Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về quyền gia nhập thị trường - lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
PREMIUM
Số trang
166
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1251

Pháp luật về quyền gia nhập thị trường - lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NHƢ CHÍNH

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN GIA NHẬP THỊ TRƢỜNG –

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NHƢ CHÍNH

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN GIA NHẬP THỊ TRƢỜNG –

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 9 38 01 07

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Đình Vinh

2. TS. Trần Thị Bảo Ánh

HÀ NỘI - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu

trong luận án do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp

với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Nhƣ Chính

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Lê Đình

Vinh – người hướng dẫn khoa học 1 và TS. Trần Thị Bảo Ánh – người hướng dẫn

khoa học 2 đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành bản luận án này.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các thầy, cô,

anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và đóng góp

những ý kiến quý báu để tác giả có thể hoàn thành được luận án của mình.

Tác giả luận án

Nguyễn Nhƣ Chính

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

DN Doanh nghiệp

LDN Luật Doanh nghiệp

LĐT Luật Đầu tư

LTM Luật Thương mại

BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ĐKĐTKD Điều kiện đầu tư, kinh doanh

GPKD Giấy phép kinh doanh

GCNĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

CCHN Chứng chỉ hành nghề

XHCN Xã hội chủ nghĩa

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

UBND Ủy ban nhân dân

NĐT Nhà đầu tư

DN Doanh nghiệp

KD Kinh doanh

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN...................................... iii

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN

CỨU ................................................................................................................................7

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................................7

1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền tự do kinh doanh - quyền kinh tế của con

người ............................................................................................................................7

1.2. Các công trình nghiên cứu về thủ tục đăng ký gia nhập thị trường và các rào cản

liên quan .....................................................................................................................11

2. Đánh giá các công trình liên quan tới đề tài...........................................................16

2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................16

2.2. Những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu....................................................17

3. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu.................................................19

3.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................19

3.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, dự kiến kết quả nghiên cứu..............20

KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN ............................................................................22

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN GIA NHẬP THỊ

TRƢỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN GIA NHẬP THỊ TRƢỜNG ................23

1.1. Những vấn đề lý luận về quyền gia nhập thị trường...........................................23

1.1.1. Cơ sở của quyền gia nhập thị trường ...............................................................23

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền gia nhập thị trường ...................................29

1.1.3. Vai trò của quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam..........................................38

1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về quyền gia nhập thị trường ...........................40

1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền gia nhập thị trường..........................................40

1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về quyền gia nhập thị trường .........................41

1.2.3. Quá trình hình thành pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam......48

1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam

....................................................................................................................................51

v

1.3. Pháp luật về quyền gia nhập thị trường của một số quốc gia trên thế giới và kinh

nghiệm cho Việt Nam ................................................................................................56

1.3.1. Pháp luật về quyền gia nhập thị trường của một số quốc gia trên thế giới......56

1.3.2. Một số nhận xét và kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam về quyền gia nhập

thị trường....................................................................................................................64

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................67

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP

LUẬT VỀ QUYỀN GIA NHẬP THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM ............................68

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền gia nhập thị trường ...........................68

2.1.1. Quy định về nội dung của quyền gia nhập thị trường......................................68

2.1.2. Quy định về điều kiện chủ thể, thủ tục đăng ký gia nhập thị trường...............93

2.1.3. Quy định về các biện pháp bảo đảm, chế tài xử lý khi có vi phạm pháp luật về

quyền gia nhập thị trường ........................................................................................103

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam ..........107

2.2.1. Thực tiễn thi hành nội dung quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam.............107

2.2.2. Thực tiễn thi hành thủ tục đăng ký gia nhập thị trường.................................112

2.2.3. Thực tiễn thi hành các biện pháp bảo đảm, xử lý vi phạm pháp luật về quyền

gia nhập thị trường ...................................................................................................119

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..........................................................................................124

