Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
4.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1250

Pháp luật về tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHẬT THANH

PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN ẢO TRONG

TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã Số CN: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ MINH HÙNG

TP.HỒ CHÍ MINH – 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi,

dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Minh Hùng.

Các thông tin nêu trong Luận văn là trung thực.

Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính

bản thân đều được trích dẫn đầy đủ.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả

nghiên cứu trong Luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Nhật Thanh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

SHTT Sở hữu trí tuệ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN ẢO TRONG TRÒ CHƠI

TRỰC TUYẾN .................................................................................................................6

1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến ...........................6

1.1.1. Khái niệm tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến..................................................6

1.1.2. Đặc điểm của tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến ..........................................11

1.2. Phân loại tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến....................................................18

1.2.1. Căn cứ vào hình thức biểu hiện .......................................................................18

1.2.2. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành tài sản ảo ..................................................21

1.3. Tài sản ảo theo một số học thuyết về tài sản.......................................................22

1.3.1. Học thuyết Locke..............................................................................................22

1.3.2. Học thuyết thực dụng (Utilitarian theory).......................................................24

1.3.3. Học thuyết nhân cách (Personality theory) .....................................................25

1.4. Pháp luật về tài sản ảo của một số quốc gia trên thế giới..................................26

1.4.1. Pháp luật về tài sản ảo của Đài Loan..............................................................26

1.4.2. Pháp luật về tài sản ảo của Hàn Quốc ............................................................27

1.4.3. Pháp luật về tài sản ảo của Trung Quốc .........................................................29

1.4.4. Pháp luật về tài sản ảo của Mỹ........................................................................30

1.5. Bảo hộ tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến ở Việt Nam ...................................33

1.5.1. Pháp luật điều chỉnh ........................................................................................33

1.5.2. Điều kiện bảo hộ ..............................................................................................36

1.5.3. Nội dung bảo hộ ...............................................................................................38

1.5.4. Thời hạn bảo hộ ...............................................................................................41

1.5.5. Căn cứ xác lập và chấm dứt sở hữu tài sản ảo................................................42

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................45

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN ẢO TRONG TRÒ CHƠI

TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...................................46

2.1. Thực trạng pháp luật về tài sản ảo và quyền sở hữu tài sản ảo trong trò

chơi trực tuyến ở Việt Nam.........................................................................................46

2.1.1. Thực trạng về trò chơi trực tuyến ở Việt Nam .................................................46

2.1.2. Sự khiếm khuyết của pháp luật thực định ........................................................48

2.1.3. Sự công nhận, bảo hộ đối với tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến của thực

tiễn xét xử tại Việt Nam..............................................................................................51

2.2. Những tác động của việc thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo

trong trò chơi trực tuyến .............................................................................................55

2.2.1. Tác động đến Nhà nước ...................................................................................55

2.2.2. Tác động đến nhà phát hành trò chơi trực tuyến.............................................60

2.2.3. Tác động đến người chơi trò chơi trực tuyến ..................................................63

2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản ảo

trong trò chơi trực tuyến .............................................................................................65

2.3.1. Sự cần thiết phải công nhận tài sản ảo và quyền sở hữu đối với tài sản ảo

trong trò chơi trực tuyến ............................................................................................65

2.3.2. Những nội dung cụ thể của pháp luật về tài sản ảo và quyền sở hữu tài sản

ảo trong trò chơi trực tuyến .......................................................................................68

2.3.3. Một số kiến nghị cụ thể góp phần xây dựng và hoàn thiện quy định về tài

sản ảo và quyền sở hữu tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến ....................................72

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................79

KẾT LUẬN.....................................................................................................................80

1

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử Internet Việt Nam ghi nhận ngày 19.11.1997 là ngày mà nước ta kết

nối với xa lộ thông tin của thế giới. Năm 2003, những trò chơi trực tuyến đầu tiên

đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng. Số

người tham gia các trò chơi trực tuyến tăng theo cấp số nhân và vẫn chưa có dấu

hiệu hạ nhiệt.

