Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
250
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
752

Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ CHÍ MINH

VÕ THỊ THANH LINH

PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 9380107

Nghiên cứu sinh: VÕ THỊ THANH LINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH

PGS.TS. BÙI XUÂN HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan: Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế này là kết quả nghiên cứu của

riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình và

PGS.TS. Bùi Xuân Hải. Luận án đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định

về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời

cam đoan này.

Nghiên cứu sinh

Võ Thị Thanh Linh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT

Chữ viết tắt Nguyên văn

Bộ TTTT Bộ Thông tin truyền thông

Bộ VHTT và DL Bộ Văn hóa thể thao và du lịch

LQC 2012 Luật Quảng cáo năm 2012 của Việt Nam

LTM 2005 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam

QCTM QCTM

TỪ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH

Chữ viết tắt Nguyên văn Nghĩa Tiếng Việt

BCAP

Broadcast Committee of

Advertising Practice

Ủy ban thực thi pháp luật quảng cáo

qua phát sóng của Anh

CAP

Committee of Advertising

practice

Ủy ban thực thi quảng cáo của Anh

CCPA

California Consumer

Privacy Act

Đạo luật về quyền riêng tư tiêu dùng

tại California

ECPA

Electronic Communication

Privacy Act

Đạo luật Quyền riêng tư truyền thông

điện tử Hoa Kỳ

GPDP

General Provisions on Data

Protection

Quy định chung về bảo vệ dữ liệu

Châu Âu

ICCPR

International Covenant on

Civil and Political Rights

Công ước quốc tế về các quyền dân sự

và chính trị

ICESCR

International Covenant on

Economic, Social and

Cultural Rights

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế,

xã hội và văn hóa

LEEM

Les Entreprises du

Médicament Hiệp hội các công ty dược phẩm Pháp

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5

4. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận ......................................6

5. Dự kiến kết quả nghiên cứu..............................................................................7

6. Những kết luận mới của Luận án ....................................................................7

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án .......................................................9

8. Kết cấu của Luận án..........................................................................................9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI

NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU....................................................10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................10

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.........................................................11

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam............................................................19

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu...............................................23

1.2. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ..........25

1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu................................................................................25

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .........................................29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................33

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO

THƯƠNG MẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI..............................................................34

2.1. Khái niệm, đặc điểm của quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ........34

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quảng cáo thương mại ................................34

2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của mạng xã hội.................................................36

2.1.3. Khái niệm và đặc điểm, các hình thức của quảng cáo thương mại trên

mạng xã hội........................................................................................................39

2.2. Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật về quảng cáo thương mại trên

mạng xã hội ..........................................................................................................47

2.3. Các tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương

mại trên mạng xã hội...........................................................................................63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................67

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG

MẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC THI....

...................................................................................................................................68

3.1. Chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội........................68

3.1.1. Quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể quảng cáo thương mại trên

mạng xã hội........................................................................................................68

3.1.2. Một số bất cập trong quy định pháp luật từ thực tiễn thực thi................77

3.2. Sản phẩm quảng cáo thương mại trên mạng xã hội .................................87

3.2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về sản phẩm quảng cáo thương mại

trên mạng xã hội ................................................................................................87

3.2.2. Một số bất cập trong quy định pháp luật từ thực tiễn thực thi................89

3.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo của các chủ thể tham gia hoạt

động quảng cáo thương mại trên mạng xã hội .................................................99

3.3.1. Quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cung cấp thông tin của

các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại trên mạng xã hội .......99

3.3.2. Một số bất cập trong quy định pháp luật từ thực tiễn thực thi..............107

3.4. Bảo mật thông tin của người tiếp nhận thông tin quảng cáo thương mại

trên mạng xã hội................................................................................................115

3.4.1. Quy định của pháp luật hiện hành về bảo mật thông tin của người tiếp

nhận thông tin quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ................................117

3.4.2. Một số bất cập trong quy định pháp luật từ thực tiễn thực thi..............118

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................133

CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM...........................................................134

4.1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã

hội tại Việt Nam.................................................................................................134

4.1.1. Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội cần đảm bảo tự

do dòng chảy dữ liệu và quyền được bảo mật thông tin của người tiếp nhận

quảng cáo ........................................................................................................134

4.1.2. Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội cần hài hòa quyền

tự do kinh doanh của chủ thể quảng cáo và quyền bảo mật thông tin của người

tiếp nhận quảng cáo.........................................................................................135