CHƢƠNG 3. YÊU CẦU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN GIA

NHẬP THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM .....................................................................125

3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam.........125

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường phải đảm bảo đường lối,

chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

..................................................................................................................................125

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường phù hợp với điều kiện kinh

tế thị trường ở Việt Nam..........................................................................................126

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường nhằm tiết kiệm chi phí gia

nhập cũng như đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp .............128

3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu hội

nhập quốc tế .............................................................................................................129

vi

3.2. Định hướng của việc hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở Việt

Nam..........................................................................................................................130

3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về

quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam ....................................................................132

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam ...132

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở

Việt Nam ..................................................................................................................144

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..........................................................................................149

KẾT LUẬN ................................................................................................................150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................152

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong bất cứ nền kinh tế hàng hóa nào cũng tồn tại nhu cầu tự do kinh doanh.

Tuy nhiên, trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể thì mức độ bảo đảm và thực hiện nhu cầu

tự do kinh doanh cũng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó,

pháp luật giữ vai trò quan trọng, quyết định cho việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh.

Ở Việt Nam, năm 1992 “Quyền tự do kinh doanh” mới được ghi nhận lần đầu tiên

trong Hiến pháp và tiếp tục được tái khẳng định theo hướng rộng hơn trong Hiến pháp

năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp

luật không cấm”. Để có được những quy định này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (11/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện,

trọng tâm đổi mới là kinh tế, nhằm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với chủ trương đó, nền kinh tế nước ta đã có bước chuyển mình từ cơ chế quản lý tập

trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự đa dạng về các thành phần

kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh, góp phần mạnh mẽ vào việc giải phóng thị

trường, tăng quyền tự chủ kinh doanh của công dân.

Muốn khởi sự kinh doanh, hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh, mọi tổ chức,

cá nhân đều phải thực hiện những thủ tục pháp lý để gia nhập thị trường. Quyền gia

nhập thị trường là một yếu tố của quyền tự do kinh doanh, được pháp luật thừa nhận.

Sự thông thoáng của thủ tục gia nhập thị trường ở Việt Nam bắt đầu từ Luật Doanh

nghiệp 1999, đã góp phần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam trên

trường quốc tế. Các báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Diễn đàn kinh tế thế

giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế về môi trường kinh doanh, chỉ số năng

lực cạnh tranh toàn cầu đã có những nhận định tích cực về Việt Nam, đặc biệt là

những tích cực liên quan tới hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư gia nhập thị

trường. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2020 (Doing Business 2020) của Ngân

hàng Thế giới cho thấy, chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 115 trong số

190 nền kinh tế, đứng thứ 06 ASEAN, với tổng số 8 thủ tục phải thực hiện trong 16

ngày để khởi sự kinh doanh. [96].

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển mình theo hướng tích cực trên, thì quyền gia

nhập thị trường vẫn còn chứa đựng nhiều hạn chế hay “rào cản” khiến cho việc hiện

thực hóa “quyền tự do kinh doanh” gặp nhiều thách thức. Sự thiếu đồng bộ giữa quy

2

định thông thoáng về gia nhập thị trường tại Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên

ngành, cũng như tình trạng các điều kiện kinh doanh tồn tại dưới dạng giấy phép kinh

doanh, giấy phép “con” với số lượng lớn, không cần thiết đã gây nhiều trở ngại cho các

nhà đầu tư và doanh nghiệp. Từ đầu năm 2018, nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ

ngày 01/01/2018 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, các Bộ quản lý chuyên ngành đã tiến hành

rà soát các điều kiện kinh doanh với mục tiêu phải cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50%

điều kiện kinh doanh, thể hiện trong phương án cắt giảm. Phần lớn các phương án cắt

giảm điều kiện kinh doanh đã được hiện thực hóa bằng việc ban hành mới, sửa đổi, bổ

sung các nghị định về điều kiện kinh doanh, trong đó tỷ lệ cắt giảm đạt trên 50% tổng số

điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, những con số đó chỉ là báo cáo trên giấy, thực tế chỉ

được 30%, nhiều thủ tục còn rắc rối, chồng chéo, là rào cản với các doanh nghiệp khi

tham gia thị trường [97]. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và ảnh hưởng

của làn sóng đầu tư mới, đã đặt ra nhiều thách thức đối với Nhà nước Việt Nam trong việc

cải cách quy định pháp luật nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài, cũng như bảo đảm môi

trường kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Do đó, việc nghiên cứu vai trò, mối quan hệ giữa quyền gia nhập thị trường

trong tổng thể pháp luật về quyền tự do kinh doanh, chỉ ra những “rào cản”, và đưa ra

những giải pháp hoàn thiện, góp phần tích cực vào cải thiện môi trường kinh doanh ở

Việt Nam là cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quyền gia

nhập thị trường - lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm Luận án

Tiến sĩ luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là hệ thống hoá và làm sâu sắc thêm lý luận về quyền gia

nhập thị trường; nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền gia nhập thị

trường của Việt Nam; đưa ra các đóng góp hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị

trường ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được xác

định như sau:

3

Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về quyền gia nhập thị

trường theo hướng quyền gia nhập thị trường là một thành tố của quyền tự do kinh

doanh - quyền kinh tế của con người và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các

quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

- Lý luận về quyền gia nhập thị trường gồm các nội dung sau: Khái niệm, đặc

điểm và ý nghĩa, giá trị pháp lý của quyền gia nhập thị trường, các yếu tố ảnh hưởng

và chi phối quyền gia nhập thị trường.

- Lý luận về sự điều chỉnh của pháp luật về quyền gia nhập thị trường, trong đó

bao gồm các vấn đề như: khái niệm, đặc điểm pháp luật về quyền gia nhập thị trường,

nội dung của pháp luật về quyền gia nhập thị trường.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở

Việt Nam theo những yêu cầu phát triển trong bối cảnh hiện nay.

Thứ ba, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật về quyền

gia nhập thị trường, luận án đưa ra những phương hướng hoàn thiện pháp luật về

quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về

quyền gia nhập thị trường.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quan điểm khoa học pháp lý về quyền

gia nhập thị trường, bao gồm các quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước

tại các công trình khoa học đã được công bố; quy định pháp luật hiện hành về quyền

gia nhập thị trường của Việt Nam, một số quy định về quyền gia nhập thị trường của

một số quốc gia điển hình trên thế giới.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Với yêu cầu về dung lượng, luận án giới hạn về phạm vi nghiên cứu như sau:

Về không gian, luận án nghiên cứu pháp luật Việt Nam. Một số quy định pháp

luật quốc tế, pháp luật của các quốc gia khác chỉ mang tính tham khảo và so sánh đánh

giá nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật Việt Nam, bao gồm pháp

luật của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia khác;

Về thời gian, luận án nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội, pháp luật Việt Nam

từ khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành đến thời điểm tháng 10 năm 2020. Ngoài

ra, một số nội dung có đề cập tới thời kỳ từ sau Đại hội Đảng VI (1986) đến nay.

4

Về nội dung, để đảm bảo nội dung chuyên sâu của đề tài nghiên cứu và phù hợp

với yêu cầu, nội dung nghiên cứu của luận án là những quy định pháp luật về quyền

gia nhập thị trường nhằm mục đích kinh doanh của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu

tư nước ngoài. Trong đó những quy định về quyền gia nhập thị trường của nhà đầu tư

trong nước là chủ yếu, những quy định liên quan tới nhà đầu tư nước ngoài được

nghiên cứu, lấy cơ sở so sánh về các rào cản gia nhập thị trường.