Xuất phát điểm của những trò chơi trực tuyến chỉ mang tính chất giải trí và là

nơi để mọi người trên khắp nơi có thể giao lưu, gặp gỡ. Trò chơi ảo trực tuyến hiện

nay là một phần quan trọng của nhiều nền văn hóa trên toàn cầu, trò chơi trực tuyến

thúc đẩy sự tương tác xã hội và đã tạo ra một cộng đồng rất lớn tham gia vào thế

giới ảo. Ngày nay, kinh doanh các trò chơi trực tuyến đã trở thành một nền công

nghiệp lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới và mang lại những khoản lợi nhuận khổng

lồ. Ở Việt Nam, giám đốc điều hành Lê Hồng Minh của công ty VinaGame, một

trong những công ty hàng đầu trong kinh doanh trò chơi trực tuyến, cho biết công ty

đã đạt 100 triệu USD doanh thu vào năm 2013.

*

Đi kèm với sự phát triển mạnh trong việc kinh doanh, sử dụng các trò chơi

trực tuyến đã xuất hiện những giao dịch mua bán những tài sản “ảo” bằng giá trị

thật giữa những người chơi cũng như tình trạng trộm cắp tài sản “ảo” với số lượng

lớn đã và đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện

hành dường như đang bỏ ngỏ vấn đề này khi hiện nay đang có rất nhiều những

tranh cãi xung quanh vấn đề có nên công nhận tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến

là một loại tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005 hay không?. Việc xây

dựng các chế định pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản “ảo” trong các trò chơi

trực tuyến hiện nay đang được đặt ra một cách cấp thiết khi mà tầm ảnh hưởng của

những giá trị “ảo” này đang ngày một lớn và có nguy cơ gây bất ổn xã hội nếu

không có một cơ chế điều chỉnh hợp lý. Khi quyền sở hữu đối với những tài sản

“ảo” trong các trò chơi trực tuyến được thừa nhận sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của

những người chơi cũng như tạo hành lang pháp lý cho nhà nước trong việc quản lý,

bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Chính vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về tài sản ảo trong trò

chơi trực tuyến ở Việt Nam”

*

http://cafef.vn/doanh-nghiep/vng-van-dung-dau-thi-truong-game-online-nhung-loi-nhuan-giam-toi-75-

201407071411083734ca36.chn (Cập nhật ngày 3/10/2014).

2

1. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về tài sản ảo nói

chung và tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến nói riêng ở Việt Nam như:

-Hoàng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học bộ luật dân sự 2005 (Tập 1),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.385-389. Nghiên cứu này đưa ra các quan điểm

hiện hành về việc có nên thừa nhận quyền sở hữu đối với tài sản ảo hay không? Và

nếu thừa nhận thì nên xem tài sản ảo là vật hay quyền tài sản?. Tuy nhiên, tác giả

mới chỉ đưa ra những quan điểm hiện nay đối với tài sản ảo mà chưa đi sâu vào

nghiên cứu một các cụ thể.

- Đỗ Thành Công, “Virtual property rights in online games: A vietnamese

perspective”. Mặc dù công trình chưa được công bố một cách chính thức nhưng

công trình cũng đã cung cấp một góc nhìn về thực trạng pháp luật hiện nay đối với

tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến tại Việt Nam. Công trình đã đưa ra những luận

điểm để chứng minh quyền sở hữu đối với các loại tài sản ảo trên dưới hình thức là

vật và đặc biệt nhấn mạnh vào quy định Thỏa thuận người dùng cuối (End User

License Agreement).