4.1.3. Pháp luật cần đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa chủ thể

quảng cáo trong nước và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới

.........................................................................................................................137

4.1.4. Pháp luật cần bảo vệ quyền của người tiếp nhận quảng cáo được tiếp

nhận thông tin quảng cáo chính xác, trung thực, hợp pháp về sản phẩm

quảng cáo ........................................................................................................138

4.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên

mạng xã hội ........................................................................................................138

4.3. Kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động quảng cáo

thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam..................................................141

4.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo

trên mạng xã hội ..............................................................................................141

4.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về sản phẩm quảng cáo trên mạng xã hội

.........................................................................................................................143

4.3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng

cáo thương mại trên mạng xã hội....................................................................144

4.3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ bảo mật thông tin người tiếp

nhận quảng cáo trong quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ....................150

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................154

KẾT LUẬN LUẬN ÁN.........................................................................................155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của công nghệ số dẫn đến gia tăng việc sử dụng công nghệ này

trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động quảng cáo thương

mại (QCTM). Sau gần 10 năm thi hành, Luật Quảng cáo 2012 (LQC 2012) và các

văn bản hướng dẫn thi hành hiện chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh đối

với sự phát triển của hoạt động quảng cáo nói chung và QCTM trên mạng xã hội nói

riêng. Với tốc độ phát triển của các phương tiện quảng cáo trong kỷ nguyên kỹ thuật

số, cùng với tốc độ di chuyển không ngừng nghỉ của dòng chảy dữ liệu, QCTM trên

mạng xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo vệ

quyền lợi của người tiếp nhận quảng cáo về vấn đề bảo mật thông tin của người tiếp

nhận và nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo của các chủ thể QCTM trên mạng xã

hội. Nghiên cứu pháp luật về QCTM trên mạng xã hội nhằm đảm bảo cạnh tranh bình

đẳng giữa chủ thể quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo khác và chủ thể QCTM

trên mạng xã hội, đặc biệt là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại

Việt Nam, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiếp nhận quảng

cáo. Những lý do chọn pháp luật về QCTM trên mạng xã hội là:

Thứ nhất: Người tiếp nhận QCTM trên mạng xã hội đối diện với nhiều rủi ro

hơn các phương tiện quảng cáo truyền thống trong việc tiếp nhận thông tin quảng cáo

không trung thực, thiếu chính xác do chính người quảng cáo, người kinh doanh dịch

vụ quảng cáo hoặc người phát hành QCTM trên mạng xã hội mang lại. Tuy nhiên,

hiện nay pháp luật chưa điều chỉnh đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin của các chủ

thể tham gia vào QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam. Hoạt động quảng cáo được

tiến hành trên không gian mạng nên việc quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng

cáo của các chủ thể gặp nhiều khó khăn. Việc xác định nghĩa vụ của người quảng cáo

là cá nhân khi cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trên mạng xã hội

hiện nay đang là vấn đề cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp pháp lý phù hợp. Bên

cạnh đó, pháp luật đang thiếu chế tài đối với trường hợp người kinh doanh dịch vụ

quảng cáo không đăng ký, không thông báo trước khi quảng cáo cũng là một trong

những hạn chế của pháp luật điều chỉnh QCTM trên mạng xã hội. Đặc biệt, hiện nay

pháp luật thiếu quy định quyền và nghĩa vụ, chế tài, các hành vi vi phạm khi QCTM

trên mạng xã hội của người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng, trong khi nhóm người

này tham gia QCTM trên mạng xã hội lại rất phổ biến.

2

Thứ hai: Bảo mật thông tin người tiếp nhận QCTM trên mạng xã hội là nhu

cầu tất yếu, bởi lẽ bối cảnh chuyển đổi số đã dẫn đến sự ra đời của các loại hình

công nghệ mới làm thay đổi cách các doanh nghiệp quảng cáo xử lý dữ liệu cá nhân

của người tiếp nhận quảng cáo. Người tiếp nhận QCTM trên mạng xã hội bị các chủ

thể quảng cáo thu thập thông tin bằng nhiều ứng dụng chuyên nghiệp, tích hợp

nhiều chức năng (như đặt thức ăn, vé xe, dịch vụ làm đẹp…) trên cùng một ứng

dụng nên doanh nghiệp đã vận dụng dữ liệu này để phát triển dịch vụ quảng cáo.