Luận án chỉ nghiên cứu quy định pháp luật đối với các tổ chức kinh tế thực hiện

gia nhập thị trường, hoạt động có mục đích lợi nhuận, cụ thể là các loại hình doanh

nghiệp. Luận án không nghiên cứu pháp luật về quyền gia nhập thị trường, đăng ký

thành lập HTX, liên hiệp HTX và hộ kinh doanh.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm

của Đảng và Nhà nước về quyền gia nhập thị trường và bảo đảm quyền tự do kinh

doanh trong sự nghiệp đổi mới.

Để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu, luận án không chỉ dựa vào phương pháp luận

chung như đã nêu trên mà còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như

phương pháp thu thập tài liệu và số liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương

pháp luật học so sánh… để tiếp cận và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn

thực hiện quy định pháp luật về quyền gia nhập thị trường theo pháp luật Việt Nam.

Cụ thể:

- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong

nội dung luận án và chủ yếu ở chương 1 của luận án, với mục đích phân tích nội dung

quy định pháp luật về quyền gia nhập thị trường. Phương pháp phân tích còn được

luận án sử dụng để diễn giải, giải thích các luận cứ khoa học, quan điểm của tác giả

đưa ra trong luận án là có căn cứ, phù hợp và tính khả thi cao.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và

một số nội dung ở chương 2 của luận án. Luận án sử dụng phương pháp so sánh nhằm

có một cái nhìn toàn diện hơn về những tiến bộ của quy định pháp luật Việt Nam về

quyền gia nhập thị trường so với các quy định ban hành trước đó.

Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp so sánh rất cần thiết để giúp luận án tìm

hiểu về những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật

5

một số quốc gia trên thế giới quy định về quyền gia nhập thị trường. Từ đó, luận án có

thể tiếp thu những quy định tiến bộ và đề xuất với nhà nước chọn lọc, vận dụng cho

việc hoàn thiện quy định pháp luật về quyền gia nhập thị trường.

- Phương pháp chứng minh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương

2 của luận án. Đây là phương pháp được sử dụng để làm sáng tỏ các luận cứ khoa học

của công trình nghiên cứu, giải quyết mối liên hệ giữa quy định pháp luật về quyền gia

nhập thị trường và thực tiễn thi hành các quy định đó nhằm phục vụ cho việc đánh giá

những thành công và hạn chế của pháp luật về quyền gia nhập thị trường tác động đến

môi trường kinh doanh ở Việt Nam thời gian qua.

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong các chương của

luận án và chủ yếu sử dụng ở chương 2. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu này

nhằm trình bày các số liệu cụ thể về tình hình số lượng doanh nghiệp, các thủ tục pháp

lý, các điều kiện gia nhập thị trường, giấy phép kinh doanh đang áp dụng ở Việt Nam

và ở một số quốc gia khác trên thế giới.

- Phương pháp hệ thống hóa: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa nhằm

mục đích trình bày một cách chặt chẽ, có logics nội dung của luận án, khái quát lại các

quan điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu đi trước, trên cơ sở đó đưa ra các

nhận xét, bình luận, tiếp thu có chọn lọc để chuyển hóa vào nội dung của luận án, đảm

bảo các giải pháp của luận án có tính kế thừa, hợp lý và tính khoa học cao.

Trong số các phương pháp trên, phương pháp hệ thống, phân tích và so sánh luật

học được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dung của luận án.

5. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận án

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học tập trung nghiên cứu sâu pháp luật

Việt Nam về quyền gia nhập thị trường. Do đó, so với các công trình nghiên cứu đã

được công bố trước đó, luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau:

Thứ nhất, luận án hệ thống hoá và phân tích lý luận về quyền gia nhập thị trường,

theo đó, quyền gia nhập thị trường là một thành tố của quyền tự do kinh doanh, quyền

kinh tế của con người. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng thừa nhận và bảo vệ

quyền gia nhập thị trường trong mối quan hệ với quyền tự do kinh doanh.

Thứ hai, luận án phân tích để đưa ra các bình luận quy định pháp luật hiện hành

Việt Nam ở Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, các văn bản có liên quan

khác về quyền gia nhập thị trường đầu tư, kinh doanh. Có thể khẳng định pháp luật về

6

quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc; thủ tục hành chính về gia

nhập thị trường kinh doanh của doanh nghiệp được cải cách liên tục đáp ứng nhu cầu

thực tế; thời gian để thực hiện gia nhập thị trường được rút ngắn… Tuy nhiên, vẫn tồn

tại những rào cản mang tính thể chế cần phải cải cách.

Thứ ba, luận án phân tích các định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về

quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam để đảm bảo quyền này là một trong những

quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật chuyên ngành bảo vệ. Từ đó

luận án đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường phù

hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung nguồn tư

liệu hữu ích về các vấn đề lý luận về quyền gia nhập thị trường; đưa ra khái niệm pháp

luật về quyền gia nhập thị trường và làm rõ hơn các đặc điểm, nội dung pháp luật về

quyền gia nhập thị trường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quyền gia

nhập thị trường.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp tài liệu tham

khảo cho các nhà lập pháp trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật

về quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam. Đồng thời luận án là tài liệu tham khảo hữu

ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo

chuyên ngành luật và cho những người quan tâm.

7. Kết cấu luận án dự định thực hiện

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án

được kết cấu với các phần chính sau:

Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về quyền gia nhập thị trƣờng và pháp luật

về quyền gia nhập thị trƣờng

Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền

gia nhập thị trƣờng ở Việt Nam

Chƣơng 3. Yêu cầu và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả thi hành pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng ở Việt Nam

7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền tự do kinh doanh - quyền kinh tế

của con ngƣời

Việc phân chia QTDKD thành các nhóm quyền chỉ mang tính tương đối. Căn

cứ vào nội dung của quyền để phân loại và trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác

giả tiếp cận QTDKD theo ba nhóm quyền sau: Quyền tự do gia nhập thị trường; tự do

hợp đồng; và tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh [32, Tr. 23].

QTDKD là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà

khoa học, chuyên gia, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế trên thế giới… trải dài trong

không gian, thời gian nghiên cứu học thuật. Có thể kể đến các công trình sau:

(i) “UN Guiding Principles on Business and Human Rights”, UN, 2011

(“Các nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và nhân quyền”,

xuất bản 2011) [69]

Đây là một công cụ bao gồm 31 nguyên tắc thực hiện trong khuôn khổ hoạt

động của Liên hợp quốc về “Bảo vệ, tôn trọng và khắc phục lỗi” các vấn đề nhân

quyền của các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp kinh doanh khác. Được

phát triển bởi Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký (SRSG) John Ruggie, các nguyên tắc

khẳng định quyền kinh doanh gắn liền với nhân quyền. Các Nguyên tắc này cung cấp

tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên để ngăn ngừa và giải quyết rủi ro tác động bất lợi đến

quyền con người liên quan đến hoạt động kinh doanh và tiếp tục cung cấp khuôn khổ

được quốc tế chấp nhận nâng cao tiêu chuẩn và thực hành về kinh doanh và nhân

quyền. Vào ngày 16 tháng 6 năm 2011, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhất trí

tán thành các Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Nhân quyền, biến khuôn khổ

thành sáng kiến trách nhiệm nhân quyền đầu tiên được Liên Hợp Quốc tán thành.

(ii) “Business and Human Rights: A Principle and Value - Based Analysis”,

Wesley Cragg1

, Published as Chapter Nine in The Oxford Handbook of Business Ethics,

2010. (“Kinh doanh và Nhân quyền: Phân tích dựa trên nguyên tắc và giá trị” của tác

giả Wesley Cragg, xuất bản trong chương 9 sách đạo đức kinh doanh Oxford, 2010. [71]

1

Giáo sư môn Đạo đức kinh doanh, Đại học York University, Toronta Canada

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!