-Trần Lê Hồng (2007), “Tài sản ảo – Từ nhận thức đến bảo hộ”, Tạp chí Luật

học số 07/2007, tr.29-37. Đây là bài viết nghiên cứu về tài sản ảo theo nghĩa rộng

bao gồm cả những tài sản khác trên môi trường internet như: email, tên miền...

nhưng vẫn dành một sự quan tâm lớn đến tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến. Bài

viết đã đưa ra quan điểm về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho việc thừa nhận

quyền sở hữu đối với các loại tài sản ảo và tác giả hướng đến xây dựng chế định tài

sản ảo như quyền tài sản quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2005.

-Lê Bá Hưng (2014), “Tài sản – Tài sản ảo games online, những bất cập và

hướng hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 7/2014 (số 13), tr.12-15. Bài

viết cũng đã đặt ra một vài thực trạng, bất cập hiện nay trong cơ chế điều chỉnh tài

sản “ảo” cũng như đưa ra một số giải pháp cho vấn đề tài sản ảo. Tuy nhiên, bài

viết còn nhiều điểm hạn chế khi thực trạng mà tác giả đề cập còn sử dụng các văn

bản pháp luật cũ cũng như các giải pháp đưa ra còn mang tính vĩ vô mà chưa được

đề cập một cách chuyên sâu.

-Nguyễn Nhật Thanh – Nguyễn Thanh Thư (2013), “Một số vấn đề pháp lý

của tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến – thực tiễn và kiến nghị”, Tạp chí Khoa học

pháp lý số 5/2013. Bài viết đã nêu ra được một số khái niệm liên quan đến các loại

3

tài sản “ảo” cũng như đã nêu ra được một số giải pháp đặc biệt để phù hợp với việc

quản lý các loại tài sản “ảo” nêu trên.

Các công trình nghiên cứu về tài sản ảo ở nước ngoài cũng khá đa dạng,

phong phú như:

- Chris Stalmans, “More than just games: Virtual property rights in massively

multuplayer online games”, Asper Review of International Business and Trade Law,

Vol. 12, Asper Rev. Int'l Bus. & Trade L. 203 (2012), tr. 203-222. Đây là công trình

nghiên cứu khá sâu về tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến có sự tương tác giữa

nhiều người chơi với nhau thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp

(massively multuplayer online game). Công trình cũng đã nghiên cứu một cách cơ

bản thực trạng pháp luật đối với tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến ở một số quốc

gia như Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Đài Loan cũng như chỉ ra được một số lợi ích khi

thừa nhận quyền tài sản đối với các loại tài sản “ảo” này.

-Joshua Fairfield (2005), “Virtual property”, Boston University Law Review,

Vol. 85, Issue 4. Công trình đã nghiên cứu chuyên sâu về tài sản ảo trong trò chơi

trực tuyến cũng như cách thức bảo hộ nó. Công trình cũng đã phân tích, so sánh với

nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới liên quan đến pháp luật về tài sản ảo trong trò

chơi trực tuyến.

- Rosette Daniela, “Application of Real World Rules to Banks in Online

Games and Virtual Worlds”, University of Miami Business Law Review, Vol. 16,

Issue 2 (2008), Miami Bus. L. Rev. 2008, tr. 279-304. Công trình đã đi sâu nghiên

cứu sự ảnh hưởng của hai loại trò chơi trực tuyến phổ biến là “EVE Online” và

“World of Warcraft”. Chỉ ra một số mặt tiêu cực của trò chơi trực tuyến hiện nay

như: sự gian lận các cam kết trong trò chơi trực tuyến, mối đe dọa về nạn rửa tiền

trong trò chơi trực tuyến, vấn đề về nghiện, từ đó nêu lên các giải pháp pháp lý

nhằm hạn chế những mặt trái trong các trò chơi trực tuyến hiện nay.

Các công trình nói trên đã phần nào nghiên cứu những chế định pháp lý của

tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy các

công trình tại Việt Nam mới chỉ nghiên cứu một cách khái quát, nhiều vấn đề còn

chưa được đề cập như: khái niệm bản chất của tài sản ảo, bảo hộ tài sản ảo... Các

công trình ở nước ngoài vẫn còn nhiều điểm chưa thật sự phù hợp với điều kiện hạ

tầng, kỹ thuật hiện có ở Việt Nam. Vì vậy, để tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ

thống, toàn diện vấn đề tài sản ảo tronng trò chơi trực tuyến tác giả đã chọn nghiên

cứu đề tài “Pháp luật về tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến ở Việt Nam”.