Bên cạnh đó, với công nghệ tân tiến về máy học và AI, chủ thể quảng cáo phân tích

dữ liệu của người tiếp nhận quảng cáo thông qua quá trình tìm kiếm, sở thích và cả

các yếu tố nhân sinh trắc học, phân tích dữ liệu dưới dạng biểu đồ nhận dạng

(Identity Graph) hoặc xây dựng dữ liệu tổ hợp (Cohort)1 … để chuyển hóa dữ liệu

của người dùng nhằm thúc đẩy hiệu quả quảng cáo trong thời đại kỷ nguyên số. Khi

công nghệ thu thập thông tin người dùng ngày càng tinh vi và phức tạp, người tiếp

nhận quảng cáo sẽ bị làm phiền bởi nhiều mẫu quảng cáo, lôi kéo, mời chào tham

gia vay tín chấp… Chính vì vậy, vấn đề bảo mật thông tin người tiếp nhận QCTM

trên mạng xã hội là nhu cầu tất yếu, tuy nhiên điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn

đề này đang bị hạn chế vì rất nhiều lý do khác nhau, cụ thể:

+ Pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư của người tiếp nhận quảng cáo được

quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, pháp luật mới chỉ quan tâm điều

chỉnh đến quyền riêng tư trong đời sống nói chung mà thiếu đi các quy định đặc thù

điều chỉnh vấn đề bảo mật thông tin trong hoạt động QCTM trên mạng xã hội như

phạm vi thông tin cá nhân được thu thập, điều chỉnh các hành vi xâm phạm quyền

riêng tư của người tiếp nhận quảng cáo…

+ Môi trường quảng cáo trong kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức về bảo mật

thông tin người tiếp nhận quảng cáo, tuy nhiên pháp luật chưa quy định dữ liệu cá nhân

nào của người tiếp nhận quảng cáo cần được bảo vệ. Hơn nữa, việc thiếu cơ chế cụ thể

để đảm bảo cho người tiếp nhận được quyền kiểm soát thông tin của chính mình khi

truy cập QCTM trên mạng xã hội đang là hạn chế lớn của pháp luật Việt Nam.

+ Ngoài ra, trong xu thế ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn quảng cáo

trên các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới, pháp luật Việt Nam thiếu cơ sở để xác

định đâu là những dữ liệu thông tin cá nhân của người tiếp nhận quảng cáo được

chuyển ra nước ngoài và chế tài đối với hành vi cung cấp dữ liệu ra nước ngoài, đây

1

“6 loại dữ liệu của thời đại cookieless mà các Marketer cần biết”. Xem tại: https:// inboundmarketing.vn/6-

loai-du-lieu-cua-thoi-dai-cookieless-ma-cac-marketer-can-biet/. Truy cập ngày 5.4.2021.

3

cũng là một trong những lý do cần nghiên cứu để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp

luật về QCTM trên mạng xã hội.

Đến tháng 6/2021, số lượng người dùng internet của Việt Nam là 70 triệu

người, số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam gần 76 triệu người. Hiện nay, Việt

Nam có 829 mạng xã hội được cấp phép hoạt động tại Việt Nam2

. Chính phủ đã đề

ra mục tiêu doanh thu quảng cáo sẽ đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2020 và 3,2 tỷ USD

vào năm 2030.

3 Số liệu trên cho thấy nhu cầu QCTM trên mạng xã hội ở Việt Nam

ngày càng phổ biến so với việc lựa chọn các phương tiện quảng cáo khác. Việt Nam

có 829 mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp trong nước được cấp phép hoạt

động. Tổng lượng người sử dụng tại Việt Nam của 10 nhóm mạng xã hội đạt

khoảng 80 triệu người (trong đó zalo chiếm 60 triệu tài khoản, Mocha 25 triệu tài

khoản, còn lại là các mạng khác). Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và phổ biến thì còn

nhiều hạn chế so với các mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới

tại Việt Nam (trong đó Facebook chiếm 65 triệu thành viên, Youtube chiếm 60

triệu, Tiktok chiếm 20 triệu)4

.

