Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, 2022
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
5.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
701

Pháp luật về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, 2022

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-----����������-----

NGUYỄN HOÀNG TUẤN

PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành : LUẬT KINH TẾ

Mã ngành : 8 38 01 07

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-----����������-----

NGUYỄN HOÀNG TUẤN

PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành : LUẬT KINH TẾ

Mã ngành : 8 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI HỮU TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là luận văn do tôi tự nghiên cứu. Những số liệu thống kê và trích

dẫn trong luận văn là trung thực đảm bảo tính khách quan, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Những kết luận khoa học của luận văn là do tôi tự nghiên cứu rút ra, chọn lọc kế thừa những

công trình nghiên cứu trước đó. Tôi đã hoàn thành chương trình các môn học và các nghĩa

vụ theo quy định của Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi cam đoan và đề nghị Khoa Luật Trường Đại học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí

Minh xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn “Pháp luật về thương mại hóa kết quả nghiên

cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học theo pháp luật Việt Nam”.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hoàng Tuấn

ii

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép tôi được bày tỏ lòng

biết ơn đến Thầy hướng dẫn - TS. Bùi Hữu Toàn. Thầy đã tận tình hướng dẫn, quan tâm tôi

rất nhiều trong suốt thời gian học tập. Thầy luôn động viên và giúp đỡ tôi trước những khó

khăn của việc học tập. Ngoài những kiến thức chuyên môn, Thầy luôn giúp tôi có thật nhiều

động lực và cảm hứng để có thể hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô Khoa Luật kinh tế – Trường Đại học Ngân

hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngân Hàng Thành

phố Hồ Chí Minh, Thầy Hiệp – Chủ nhiệm lớp CHLKT1 đã giúp đỡ, tháo gỡ kịp thời các

vướng mắc về các quy chế học vụ, thủ tục học tập.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, cảm ơn vợ tôi đã luôn là chỗ dựa vững chắc và

cho tôi những động lực lớn để tôi có thể hoàn thành chương trình học thạc sĩ này.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được

sự chỉ bảo của quý Thầy/Cô, và sự góp ý chân thành của bạn bè, độc giả.

iii

TÓM TẮT

1. Tiêu đề: “Pháp luật về thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở

giáo dục đại học”.

2. Tóm tắt:

Chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học hiện đang là

vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý khoa học, ứng dụng thực tiễn trong

nước và quốc tế quan tâm. Ngày nay trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khoa

học và công nghệ (KH&CN) đã trở thành nhân tố có tác động quyết định đối với sự tăng

trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội. Thương mại hóa KQNCKH góp phần tích cực

thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN và đẩy nhanh ứng dụng các KQNCKH vào thực tiễn

cuộc sống đem lại giá trị thiết thực. Pháp luật Việt Nam nói chung, bao gồm cả pháp luật

về sở hữu công nghiệp và pháp luật về chuyển giao công nghệ cũng đã có những quy định

cụ thể điều chỉnh hoạt động thương mại hoá các KQNCKH của các cơ sở giáo dục đại học,

nơi được xem là cái nôi NCKH của tầng lớp tri thức.

Luận văn trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về thương mại hoá KQNCKH

của các cơ sở giáo dục đại học. Từ đó, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về sở hữu

công nghiệp và chuyển giao công nghệ có liên quan, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn

thiện pháp luật về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy hoạt động

thương mại hoá KQNCKH của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

3. Từ khóa: “kết quả nghiên cứu khoa học”, “thương mại hóa”, “giáo dục đại học”

iv

ABSTRACT

1. Title: "Law on commercialization of scientific research results of higher education

institutions".

2. Abstract:

Technology transfer and commercialization of scientific research results are currently

a matter of interest to many researchers, scientific management agencies, and practical

applications at home and abroad. Today, in the period of the 4th industrial revolution,

science and technology (S&T) has become a factor that has a decisive impact on the growth

and development of the economy - society. Commercialization of scientific research results

actively contributes to promoting the development of the science and technology market

and accelerating the application of scientific research results into real life, bringing practical

value. Vietnamese law in general, including the law on industrial property and the law on

technology transfer, also has specific provisions governing the commercialization of

scientific research results by higher education institutions, which is considered the cradle

of scientific research of the intellectual class.