4

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Từ tính cấp thiết của đề tài cũng như tình hình nghiên cứu chung, trong phạm

vi nghiên cứu hạn hẹp của đề tài, tác giả đã đặt ra những mục tiêu cụ thể cho đề tài,

cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về tài sản ảo trong trò chơi trực

tuyến ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới.

Thứ hai, nguyên cứu những quy định hiện hành về tài sản ảo trong trò chơi

trực tuyến cũng như tham khảo quy định của một số nước trên thế giới hiện nay.

Phân tích ưu điểm và nhược điểm của việc bảo hộ quyền sở hữu đối với các loại tài

sản ảo.

Thứ ba, đồng thời xem xét thực tiễn hiện nay và sự cần thiết của việc bảo hộ

quyền sở hữu đối với tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến.

Thứ tư, trên cơ sở những vấn đề lý luận, hạn chế của pháp luật dân sự Việt

Nam hiện hành, xét nhu cầu của thực tiễn đặt ra cũng như tham khảo những quy

định của pháp luật trên thế giới, tác giả sẽ nghiên cứu đề xuất hướng đến việc công

nhận tài sản ảo và bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến

và đề xuất một số giải pháp để việc bảo hộ quyền sở hữu phù hợp với những điều

kiện hạ tầng hiện nay của Việt Nam.

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả nhận thấy không thể nghiên cứu chuyên sâu và bao quát hết được các

vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến. Do vậy đề tài chỉ

hướng đến nghiên cứu một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc công nhận

quyền sở hữu đối với các loại tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến có sự tương tác

giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của

doanh nghiệp

** ở Việt Nam.

Thứ hai, nêu ra một số giải pháp cho việc công nhận tài sản ảo và bảo hộ

quyền sở hữu đối với tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến phù hợp với điều kiện cơ

sở hạ tầng, xã hội ở Việt Nam.

Thứ ba, đề tài không đi sâu vào các vấn đề pháp lý liên quan quyền sở hữu trí

tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng.

** Gọi tắt là G1 theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 31 Nghị Định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013.

5

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng đan xem các phương pháp phân

tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, chứng minh, khảo sát thực tiễn.

Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp được tác giả sử dụng nhiều ở

chương 1 của luận văn, khi nghiên cứu về những vấn đề mang tính lý luận về tài sản

ảo trong trò chơi trực tuyến. Cụ thể, luận văn sẽ phân tích các khái niệm, học

thuyết, quan điểm pháp lý; tổng hợp các bài viết, công trình nghiên cứu từ đó đánh

giá chúng dưới góc nhìn của tác giả về tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến.

Chương 2 của luận văn tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp đánh giá,

khảo sát thực tiễn. Cụ thể, thông qua việc khảo sát thực tiễn tác giả đánh giá những

ưu và nhược điểm khi thừa nhận quyền sở hữu tài sản trong trò chơi trực tuyến cũng

như nhu cầu của xã hội về vấn đề này.

Phương pháp so sánh, chứng minh được tác giả sử dụng áp dụng xuyên suốt

luận văn. Cụ thể, tác giả so sánh quy định hiện hành và thực tiễn áp dụng đối với tài

sản ảo trong trò chơi trực tuyến của Việt Nam hiện nay với pháp luật thực định và

thực tiễn xét xử ở Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ... Từ những phân tích,

tổng hợp, so sánh cũng như những đánh giá, khảo sát thực tiễn tác giả chứng minh

sự cần thiết phải thừa nhận quyền sở hữu tài sản trong trò chơi trực tuyến dưới góc

