Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về quyền được sống trong môi trường trong lành
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƢỢC SỐNG
TRONG MÔI TRƢỜNG TRONG LÀNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Minh Khôi
Học viên: Huỳnh Thị Hồng Nhiên
Lớp: Cao học Luật Hiến pháp – Hành chính, Khóa 27
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Pháp luật về quyền được sống trong
môi trường trong lành” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào trước đây.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 09 năm 2019
Ngƣời cam đoan
Huỳnh Thị Hồng Nhiên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BLDS Bộ luật Dân sự
2 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
3 BVMT Bảo vệ môi trường
4 ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
5 ĐTM Đánh giá tác động môi trường
6 KCN Khu công nghiệp
7 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
8 QTMT Quan trắc môi trường
9 UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN ĐƢỢC SỐNG
TRONG MÔI TRƢỜNG TRONG LÀNH ...........................................................12
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của quyền đƣợc sống trong môi
trƣờng trong lành....................................................................................................12
1.1.1. Khái niệm quyền được sống trong môi trường trong lành .....................12
1.1.2. Đặc điểm của quyền được sống trong môi trường trong lành................13
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của quyền được sống trong môi trường trong lành..20
1.1.4. Chuẩn mực quốc tế về quyền được sống trong môi trường trong lành..22
1.2. Nội dung cơ bản của quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành......29
1.2.1. Quyền được sống trong môi trường không bị ô nhiễm............................29
1.2.2. Quyền được tiếp cận nước sạch ................................................................32
1.3. Trách nhiệm và các biện pháp cơ bản bảo đảm quyền đƣợc sống trong
môi trƣờng trong lành ............................................................................................34
1.3.1. Trách nhiệm của nhà nước và các chủ thể khác trong việc bảo đảm
quyền được sống trong môi trường trong lành.......................................................34
1.3.2. Các biện pháp bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành 38
1.4. Tiêu chí và căn cứ đánh giá pháp luật về quyền đƣợc sống trong môi
trƣờng trong lành....................................................................................................56
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................64
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƢỢC SỐNG
TRONG MÔI TRƢỜNG TRONG LÀNH Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN.........................................................................................................65
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền và biện pháp bảo đảm quyền
đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành................................................................65
2.1.1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 .........65
2.1.2. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 ............................................................69
2.1.3. Luật tài nguyên nước năm 2012 ...............................................................74
2.1.4. Các văn bản dưới luật................................................................................77
2.1.5. Những hạn chế trong quy định pháp luật về quyền được sống trong môi
trường trong lành.....................................................................................................78
2.2. Thực trạng thực hiện quyền và biện pháp bảo đảm quyền đƣợc sống
trong môi trƣờng trong lành ..................................................................................79
2.2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường................................................................79
2.2.2. Thực trạng thực hiện quyền và biện pháp bảo đảm quyền được sống
trong môi trường trong lành....................................................................................86
2.3. Phƣơng hƣớng bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành97
2.4. Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và thực hiện pháp luật
về quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành .............................................102
2.4.1. Giải pháp xây dựng pháp luật .................................................................102
2.4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện....................................................................107
Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................................117
KẾT LUẬN............................................................................................................119
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nóng lên của trái đất, băng tan, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi
trường...đang là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng từng ngày đến toàn
thế giới. Đứng trước thực trạng đáng báo động của môi trường buộc cộng đồng
quốc tế phải có những cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường, quyền
con người về môi trường. Bởi vì, những vấn đề mang tầm vĩ mô này lại có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của con người.
Tại Việt Nam, cùng với xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, với những
kết quả đã đạt được của một đất nước đang phát triển như tốc độ phát triển kinh tế
tăng, đời sống của con người được nâng cao, hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả
đáng tự hào...thì cũng kéo theo rất nhiều vấn đề về môi trường như ô nhiễm không
khí, ô nhiễm môi trường nước, suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học...và cùng
nhiều vấn đề khác liên quan đến môi trường có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống con người. Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã nêu tại Nghị quyết số 41/NQ-TW
ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước: "Môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có
nơi, có lúc đã đến mức động... "
1
. Nguyên nhân chủ yếu là do trong suốt một thời
gian dài vì quá ưu tiên cho phát triển kinh tế nên việc bảo vệ môi trường đã có lúc
bị xem nhẹ, là mục tiêu thứ yếu của các nhà lập pháp cũng như hành pháp. Hầu hết
các quy phạm pháp luật trước đây mới chỉ dừng lại nguyên tắc chung; chưa chú
trọng việc lồng ghép cách tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường; chưa
làm rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan tới bảo vệ môi trường; chưa
chỉ ra bảo vệ môi trường không chỉ thuộc trách nhiệm của Nhà nước mà còn là
quyền và trách nhiệm của toàn xã hội; pháp luật chưa quy định cụ thể, rõ ràng cả về
quy trình, thủ tục để mọi cá nhân, công dân có thể tham gia vào việc giám sát bảo
vệ môi trường và ban hành các quyết định cũng như tiếp cận tư pháp trong lĩnh vực
môi trường.
Phải đến Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
(Hiến pháp 2013) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
28/11/2013, bảo vệ môi trường mới thực sự được chú trọng, đặt ngang tầm với các
1Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
2
lĩnh vực khác. Cụ thể, Hiến pháp 2013 đã đưa ra một nguyên tắc Hiến định hoàn
toàn mới: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)2
,
đánh dấu sự tiến bộ trong nhận thức về môi trường. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
lập Hiến,vấn đề môi trường được gắn kết với vấn đề quyền con người và cũng là lần
đầu tiên, trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân được Hiến định cụ thể trong
việc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, trong đó, Nhà nước với tư cách là
chủ thể quản lý mọi mặt đời sống xã hội chịu trách nhiệm chính. Đồng thời, Hiến
pháp 2013 đã nêu những nội dung mới về bảo vệ môi trường như: Điều 63 quy định
rất chi tiết và cụ thể về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường và ngay trong tên
của Chương III: “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi
trường” cũng đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vị trí và tầm quan
trọng của việc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiến pháp 2013 cũng khẳng định việc
khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng
mới, năng lượng tái tạo, đồng thời thể hiện chủ trương áp dụng chế tài nghiêm khắc
đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên
nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất
nước ở hiện tại và tương lai, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh
học, phòng chống thiên tai và ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu
3
. Như vậy, theo
Hiến pháp 2013, quyền được sống trong môi trường trong lành phải được xem là
một trong các nguyên tắc trụ cột và cơ bản của pháp luật môi trường Việt Nam.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đã có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật
về môi trường được ban hành như Luật bảo vệ môi trường năm 1993, Luật bảo vệ
môi trường sửa đổi bổ sung năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật đa
dạng sinh học năm 2008, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đất đai
năm 2013, Luật tài nguyên nước năm 2012...và rất nhiều các văn bản dưới luật khác
như: Tiêu chuẩn phát thải cho các phương tiện, tiêu chuẩn môi trường quốc gia, về
2Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013, Nxb. Tư pháp.
3Bùi Xuân Hải (2014), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013, Nxb. Đại học quốc gia.
3
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020...cho thấy tầm quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành trong các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm đảm bảo con người thực sự được
sống trong môi trường trong lành.
Tuy nhiên, nội dung và phạm vi của quyền này cũng như việc thực thi quyền
trên thực tế như thế nào để đạt được mục đích cải thiện môi trường trong lành cho
tất cả mọi người lại là vấn đề khá mới mẻ. Chính vì vậy hầu như các cá nhân tổ
chức đều chưa nhận thức được các quyền của mình đối với môi trường, quyền được
sống trong môi trường trong sạch, quyền được yêu cầu đảm bảo về môi trường
sống. Không những vậy, việc chưa hiểu rõ về quyền con người đối với môi trường
cũng dẫn đến việc cá nhân, tổ chức cũng chưa có ý thức tự bảo vệ môi trường, tự
đảm bảo các quyền của mình đối với môi trường. Đây có lẽ cũng là lý do mà Nghị
quyết 142/2016/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020
ngày 12 tháng 04 năm 2016 nhấn mạnh một trong số các nhiệm vụ và giải pháp chủ
yếu đó là: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.
Có thể thấy rằng, vấn đề quyền được sống trong môi trường trong lành với
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang còn rất nhiều vướng mắc buộc chúng
ta phải phân tích, tìm hiểu, nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu nhất góp phần giải
quyết vấn đề môi trường triệt để theo hướng có lợi và gắn liền với sự phát triển bền
vững. Trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có rất nhiều các quy định
quyền con người về môi trường. Để đưa ra hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi
trường, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành thì việc hiểu đủ,
đúng và rõ về các quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là điều
cần thiết.
Do đó, luận văn sẽ phân tích pháp luật về quyền được sống trong môi trường
trong lành được quy định trong các điều ước quốc tế, là những nội dung về quyền
đang được công nhận rộng rãi. Những nội dung này sẽ là cơ sở để các cá nhân, tổ
chức hiểu rõ vấn đề này và tự bản thân thực hiện các hành động để bảo đảm quyền
được sống trong môi trường trong lành. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa đến thực
trạng về môi trường, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật, từ đó đưa ra
phương hướng và kiến nghị các giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
được sống trong môi trường trong lành trong thực tiễn. Thực trạng trên cho thấy sự
4
cần thiết phải có một nghiên cứu để đưa ra những thông tin cơ bản về quyền được
sống trong môi trường trong lành làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu
vấn đề này một cách sâu sắc hơn cũng như phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện
các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo đảm quyền con người
đối với môi trường để các văn bản đó sau khi được ban hành sẽ đi vào cuộc sống.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về quyền được sống trong môi trường
trong lành” làm luận văn nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả
có tham khảo một số luận văn, bài viết trên các tạp chí, các website chuyên ngành
có nội dung liên quan đến đề tài, cụ thể như sau:
Nguyễn Thị Hoài Phương (2009), Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật Đại học quốc
gia Hà nội. Tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất,
các quy định pháp luật của Việt Nam và thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trường ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao ý thức cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Tuy nhiên, luận văn này tác giả
nghiên cứu ở giai đoạn trước khi Hiến pháp 2013 và Luật bảo vệ môi trường năm
2014 có hiệu lực, vì vậy giá trị áp dụng của luận văn đã phần nào bị hạn chế trong
giai đoạn hiện nay, khi hàng loạt các văn bản pháp luật mới ra đời sửa đổi, bổ sung,
thay thế các văn bản trước đó.
Dương Thị Thanh Hà (2013), Quyền con người về môi trường và việc bảo
đảm thực hiện ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật Đại học quốc gia
Hà Nội. Tác giả phân tích thực trạng môi trường sống tập trung đánh giá tình hình
môi trường đất, nước và không khí ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra
những kiến nghị nâng cao hiệu quả trong việc ban hành chính sách về môi trường ở
nước ta. Tuy nhiên, luận văn chưa phân tích một cách toàn diện về pháp luật cũng
như các vấn đề bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành theo pháp
luật quốc tế, pháp luật Việt Nam.
Phạm Thị Tính (2014), “Tiếp cận bảo vệ môi trường ở Việt Nam từ góc độ
quyền được hưởng môi trường trong lành”, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 3,
tr.38-51. Bài viết nêu lên cơ sở xác lập quyền được sống trong môi trường trong
lành và các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam nhìn từ góc độ quyền con
5
người như: bảo vệ quyền bằng biện pháp hành chính, biện pháp tư pháp, các chế tài
hình sự, thông qua lực lượng cảnh sát môi trường và bảo vệ quyền thông qua hoạt
động tư vấn, trợ giúp pháp lý, luật sư Nghị định số 07/2007/NĐ-CP của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật trợ giúp pháp lý 2006, Điều 34 quy định: “Người nghèo,
đối tượng chính sách và nhóm yếu thế khác được trợ giúp pháp lý về 08 lĩnh vực
pháp luật trong đó có vấn đề môi trường”.
Phạm Thị Tính (2014), “Quyền được hưởng môi trường trong lành trong bối
cảnh phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 2,
tr. 37. Tác giả tập trung phân tích về sức ép đối với môi trường từ các hoạt động
kinh tế - xã hội và các ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường với quyền được hưởng
môi trường trong lành.
Lê Thị Anh Xuân (2014), “Hiến pháp 2013 - Những nguyên tắc nền tảng cho
công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, số 3. Bài viết tập
trung nhấn mạnh các điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm
1992 đặc biệt là những quy định liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Lần đầu tiên, Hiến pháp ghi nhận quyền con người đối với môi trường: “Mọi người
có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”
(Điều 43), có thể thấy được bảo vệ môi trường đã được chú trọng và đặt ngang tầm
với các lĩnh vực khác.
Nguyễn Đức Long (2014), “Quyền được sống trong môi trường trong lành
theo Hiến pháp và tác động của nó tới quá trình hoàn thiện, thực thi pháp luật môi
trường”, Tạp chí Luật học, số 2/2014. Tác giả tập trung khái quát ngắn gọn quá
trình ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành và nội dung của quyền
này được quy định tại Điều 43 của Hiến pháp 2013. Từ đó đưa ra một số tác động
của việc ghi nhận quyền con người được sống trong môi trường trong lành trong
Hiến pháp tới việc hoàn thiện và thực thi pháp luật môi trường”.
Nguyễn Đình Đáp, Bùi Phương Thảo, Nguyễn Thị Nhung (2013), “Tiếp cận
quyền con người trong bảo vệ môi trường”, Tạp chí môi trường, số 7/2013. Bài viết
tập trung về lý luận quyền con người với môi trường, kinh nghiệm quốc tế về tiếp
cận quyền con người trong bảo vệ môi trường, từ đó đưa ra một số đề xuất cho Việt
Nam về vấn đề môi trường và ảnh hưởng của nó đến phát triển đang trở thành thách
thức cho nước ta.
Bùi Đức Hiển (2013), “Mấy góp ý về quyền được sống trong môi trường
trong lành trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí Nhà nước và pháp
6
luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, số 6/2013, tr.12-18. Bài viết khái quát về quyền
được sống trong môi trường trong lành và sự ghi nhận của Hiến pháp về vấn đề này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về quyền
được sống trong môi trường trong lành trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trần Thị Trúc Minh (2013), “Quyền con người sống trong môi trường trong
lành và việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 3/2013,
tr.34-38;49. Tác giả phân tích sự cần thiết của quyền con người sống trong môi
trường lành mạnh, các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam và kinh nghiệm
của một số quốc gia trên thế giới về việc ghi nhận quyền này, từ đó đóng góp một
số ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về vấn đề này.
Bùi Đức Hiển (2011), “Về quyền được sống trong môi trường trong lành ở
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, số 11, tr.22-28. Tác giả cũng khái quát về
quyền được sống trong môi trường trong lành, sau đó đưa ra những ghi nhận của
pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành nhằm
đưa đến một số kiến nghị để bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường
trong lành ở nước ta hiện nay.
Tường Duy Kiên (2010), “Môi trường với quyền con người và vận dụng
quyền con người trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, số 11(172), tr. 16 - 21; 27. Tác giả tập trung ghi nhận về mối quan hệ giữa
môi trường với quyền con người và đề cập đến nội dung nguyên tắc và các quyền
con người về môi trường. Đồng thời, tác giả cũng vận dụng cách tiếp cận quyền
trong bảo vệ môi trường từ kinh nghiệm quốc tế và ý nghĩa đối với Việt Nam.
Các nghiên cứu trên đã phần nào chỉ ra được tầm quan trọng của quyền được
sống môi trường trong lành trong mối quan hệ với các quyền cơ bản khác của con
người. Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích một cách toàn diện về pháp luật
cũng như các vấn đề bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành theo
pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và việc bảo đảm thực hiện các nội dung
quyền đó ở Việt Nam như thế nào. Do đó, đề tài của tác giả có tính mới và có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quyền được sống trong môi trường trong
lành” sẽ đưa đến cái nhìn tổng quát về quyền con người đối với môi trường và thực
trạng môi trường, thực trạng pháp luật về quy định quyền, quy định cơ chế bảo vệ
7
quyền. Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá những hạn chế bất cập trong việc ghi
nhận và bảo đảm thực thi các nội dung của quyền con người về môi trường ở Việt
Nam đồng thời có những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
này ở Việt Nam. Luận văn tham vọng giải quyết được những vấn đề lý luận về nội
dung quyền được sống trong môi trường trong lành, đưa ra các số liệu thực tiễn về
tình hình môi trường để thấy được mức độ quyền này ở Việt Nam hiện nay như thế
nào; phân tích nội dung các quy định hiện hành của pháp luật. Từ các vấn đề lý luận
và thực tiễn đó, luận văn mong muốn đem đến những hiểu biết về quyền được sống
trong môi trường trong lành cho các đối tượng muốn tìm hiểu nội dung này, đồng
thời mong muốn đóng góp các ý kiến đề xuất hữu hiệu, phù hợp thực tiễn để nâng
cao quyền của con người đối với môi trường hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật quốc tế,
pháp luật Việt Nam, các báo cáo đánh giá tác động môi trường, các công trình
nghiên cứu, các bài viết, tham luận, tài liệu khoa học pháp lý liên quan đến quyền
được sống trong môi trường trong lành và tình hình bảo đảm thực hiện ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phân tích những nội dung về quyền được
sống trong môi trường trong lành được quy định trong các điều ước quốc tế; phân
tích thực trạng môi trường sống ở Việt Nam (tập trung đánh giá tình hình môi
trường không khí, nước và đất); phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật
Việt Nam về quyền được sống trong môi trường trong lành cũng như bảo đảm thực
hiện tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị trong việc ban
hành chính sách, văn bản pháp luật ở nước ta trong thời gian tới và các biện pháp
nâng cao hiệu quả việc bảo đảm thực hiện quyền được sống trong môi trường trong
lành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính
sách, pháp luật bảo vệ môi trường, bảo đảm quyền được sống trong môi trường
trong lành, bám sát tình hình thực tế và điều kiện tự nhiên, xã hội của Việt Nam.
8
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, phương pháp thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp, thống kê, so
sánh và điều tra tình hình thực tế để đánh giá đúng thực trạng và trên cơ sở đó nêu
ra các giải pháp về bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành.
Cụ thể, áp dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu rõ các khái niệm về ô
nhiễm môi trường, quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm quyền
được sống trong môi trường trong lành. Từ đó, đưa ra những nhận xét đúng đắn về
mối quan hệ giữa con người với môi trường trong lành.
Áp dụng phương pháp so sánh để đối chiếu những ghi nhận về quyền con
người được sống trong môi trường trong lành qua các văn bản pháp luật. Qua đó, có
thể đánh giá được tầm quan trọng của quyền được sống trong môi trường trong
lành, đặc biệt trong giai đoạn bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững của nước ta
trong thời kỳ mới.
Áp dụng phương pháp tổng hợp để tập hợp các yếu tố, các điều kiện để bảo
đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. Từ đó, tìm hiểu chủ thể có nghĩa
vụ bảo vệ môi trường, cũng như phạm vi bảo đảm quyền.
Sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số liệu liên quan đến chất lượng
không khí, nước thải, diện tích đất ô nhiễm...Thông qua đó đánh giá được thực trạng
môi trường ở nước ta hiện nay và suy luận logic đến thực trạng quản lý môi trường
còn nhiều hạn chế.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Những điểm mới của luận văn có thể được khái quát như sau:
Vấn đề môi trường là một trong những vấn đề được các nhà khoa học nghiên
cứu từ nhiều góc nhìn và cho ra đời nhiều đề tài khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn
mới chỉ dừng lại ở góc độ gắn liền môi trường với pháp luật và kinh tế. Trong thời
gian gần đây, khi nhận thức môi trường có mối quan hệ mật thiết tới sức khỏe và
quyền con người thì hướng tiếp cận các quyền về môi trường dưới góc độ quyền
con người về môi trường là khá mới mẻ, hơn thế nữa, đề tài nghiên cứu còn tiếp cận
về quyền môi trường từ cả góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, từ đó
đưa ra cái nhìn tổng quát, nhằm hoàn thiện, kế thừa có chọn lọc những điểm ưu việt
của pháp luật quốc tế với pháp luật quyền con người về môi trường của Việt Nam,
với mục tiêu hòa nhập và bắt kịp xu thế thời đại. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6
ngày 28 tháng 11 năm 2013 thông qua, trong đó quyền được sống trong môi trường