPP Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ

SỞ VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI

BÌNH DƯƠNG (CPTPP) ......................................................................................8

1.1. Khái quát pháp luật về tổ chức công đoàn cơ sở...................................8

1.1.1. Khái niệm tổ chức công đoàn cơ sở.....................................................8

1.1.2. Vai trò của Công đoàn cơ sở ...............................................................10

1.1.3. Nội dung pháp luật về tổ chức công đoàn cơ sở ................................12

1.2. Khái quát về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CPTPP).............................................................................................20

1.2.1. Sự ra đời của Hiệp định CPTPP........................................................20

1.2.2. Nội dung các quy định của Hiệp định CPTPP về tổ chức đại diện NLĐ

.....................................................................................................................24

1.3. Những cam kết của Việt Nam về tổ chức đại diện NLĐ khi gia nhập

Hiệp định CPTPP .........................................................................................29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................33

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........................................................................................34

2.1. Thực trạng pháp luật về Công đoàn cơ sở khi Việt Nam tham gia

Hiệp định CPTPP .........................................................................................34

2.1.1. Những kết quả đạt được.....................................................................34

2.1.2. Những thách thức, hạn chế còn tồn tại ..............................................40

2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về công đoàn cơ sở khi Việt

Nam tham gia Hiệp định CPTPP ................................................................49

2.2.1. Kiến nghị về đối tượng được quyền gia nhập và hoạt động trong tổ

chức công đoàn cơ sở ..................................................................................49

2.2.2. Kiến nghị về xây dựng cơ chế tài chính của công đoàn cơ sở ...........52

2.2.3. Kiến nghị về các bảo đảm cho cán bộ công đoàn cơ sở ....................55

2.2.4. Kiến nghị về xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi quyền thành lập, gia

nhập và hoạt động công đoàn cơ sở ............................................................57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................60

KẾT LUẬN ...........................................................................................................61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sau một quá trình vận động dài hạn để hiện thực hóa Hiệp định Đối tác

xuyên Thái Bình Dương (TPP) không thành công, vào ngày 8/3/2018, tại

Santiago, Chile, các Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại của 11 nước đã chính thức

ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(Comprehensive and Progressive Trans Pacific Partnership – viết tắt là

CPTPP)1

. Hiệp định CPTPP bao gồm hầu hết các điều khoản của Hiệp định

TPP, nhưng bỏ qua 22 điều khoản được Hoa Kỳ ủng hộ trong khi bị các quốc

gia khác chống lại; và hạ thấp ngưỡng bắt buộc để không cần có sự tham gia

của Hoa Kỳ.

Như vậy, có thể nói là Hiệp định CPTPP là phiên bản mới của Hiệp định

TPP, hay còn gọi là “Hiệp định TPP không có Mỹ”. Hiệp định đã bổ sung 2 từ

"Toàn diện" (Comprehensive) và "Tiến bộ" (Progressive) vào tên gọi chính thức.

Sự bổ sung này đã thể hiện tính đồng thuận cao trong nội bộ các nước tham gia

đàm phán, khẳng định tầm vóc, chất lượng và ý nghĩa của Hiệp định CPTPP -

một Hiệp định có tính tiêu chuẩn cao, toàn diện hàng đầu, có chỉ số hợp tác toàn

diện vượt trội so với những Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement

- FTA) đã thực hiện trên tất cả các lĩnh vực.

Việc xây dựng Hiệp định CPTPP sẽ giúp tăng cường mối liên kết cùng có

lợi giữa các nền kinh tế thành viên và thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng

trưởng kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD). Hiệp định

này thể hiện cam kết chung của các nước thành viên đối với việc xây dựng một

hệ thống thương mại hiệu quả, tuân thủ quy tắc, minh bạch và có tính mở đối với

tất cả các nền kinh tế sẵn sàng chấp nhận các điều khoản của Hiệp định CPTPP.

Bên cạnh đó, việc 11 nước cùng ký kết Hiệp định CPTPP và đã có 07 nước

thông qua để đưa Hiệp định chính thức đi vào hoạt động không chỉ nhằm vào

mục đích thương mại hay kinh tế, mà đây còn là một bước đi có tính địa chiến

lược để tạo nên một khối liên kết giữa các nước thành viên - trong bối cảnh

1 11 nước tham gia vào Hiệp định CPTPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia,

Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!