Đi kèm với xu hướng tăng trưởng người dùng internet tại Việt Nam, trong

QCTM trên mạng xã hội, nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế nhưng pháp luật chưa bắt

kịp những thay đổi này để kịp thời điều chỉnh. Trường hợp người chuyển tải sản

phẩm quảng cáo (bao gồm người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng đến xã hội)

đưa thông tin quảng cáo sai sự thật về hàng hoá, dịch vụ lên các trang mạng xã hội

đang là vấn nạn và chưa có cơ chế giải quyết tại Việt Nam; Hoạt động quảng cáo

thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh đang diễn ra phổ biến trên mạng xã hội, tuy

nhiên do cơ chế quản lý và kiểm duyệt thông tin phụ thuộc vào các nền tảng quảng

cáo xuyên biên giới và đang thiếu cơ chế kiểm soát từ Nhà nước; Hàng triệu thông

tin cá nhân được rao bán trên Rainforum miễn phí tải tại diễn đàn này vào giữa

tháng 11 năm 2020 gồm tên người dùng, địa chỉ, email, số điện thoại của hàng triệu

tài khoản Facebook tại Việt Nam và nhiều trường hợp để lộ thông tin người dùng

cho bên thứ ba đang đặt ra nhiều vấn đề lo ngại về bảo mật thông tin người tiếp

2 Tờ trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng

dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số

72/2013/NĐ-CP.

3 Digital 2020: Global digital yearbook, xem tại: https://datareportal.com/reports/digital-2020-global-digital￾yearbook, truy cập ngày 5.1.2021.

4 Nhĩ Anh (2021), “Tài khoản mạng xã hội có 10.000 người theo dõi phải sẽ phải thông báo với cơ quan

quản lý”. Xem tại: https://vneconomy.vn/tai-khoan-mang-xa-hoi-co-10-000-nguoi-theo-doi-se-phai-thong￾bao-voi-co-quan-quan-ly.htm. Truy cập ngày 5.12.2021.

4

nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội; Facebook, Google là những mạng

xã hội chiếm 70% doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam nhưng việc thực hiện

nghĩa vụ thuế tại Việt Nam còn rất hạn chế, hơn nữa các doanh nghiệp này đặt máy

chủ ở nước ngoài, việc xác định doanh thu để đánh thuế đối với các chủ thể này gặp

nhiều khó khăn.5 Đây chỉ là một trong rất nhiều thực tiễn đã và đang diễn ra trong

QCTM trên mạng xã hội, đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần thay đổi theo chiều hướng

bắt kịp xu thế phát triển của loại hình quảng cáo này nhằm bảo vệ lợi ích chính

đáng của các chủ thể quảng cáo và cả Nhà nước.

Từ các lý do nêu trên, việc nghiên cứu thực tiễn pháp luật và thực tiễn thực thi

để đưa ra kiến nghị pháp lý phù hợp và kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn thực thi

pháp luật về QCTM trên mạng xã hội là yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, NCS lựa

chọn vấn đề “Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam”

làm đề tài nghiên cứu của Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý

luận của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội và đánh giá thực trạng pháp luật về

QCTM trên mạng xã hội ở Việt Nam, Luận án đưa ra các đề xuất góp phần hoàn

thiện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam nhằm điều chỉnh một cách

có hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của QCTM trên mạng xã hội ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể

sau đây:

- Phân tích để làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về QCTM

trên mạng xã hội, bao gồm khái niệm, đặc điểm của QCTM trên mạng xã hội, các

rủi ro pháp lý đối với người tiếp nhận quảng cáo, lịch sử hình thành và phát triển

của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội, các tiêu chí đánh giá hiệu quả điều chỉnh

của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội.

- Nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh: (i) Chủ thể tham gia hoạt động

QCTM trên mạng xã hội; (ii) Sản phẩm QCTM trên mạng xã hội; (iii) Một số nghĩa vụ

5 Theo thống kê sơ bộ, có 8 doanh nghiệp viễn thông làm đại lý QCTM cho Facebook trực tiếp và đặt 900

máy chủ tại Việt Nam thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại. Hiện tại,

các mạng lưới quảng cáo Facebook không có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Xem tại: Nguyễn Hoài

(2019), “Facebook không chấp hành pháp luật Việt Nam”, nguồn: https://tienphong.vn/facebook-khong￾chap-hanh-luat-phap-viet-nam-post1084197.tpo, truy cập ngày 5.3.2020.

5

đặc thù của các chủ thể tham gia hoạt động QCTM trên mạng xã hội như nghĩa vụ

cung cấp thông tin quảng cáo của chủ thể QCTM và nghĩa vụ bảo mật thông tin người

tiếp nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội, nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể kinh

doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.

- Nghiên cứu pháp luật về QCTM trên mạng xã hội của một số quốc gia trên

thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật

về QCTM trên mạng xã hội.

- Đánh giá thực trạng và thực tiễn thực thi pháp luật về QCTM trên mạng xã

hội ở Việt Nam nhằm phát hiện những hạn chế, bất cập của pháp luật và những yếu

kém trong thực thi pháp luật cùng nguyên nhân của những yếu kém.