độ lý luận và thực tiễn. Từ nó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định

của pháp luật.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Đề tài “Pháp luật về tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến ở Việt Nam” đi sâu

nghiên cứu về việc nên công nhận tài sản ảo và quyền sở hữu đối với tài sản ảo

trong trò chơi trực tuyến, một vấn đề đang bị pháp luật bỏ ngỏ hiện nay. Dự kiến

khi hoàn thành, công trình nghiên cứu này sẽ mang ý nghĩa là công trình nghiên cứu

chuyên sâu về tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến ở Việt Nam. Từ đó, công trình có

thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách,

pháp luật hướng đến xây dựng các chế định pháp lý nhằm thừa nhận quyền sở hữu

tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến.

6. Bố cục của Luận văn

Luận văn được chia thành 2 chương như sau:

Chƣơng 1. Những vấn đề cơ bản về tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến

Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến ở Việt

Nam và kiến nghị hoàn thiện

6

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN ẢO TRONG

TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN

1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến

1.1.1. Khái niệm tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến

1.1.1.1. Khái quát về tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự

Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và

quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được đề cập rất nhiều trong thực

tiễn cũng như trong khoa học pháp lý. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng

khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, việc phân loại và đưa ra

một khái niệm có thể bao trùm được tất cả các tài sản trên thực tế là một vất đề hết

sức nan giải của các nhà lập pháp. Theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005 thì “tài

sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Khái niệm về tài sản tại

Điều 163 được trình bày theo phương pháp liệt kê, xác định những loại vật thể và

quyền tài sản được coi là tài sản. Phương pháp này mang lại một sự tiện lợi khi các

loại tài sản này được ghi nhận khá cụ thể và chi tiết nhưng cũng chính nó đã làm

hạn chế đi rất nhiều bản chất “tài sản” của một số tài sản thực sự. Căn cứ vào Điều

163 BLDS 2005 thì tài sản theo quy định của pháp luật phải đáp ứng được một

trong các nhóm tài sản và mỗi nhóm tài sản cũng có những tiêu chí nhất định để

phân loại và đánh giá tính chất tài sản. Cụ thể:

(i). Vật

BLDS 2005 không đưa ra khái niệm về “vật” nên chúng ta không có bất cứ

tiêu chí nào để phân biệt giữa khái niệm “vật” theo quy định của pháp luật dân sự

thì có khác gì so với khái niệm vật thông thường. Tuy nhiên, dựa trên những đặc

tính cũng như các quan điểm pháp lý thì để một vật được coi là tài sản dưới góc độ

là “vật” thì phải thỏa mãn các điều kiện sau: (1)Là một bộ phận của thế giới vật

chất; (2)Phải có ích tức có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và

giá trị kinh tế (tính được thành tiền); (3)Con người có khả năng chiếm hữu được.

Ngoài ra có tác giả còn đưa thêm đặc tính “có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành

trong tương lai”1

.

1 Nguyễn Minh Oanh (2009), “Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 1/2009,

tr.14.

7

(ii). Tiền

Tiền theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm

thước đo giá trị các loại tài sản khác. Tiền được coi là tài sản khi nó đang có giá trị

lưu hành. Sở dĩ tiền được coi là tài sản thuộc quyền sở hữu bởi nó là phương tiện

dùng để thanh toán, là đối tượng trong các quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại.

Tiền được đặc định hóa bằng những dấu hiệu như seri nhưng cũng được xác định

bằng những đơn vị tiền tệ nhất định như 10.000đ, 50.000đ, 100.000đ… Giá trị của

tiền được ghi trên mỗi tờ tiền hay đồng tiền xác định chứ không phải số lượng các

tờ tiền hay đồng tiền nhiều hay ít. Ngoài ra tiền cũng khác vật ở chỗ, vật có thể do

nhiều chủ sở hữu khác nhau tạo ra nhưng tiền thì chỉ có Nhà nước độc quyền phát

hành.