The thesis presents theoretical and practical issues of commercialization of scientific

research results of higher education institutions. From there, assess the current status of

legal provisions on industrial property and related technology transfer, and propose

solutions to improve the law on industrial property and technology transfer in order to

promote commercialization of scientific research results of higher education institutions in

Vietnam.

3. Keywords: "scientific research results", "commercialization", "higher education"

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i

LỜI CÁM ƠN .....................................................................................................................ii

TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii

ABSTRACT .......................................................................................................................iv

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT

QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ..........9

1.1. Cơ sở lý luận về thương mại hóa KQNCKH của các cơ sở giáo dục đại học ....9

1.1.1. Khái quát về kết quả nghiên cứu khoa học.........................................................9

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thương mại hóa KQNCKH của các cơ sở giáo dục

đại học.........................................................................................................................11

1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động thương mại hóa KQNCKH của các cơ sở giáo

dục đại học..................................................................................................................14

1.1.4. Bản chất mối quan hệ thương mại KQNCKH giữa NKH và các cá nhân, tổ chức

sử dụng KQNCKH .....................................................................................................17

1.2. Quy định pháp luật của một số nước tiên tiến trên thế giới về thương mại hóa

KQNCKH của các cơ sở giáo dục đại học..................................................................21

1.2.1. Chính sách khuyến khích NCKH của một số nước..........................................21

1.2.2. Chính sách thúc đẩy thương mại KQNCKH của một số nước ........................23

1.3. Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNCKH của các cơ sở

giáo dục đại học tại Việt Nam......................................................................................28

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƯƠNG MẠI HÓA

VÀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÓA KQNCKH CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO

DỤC ĐẠI HỌC .................................................................................................................31

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thương mại hóa KQNCKH.......................31

2.1.1. Quy định pháp luật ...........................................................................................31

2.1.2. Những mặt tích cực, ưu điểm của pháp luật.....................................................41

2.1.3. Những mặt hạn chế, bất cấp của pháp luật.......................................................52

2.2. Thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo

dục đại học.....................................................................................................................63

2.2.1. Trực trạng về KQNCKH ở các trường đại học ................................................63

2.2.2. Thực trạng về nhu cầu sử dụng KQNCKH ......................................................73

vi

2.2.3. Thực trạng về thương mại KQNCKH ..............................................................75

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÓA KẾT

QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ........79

3.1. Các giải pháp đối với bên cung ............................................................................80

3.1.1. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực KHCN...................................................80

3.1.2. Tăng cường nguồn tài chính cho KHCN..........................................................84

3.1.3. Các giải pháp về hoạch định và quản trị KHCN ở CSGDĐH .........................85

3.1.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong NCKH, CGCN giữa các trường đại học trong

và ngoài nước .............................................................................................................85

3.2. Các giải pháp đối với bên cầu...............................................................................85

3.2.1. Xây dựng nhân tố tiên phong trong đổi mới KHCN........................................86

3.2.2. Doanh nghiệp tiên phong xây dựng các trung tâm, tổ chức liên kết với các

CSGDĐH về KHCN...................................................................................................87

3.2.3. Thành lập các doanh nghiệp tư vấn, dịch vụ KHCN đầu ngành giữ vai trò trung

tâm về KHCN.............................................................................................................87

3.3. Các giải pháp liên quan đến Nhà nước về chính sách, pháp luật .....................88

3.3.1. Giải pháp về chính sách....................................................................................88

3.3.2. Các giải pháp về sửa đổi, bổ sung pháp luật ....................................................92

KẾT LUẬN .......................................................................................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................i

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.......................................................................i

B. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ...............................................................................................ii

C. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ...................................................................................................iv

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SHCN Sở hữu công nghiệp

LSHTT Luật Sở hữu trí tuệ

BLDS 2015 Bộ Luật Dân sự 2015

CGCN Chuyển giao công nghệ

CN Công nghệ

QSD Quyền sử dụng

QSH Quyền sở hữu

KQNCKH Kết quả nghiên cứu khoa học

NCKH Nghiên cứu khoa học

KHCN Khoa học và công nghệ

R&D Nghiên cứu và phát triển

NKH Nhà khoa học

CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hoạt động NCKH ở các trường đại học trong phạm vi cả nước đang được

chú trọng, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế, buộc các trường đại học phải tăng cường

nhiều hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ nói chung nhằm đáp ứng không chỉ chuẩn

chất lượng trong nước mà còn tham gia kiểm định theo chuẩn quốc tế, trong đó hoạt động