- Đề xuất phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về QCTM

trên mạng xã hội ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các quy định của pháp luật Việt Nam

về QCTM trên mạng xã hội và thực tiễn thực thi pháp luật. Cụ thể, Luận án tập

trung nghiên cứu các quy định pháp luật mang tính đặc thù trong điều chỉnh hoạt

động QCTM trên mạng xã hội và thực tiễn thực thi pháp luật như (i) Chủ thể tham

gia hoạt động QCTM trên mạng xã hội; (ii) Sản phẩm QCTM trên mạng xã hội; (iii)

Một số nghĩa vụ đặc thù của các chủ thể tham gia hoạt động QCTM trên mạng xã

hội như nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo của chủ thể QCTM, nghĩa vụ bảo

mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội, ngoài ra

Luận án còn đề cập đến nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể kinh doanh dịch vụ quảng

cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.

Luận án còn nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn thực thi của một

số quốc gia về QCTM trên mạng xã hội làm cơ sở cho các đề xuất hoàn thiện các

quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Quy định của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội, trong đó,

Luận án tập trung vào việc điều chỉnh pháp luật đối với các vấn đề mang tính đặc

thù của hoạt động QCTM trên mạng xã hội như (i) Chủ thể tham gia hoạt động

QCTM trên mạng xã hội; (ii) Sản phẩm QCTM trên mạng xã hội; (iii) Nghĩa vụ

cung cấp thông tin quảng cáo của chủ thể QCTM trên mạng xã hội; và (iv) Vấn đề

bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội; Ngoài

6

ra, luận án còn nghiên cứu ở mức độ nhất định nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể kinh

doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật về QCTM trên

mạng xã hội và thực tiễn thực hiện từ năm 2005, từ khi có Luật thương mại 2005

(LTM 2005), Luật Giao dịch điện tử 2005 và các quy định pháp luật về quản lý giao

dịch điện tử nói chung và hoạt động QCTM mạng xã hội nói riêng cho đến hiện nay.

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quy định pháp luật và thực

tiễn áp dụng pháp luật về QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam. Ngoài ra, Luận án

còn nghiên cứu ở mức độ nhất định pháp luật của một số quốc gia như EU, Hoa Kỳ,

Pháp, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ… điều chỉnh hoạt động QCTM trên mạng xã

hội nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

QCTM trên mạng xã hội.

4. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được Luận án sử dụng là phương pháp

phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh luật học, phương pháp

điều tra xã hội học. Các phương pháp này được sử dụng cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng trong Chương 1 của Luận án

khi phân tích về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam, nhằm chỉ ra

những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề còn bỏ ngỏ nhằm xác định nhiệm

vụ cụ thể của Luận án này.

- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh luật học được NCS sử dụng

tại Chương 3 khi đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam, có so

sánh pháp luật một số nước về quyền riêng tư người tiếp nhận trong QCTM trên

mạng xã hội, về nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp thực hiện QCTM

trên mạng xã hội.

- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng tại Chương 2

để làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến quảng cáo, QCTM trên mạng xã hội

và pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. Đặc biệt, phương pháp phân tích được sử

dụng xuyên suốt ở Chương 2 nhằm chỉ ra những nội dung cơ bản thuộc phạm vi

điều chỉnh của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. Đồng thời, Chương 2,

Chương 3 Luận án có áp dụng phương pháp điều tra xã hội học để khảo sát ý kiến

của người tiếp nhận quảng cáo về QCTM trên mạng xã hội và pháp luật áp dụng

(Xem Phụ lục 1, 2 của Luận án). Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được sử

7

dụng tại Chương 4 để luận giải cho nguyên tắc, phương hướng và kiến nghị hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về QCTM trên mạng xã hội.

4.2. Phương pháp tiếp cận

Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành và đa lĩnh vực bao gồm kinh

tế, công nghệ thông tin và luật học nhằm chứng minh rằng pháp luật là do kinh tế

quyết định và pháp luật về QCTM trên mạng xã hội hình thành và phát triển cần tính

đến các đặc thù của cơ sở hạ tầng của hoạt động QCTM trên mạng xã hội như thương

mại điện tử, công nghệ thông tin, và môi trường internet. Luận án cũng dựa trên

phương pháp tiếp cận liên ngành, trong đó có ngành luật với các chuyên ngành luật

kinh tế, chuyên ngành thương mại điện tử, chuyên ngành thuế… Các chuyên ngành

này có mối liên hệ hữu cơ, liên kết chặt chẽ với nhau và là cơ sở quan trọng để Luận

án thực hiện việc phân tích pháp luật về QCTM trên mạng xã hội ở Việt Nam.

