Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở việt nam – thực trạng và hướng hoàn thiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi ở Việt Nam – thực trạng và hướng hoàn
thiện
Khuất Văn Trung
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Làm rõ thực trạng
pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. Đánh giá những ưu
điểm, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc thực
hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. Đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt
Nam.
Keywords: Luật lao động; Pháp luật Việt Nam; Thời giờ làm việc; Thời giờ nghỉ ngơi
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của
pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên,
hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số
giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động v.v. Các
hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp may
mặc, thủy sản, da giày v.v. Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã hội nói chung. Một trong
những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công trong thời gian gần đây là việc người lao động bị yêu
cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi.
Từ thực tế nêu trên, để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động, tác giả chọn đề tài “Pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị” làm luận
văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêm các quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các quy định pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian vừa qua, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các công trình, bài viết trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu các
quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho một số đối tượng lao động đặc
biệt như lao động chưa thành niên, lao động nữ, người cao tuổi hoặc chỉ tập trung vào liệt kê các hành
vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà không đề cập đến tổng thể các quy
2
định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy định
của pháp luật nước ngoài.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam;
- Đánh giá những ưu điển, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và
thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam;
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở
Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi. Các quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong
mối quan hệ so sánh với các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các nước trong khu
vực và trên thế giới và các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Dự thảo Bộ luật Lao
động.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, Tác giả đã vận dụng những phương pháp của chủ
nghĩa Mác- Lênin như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, tư tương Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển lực lượng lao động ở Việt
Nam trong giai đoạn mới.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn giải và quy nạp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 03 chương,cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự điều chỉnh của pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi