Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về tín dụng người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
84
Kích thước
551.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
936

Pháp luật về tín dụng người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC MINH

PHÁP LUẬT VỀ TÍN DỤNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC MINH

PHÁP LUẬT VỀ TÍN DỤNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Vân

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Pháp luật về tín dụng phục vụ người

nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” là công trình nghiên

cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Vân.

Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn đều trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ trong nguồn tài liệu tại danh mục

tài liệu tham khảo.

Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.

Trần Ngọc Minh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ Luật Dân sự.

HĐQT: Hội đồng quản trị.

HĐTD: Hợp đồng tín dụng.

NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NHTM: Ngân hàng Thương mại.

NHCSXHVN: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

NXB: Nhà xuất bản.

TCTD: Tổ chức tín dụng.

Tổ TK&VV: Tổ tiết kiệm và vay vốn.

UBND: Ủy ban nhân dân.

XĐGN: Xóa đói giảm nghèo.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU …………….………………………………………………1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUAN HỆ PHÁP LUẬT TÍN DỤNG PHỤC

VỤ NGƯỜI NGHÈO………………………………………………………. 5

1.1. Khái quát tín dụng phục vụ người nghèo ...………………….............. 5

Nhu cầu vốn cho người nghèo trong điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam

hiện nay……………………………………………………………………….. 5

1.1.2. Khái niệm tín dụng phục vụ người nghèo ………………………….8

1.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động tín

dụng cho người nghèo…………………………………………………….. 14

1.2.1.Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội…………….14

1.2.2. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ tín dụng phục vụ

người nghèo…………………………………………………………………..14

1.2.3. Tính ưu việt khi dùng công cụ pháp luật để điều chỉnh quan hệ

tín dụng người nghèo………………………………………………………..15

1.3. Quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo…………………..17

1.3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật tín dụng người nghèo…………...17

1.3.2. Chủ thể quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo…….19

1.3.3. Khách thể………………………………………………………28

1.3.4. Nội dung quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo…...28

1.4. Hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng phục vụ người nghèo…….38

1.4.1. Khái quát hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng cho người

nghèo…..……………………………………………………………...38

1.4.2. Đặc điểm của Sổ vay vốn………………………………………41

1.4.3. Vai trò pháp lý của Sổ vay vốn………………………………...41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………..43

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT

ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO………………………...44

2.1. Đánh giá những quy định của pháp luật về tín dụng phục vụ người

nghèo………………………………………………………………………...44

2.2. Những bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cho

vay phục vụ người nghèo…………………………………………………..46

2.2.1. Bất cập trong các quy định về điều kiện vay vốn………….…...46

2.2.2. Thẩm định hồ sơ, xét duyệt cho vay……………………….…...47

2.2.3. Hạn mức tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của người vay..49

2.2.4. Phương thức cho vay…………………………………………...51

2.2.5. Thời hạn cho vay ngắn, không đáp ứng chu kỳ sử dụng vốn để

sản xuất kinh doanh…………………………………………………..53

2.2.6. Quy định pháp luật về lãi suất…………..………………………….54

2.2.7. Việc tuân thủ mục đích sử dụng vốn vay…………………….…55

2.2.8. Cơ chế kiểm tra việc sử dụng vốn vay…….……………………56

2.2.9. Xử lý rủi ro……………………………………………………..57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………..60

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO………………………………...61

3.1. Định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín

dụng phục vụ người nghèo…………………………………………………61

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo hoàn thiện pháp luật về tín dụng phục vụ

người nghèo……..…………………………………………………….61

3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện hoạt động cho vay……………………..62

3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt

động tín dụng cho người nghèo……………………………………………63

3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện vay vốn và quy trình

thẩm định, xét duyệt cho vay……..…………………………………...63

3.2.2. Sửa đổi quy định về hạn mức cho vay và thời hạn cho vay……65

3.2.3. Về phương thức cho vay………………………………….…….66

3.2.4. Sửa đổi cơ chế điều hành lãi suất…………...…………………66

3.2.5. Xây dựng quy chế kiểm tra việc sử dụng vốn vay…….………..67

3.2.6. Về xử lý rủi ro………………………………………………….67

3.2.7. Bổ sung thêm cơ chế huy động vốn từ các nguồn vốn của các tổ

chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm ổn định nguồn vốn

cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và từng bước tự

chủ về nguồn vốn cho vay…………………………………..………...68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………..70

PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………71

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đã thực hiện thành công bước đầu của công cuộc đổi mới đất

nước, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng vẫn còn một bộ phận người

nghèo rất cần nhà nước và cộng đồng quan tâm.

Để thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo, Chính phủ đã sử dụng nhiều

công cụ, chính sách khác nhau. Tín dụng cho người nghèo là một trong những

chính sách quan trọng trong chương trình giảm nghèo ở nước ta.

Hiện nay, trong khuôn khổ quy định của pháp luật, việc cho vay để

giảm nghèo đang hoạt động tại Việt Nam, được thực hiện thông qua Ngân

hàng Chính sách xã hội Việt Nam và các tổ chức tài chính vi mô.

Thực tiễn đã chứng minh, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam vẫn

là kênh dẫn vốn hiệu quả nhất đối với người nghèo. Việc tiếp cận được nguồn

vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam có ý nghĩa to lớn

đối với người nghèo đang cần vốn để sản xuất, thay vì phải chấp nhận nguồn

vốn đắt đỏ từ các ngân hàng thương mai. Mặc dù, nguồn vốn của Ngân hàng

Chính sách xã hội Việt Nam có lãi suất thấp hơn, dễ dàng tiếp cận hơn, nhưng

thực tế còn rất nhiều người nghèo chưa được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi

này hoặc tiếp cận được, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu về vốn của người

nghèo.

Nguyên nhân rất khác nhau nhưng chủ yếu là do khung pháp luật điều

chỉnh quan hệ tín dụng cho người nghèo không ổn định, không đồng bộ và có

nhiều bất cập. Chưa kể những yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện pháp

luật.

Pháp luật về tín dụng cho người nghèo không phải là lĩnh vực mới ở

Việt Nam. Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về

tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (sau đây gọi

tắt là Nghị định số 78/2002/NĐ-CP) ra đời và có ý nghĩa quan trọng. Đây là

Nghị định đầu tiên, điều chỉnh khá toàn diện hoạt động tín dụng cho người

nghèo. Tuy nhiên, đến nay Nghị định đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất

định trong quá trình thực hiện suốt một thời gian dài, nhưng chưa có một văn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!