Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------
NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN
PHÁP LUẬT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------
NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN
PHÁP LUẬT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số chuyên ngành: 8.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng Luận văn “ Pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt
Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của Luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong Luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Duyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô của Khoa Sau Đại
học- Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho truyền đạt những kiến thức bổ ích trong thời gian vừa qua
tại trường.
Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ts.Trần Huỳnh Thanh
Nghị - Người thầy đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình hướng dẫn vừa đưa ra nhiều ý kiến quý
báu trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn. Những kinh nghiệm trong
thực tiễn cũng như kiến thức chuyên môn mà thầy đã truyền đạt không chỉ giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn mà còn là nguôn kiến thức quý báu giúp ích cho tôi rất nhiều trong
công việc và cuộc sống sau này.
Mặc dù cố gắng hoàn thành đề tài, song do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm,
cũng như chưa kịp lĩnh hội được hết những gì thầy cô truyền đạt, nên kết quả nghiên cứu
không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được. Tác giả rất mong
nhận được những góp ý, nhận xét quý báu của các Thầy, Cô để Luận văn được hoàn
chỉnh.
Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý!
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển một cách mạnh mẽ như vũ bão hiện
nay thì tập đoàn kinh tế là biểu tượng cho sức mạnh và sự hưng thịnh chung của mỗi
quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nướcđã được thử
nghiệm và mang lại những hiệu quả nhất định trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, dưới
góc độ pháp lý, các quy định hiện tại về mô hình TĐKTNN tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều
bất cập cần sớm tháo gỡ. Với đề tài “Pháp luật về tập đoàn kinh tế Nhà nước tại Việt
Nam” tác giả đã tập trung phân tích các bản chất kinh tế, bản chất pháp lý của các
TĐKTNN tại Việt Nam nhằm làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến pháp luật về
TĐKTNN tại Việt Nam, đánh giá thực trạng pháp luật về mô hình TĐKTNN để từ đó tìm
kiếm đưa ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện quy định pháp luật về TĐKTNN tại
Việt Nam.
Để làm được các vấn đề đã đưa ra, tác giả đã áp dụng nhiều phương pháp cứu.
Trong đó, có các phương pháp quan trọng như phương pháp lịch sử, đối chiếu trong nội
dung nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về TĐKTNN qua các giai
đoạn: từ năm 1994 đến năm 2004, từ năm 2005 đến năm 2012 và giai đoạn thứ ba phát
triển các TĐKT nhà nước từ 2012 đến nay; Phương pháp so sánh được sử dụng trong
nội dung nghiên cứu mô hình và pháp luật về tập đoàn kinh tế của một số quốc gia trên
thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc để từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. Để thúc đẩy sự phát triển của TĐKTNN trong thời gian tới thì
tác giả đưa ra 03 nhóm giải pháp như sau: Nhóm giải pháp thứ nhất về hoàn thiện mô
hình thành lập TĐKTNN; Nhóm giải pháp thứ hai về hoàn thiện việc thành lập, quản lý
và điều hành TĐKTNN; Nhóm giải pháp thứ ba về quản lý, giám sát các TĐKTNN.
iv
SUMMARY OF THE THESIS
In the market economy is developing strongly like today, then the economic group
symbolizes the strength and common prosperity of each nation in the world. For
Vietnam, the model of state owned economic groups has been tested and brought certain
effects in the last few years. However, from a legal perspective, the current regulations
on the model of state owned economic groups in Vietnam have revealed many
shortcomings that need to be removed soon. With the topic "Law on State owned
economic groups in Vietnam", the author has focused on analyzing the economic nature,
the legal nature of state owned economic groups in Vietnam to clarify the issues related
to the law on state owned economic groups in Vietnam, assessing the legal status of the
model of state owned economic groups so that they can find and give appropriate
solutions to improve regulations on state owned economic groups in Vietnam.
To perform the issues raised, the author has applied many methods. In particular,
there are important methods such as historical and competitive methods in the content
of historical research on the formation and development of the law on state owned
economic groups through the periods: from 1994 to 2004 , from 2005 to 2012 and the
third period of development of state owned economic groups from 2012 to present; The
comparative method is used in the study of models and laws on economic groups of
some countries in the world such as the United States, Japan, Korea, China so that lessons
can be drawn for Vietnam. In order to promote the development of state owned economic
groups in the coming time, the author gives 03 solutions as follows: The first group of
solutions is to complete the model of establishing state-owned economic groups; The
second group of solutions is to complete the establishment, management and
administration of state owned economic groups; The third group of solutions is to
manage and monitor the state owned economic groups.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii
MỤC LỤC........................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài........................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................5
5.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................5
5.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .....................................................................6
8. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................7
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC..............8
1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế và tập đoàn kinh tế nhà nước......................................8
1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế nhà nước ..................................................................... 11
1.3 Mục tiêu thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước ...................................................... 15
vi
1.4 Vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường ....................... 17
1.5 Thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam.................................................... 19
1.5.1 Trình tự, thủ tục thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước ...................................19
1.5.2 Quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước ....................................20
1.5.3 Quản lý, giám sát trong tập đoàn kinh tế nhà nước........................................22
1.6 Mô hình tập đoàn kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam................................................................................................................................ 23
1.6.1 Mô hình tập đoàn kinh tế tại Đức...................................................................23
1.6.2 Mô hình tập đoàn kinh tế tại Mỹ ...................................................................24
1.6.3 Mô hình tập đoàn kinh tế tại Hàn Quốc. .......................................................25
1.6.4 Mô hình tập đoàn kinh tế tại Trung Quốc .....................................................26
1.6.5 Mô hình tập đoàn kinh tế tại Nhật Bản. .........................................................27
1.6.6 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...............................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................32
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .......................................33
2.1 Tình hình thành lập và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam .. 33
2.2. Một số vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước
.......................................................................................................................................................... 35
2.2.1 Vướng mắc trong quy định về tên gọi và tư cách pháp lý của TĐKTNN .....35
2.2.2 Vướng mắc, bất cập trong quy định về thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước.
.................................................................................................................................38
2.2.3 .Về quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước................................41
vii
2.2.4 Về quản lý, giám sát trong TĐKTNN............................................................47
2.2.5 .Về chấm dứt hoạt động trong TĐKTNN.......................................................53
2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước................................. 57
2.3.1 Nhóm giải pháp về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước.................................57
2.3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện việc thành lập, quản lý, điều hành tập đoàn kinh
tế nhà nước. .............................................................................................................60
2.3.3. Nhóm giải pháp về quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước .................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................................71
KẾT LUẬN....................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................75