NCKH của giảng viên và các nhà khoa học ở các trường đại học, các viện nghiên cứu đóng

vai trò rất quan trọng nhằm tạo ra những giá trị mới, những sản phẩm, công nghệ mới phục

vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, KQNCKH vẫn còn nhiều

hạn chế, khả năng ứng dụng KQNCKH trong đời sống kinh tế, xã hội vẫn còn những khoảng

cách nhất định. Trong khi đó, thực tế lại có khá nhiều hoạt động thương mại hóa KQNCKH

từ nước ngoài được chuyển giao vào Việt Nam. Đây là một trong những nghịch lý đòi hỏi

phải được nghiên cứu một cách thấu đáo nhằm từng bước xây dựng nền tảng cơ sở và hành

lang pháp lý thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, cũng như thúc đẩy ứng dụng

KQNCKH vào trong thực tiễn, trong đó thương mại hóa KQNCKH là một trong những vấn

đề cốt lõi để giải quyết thực trạng này.

Các hình thức chuyển giao công nghệ, đối tượng công nghệ chuyển giao đã được quy

định cụ thể trong Luật chuyển giao công nghệ (Luật số: 07/2017/QH14) nhưng nhìn chung

việc chuyển giao trong thực tế còn nhiều hạn chế, trong đó có các KQNCKH ở các trường

đại học, thậm chí nhiều CSGDĐH không chuyển giao được các sản phẩm của mình làm ra.

Vậy, nguyên nhân do đâu, đó là một những câu hỏi mà đề tài này mong muốn đạt được.

NCKH là một trong những hoạt động đặc biệt và là nhiệm vụ quan trọng của các

trường đại học, nó phản ánh chiều sâu tri thức, bề dầy và uy tín của trường đại học đối với

xã hội; và KQNCKH có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao tính lý

luận và vận dụng lý luận, tri thức vào cuộc sống. Do đó, việc chuyển giao KQNCKH,

thương mại hóa KQNCKH luôn là vấn đề được xã hội, các nhà nghiên cứu, các nhà quản

lý đặc biệt quan tâm, nhưng có lẽ môi trường để hai bên (nhà nghiên cứu và xã hội nói

chung) vẫn còn những trở ngại, chưa thể giao thoa, tiệm cận được, một bên tạo ra sản phẩm

2

còn một bên là sử dụng sản phẩm nhưng hai bên chưa thể gặp nhau được, hay nói cách khác

là, thị trường KQNCKH vẫn còn khép kín, vẫn còn những rào cản nhất định, trong đó có

rào cản về mặt pháp luật.

Pháp luật hiện nay về hoạt động NCKH, chuyển giao KQNCKH và thương mại hóa

KQNCKH còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, nhiều quy định còn rải rác ở nhiều văn bản

khác nhau dẫn đến sự chồng chéo, chưa có hướng dẫn chi tiết, không khuyết khích nhu cầu

sử dụng KQNCKH cũng như khuyến khích nâng cao chất lượng nghiên cứu nhằm tạo ra

các giá trị của KQNCKH. Chính vì vậy, thời gian qua, đã có nhiều hội nghị, hội thảo được

tổ chức từ các cơ quan của Bộ Khoa học và Công nghệ, các viện nghiên cứu khoa học, các

trường đại học, nhằm bàn bạc các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy hoạt động NCKH, chuyển

giao KQNCKH và thương mại hóa KQNCKH, do đó, việc nghiên cứu sâu sắc về vấn đề

thương mại hóa KQNCKH, chuyển giao KQNCKH tại các trường đại học ở Việt Nam có

ý nghĩa rất lớn góp phần giải quyết những bất cập của thị trường KQNCKH, đặc biệt đề

xuất các giải pháp để thị trường trở nên năng động và bền vững thúc đẩy xã hội phát triển

nói chung.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về

thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học theo pháp

luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là mối quan hệ giữa các nhà nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục

đại học và người sử dụng KQNCKH thông qua hoạt động thương mại KQNCKH, trong đó

tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật sau đây:

- Luật Khoa học công nghệ 2013, sửa đổi, bổ sung 2018.

- Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022.

- Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đổi, bổ sung 2018.

- Luật Thương mại 2005.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!