2

(iii). Giấy tờ có giá

Đây cũng là tài sản khá phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là

giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Giấy tờ có

giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi,

séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được

thành tiền và được phép giao dịch3

. Về mặt lưu thông trên thực tế, các loại giấy tờ

có giá tuy có giá trị như tiền nhưng được sử dụng trong các giao dịch dân sự thông

thường hạn chế hơn so với tiền, hoặc chỉ được sử dụng làm phương tiện lưu thông

giữa một số chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật (ví dụ: cổ phiếu thường

chỉ tham gia trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán, séc chỉ có giá trị quy

đổi thành tiền tại ngân hàng được chỉ định...).

(iv). Quyền tài sản

Khái niệm quyền tài sản được quy định tại Điều 181 BLDS 2005. Đây là

những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện những quyền đó chủ sở hữu sẽ có

được một tài sản.4 Đó là quyền chuyển giao tài sản, quyền đòi nợ, quyền sở hữu đối

với phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa.... Đây là khái

niệm đã gây ra rất nhiều những bất cập trong thực tiễn lẫn lý luận hiện nay, đặc biệt

2 Xem thêm: Hoàng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 (Tập 1), Nxb chính trị quốc

gia, Hà Nội, tr.381-383.

3 Mục 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định

số 163/2006/NĐ-CP.

4 Hoàng Thế Liên, Sđd số 2, tr.385.

8

là yếu tố "có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự" được xem như là một điều

kiện đã hạn chế nội hàm của khái niệm này.

Nếu xét dưới góc độ pháp luật thực định, tài sản ảo không phải là một loại tài

sản thuộc 4 loại kể trên. Nếu xem tài sản ảo là tài sản vô hình thì tài sản ảo có thể là

một loại đặc thù của quyền tài sản như một loại tài sản vô hình có điều kiện, tồn tại

trong không gian đặc biệt, đó là không gian mạng.

1.1.1.2. Khái niệm trò chơi trực tuyến

Theo từ điển tiếng việt thì “trực tuyến” là sự liên hệ thẳng với nơi cần giao

dịch thông qua chế độ làm việc của một thiết bị luôn sẵn sàng nhận lệnh từ trung

tâm gửi đến để thực hiện, nhờ đó các thông tin được cập nhật trực tiếp, liên tục trên

mạng internet.5

Khái niệm về trò chơi trực tuyến lần đầu tiên được ghi nhận tại theo khoản 1,

Điều 2 Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT- BBCVT-BCA ngày 01/6/2006

(sau đây gọi tắt là thông tư 60/2006) của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Bưu chính,

Viễn thông, Bộ Công an về quản lý trò chơi trực tuyến, theo đó: “Trò chơi trực

tuyến: là trò chơi trên mạng Internet có sự tương tác giữa những người chơi với hệ

thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và giữa

người chơi với nhau”. Thông tư này cũng phân loại trò chơi trực tuyến thành 2

nhóm bao gồm: Trò chơi trực tuyến nhập vai (MMOPRG – Massively Multiplayer

Online Role-Playing Games) và trò chơi trực tuyến thông thường (Casual Games).

Hiện nay, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản

lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (sau đây gọi tắt là Nghị

định số 72/2013/NĐ-CP) đã bãi bỏ Thông tư số 60/2006/TTLT-BVHTT- BBCVT￾BCA. Nghị định này đã mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh và sử dụng thuật ngữ “trò

chơi điện tử trên mạng” để thay thế cho thuật ngữ “trò chơi trực tuyến”. Tuy nhiên,

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP lại không đưa ra bất cứ khái niệm nào về “trò chơi điện

tử trên mạng” mà chỉ đưa ra cách cách thức phân loại nó. Dựa theo phương thức

cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng được phân thành 4 loại, bao

gồm6

:

5 Nguyễn Như Ý (cb), Đại từ điển tiếng việt, Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, 2013, tr.1682.

6 Điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!