5. Dự kiến kết quả nghiên cứu

Luận án là công trình đầu tiên dưới hình thức một Luận án tiến sĩ, nghiên cứu

chuyên sâu các quy định mang tính đặc thù trong quy định của pháp luật điều chỉnh

hoạt động QCTM trên mạng xã hội.

Thông qua việc phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn thực thi

các quy định pháp luật mang tính đặc thù về chủ thể tham gia hoạt động QCTM trên

mạng xã hội, sản phẩm QCTM trên mạng xã hội, nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng

cáo của chủ thể QCTM trên mạng xã hội và vấn đề bảo mật thông tin người tiếp

nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội, Luận án đề xuất một số kiến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam.

6. Những kết luận mới của Luận án

1. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động QCTM trên mạng xã hội hiện

được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Các quy định pháp luật

hiện hành chưa xuất phát từ các đặc thù của hoạt động QCTM trên mạng xã hội nên

chưa điều chỉnh một cách hiệu quả hoạt động QCTM trên mạng xã hội.

2. Các đặc thù của hoạt động QCTM trên mạng xã hội bao gồm: (i) Người

tiếp nhận quảng cáo thương mại trên mạng xã hội là những người có tài khoản cá

nhân riêng, hồ sơ riêng; (ii) Chủ các tài khoản mạng xã hội có thể nhận xét, đánh

giá sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác và chia sẻ đến những người dùng

khác; (iii) Có khả năng nhắm mục tiêu hành vi người tiếp nhận quảng cáo thông qua

phương tiện kỹ thuật số, Cookie, hồ sơ nhận dạng và dễ dàng lựa chọn đối tượng

tiếp nhận quảng cáo; (iv) Chủ thể tham gia quảng cáo thương mại trên mạng xã hội

8

không chỉ là doanh nghiệp mà còn bao gồm cá nhân. (v) QCTM trên mạng xã hội

có tính tương tác cao và xuyên biên giới. Những đặc thù này của QCTM trên mạng

xã hội đã đặt ra nhiều thách thức cho nhà quản lý trong việc hoàn thiện các quy định

pháp luật về chủ thể, sản phẩm quảng cáo và một số nghĩa vụ đặc thù của các chủ

thể tham gia hoạt động QCTM trên mạng xã hội như nghĩa vụ cung cấp thông tin

quảng cáo của chủ thể QCTM, nghĩa vụ bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng

cáo trong QCTM trên mạng xã hội, nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể kinh doanh dịch

vụ quảng cáo trên mạng xã hội.

3. Pháp luật của một số quốc gia đã có cách tiếp cận phù hợp nhằm điều

chỉnh những vấn đề phát sinh từ các đặc trưng của hoạt động QCTM trên mạng xã

hội. Điển hình như: Quy định pháp luật Canada trong việc điều chỉnh quảng cáo

nhắm mục tiêu người tiếp nhận quảng cáo; Pháp luật EU về bảo vệ thông tin cá

nhân (General Data Protection Regulation - GDPR) cùng một số quy định có tác

động trực tiếp đến vấn đề bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong

QCTM trên mạng xã hội; Pháp luật Hoa Kỳ về các quy định đảm bảo quyền được

truy xuất thông tin của bên thứ 3 (bên sử dụng thông tin người sử dụng QCTM), xác

định nghĩa vụ của người có tầm ảnh hưởng đến xã hội khi tham gia QCTM trên

mạng xã hội; Pháp luật Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc về việc xác định trách nhiệm của

người có tầm ảnh hưởng đến xã hội khi tham gia QCTM trên mạng xã hội; Pháp

luật Trung Quốc về quy định phạm vi xác định dữ liệu cá nhân, quy định cách thức

kiểm soát thông tin cá nhân khi chuyển ra nước ngoài, cùng với chế tài đối với hành

vi vi phạm thông tin cá nhân. Quy định pháp luật Ấn Độ về xây dựng nền tảng để

thu thuế quảng cáo trực tuyến xuyên biên giới nhằm nâng cao hiệu quả thực thi

thẩm quyền thu thuế đối với quảng cáo trực tuyến xuyên biên giới có phát sinh

doanh thu tại Việt Nam.

4. Luận án xây dựng các luận cứ để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động QCTM trên mạng xã hội.

Cụ thể như: (i) Về chủ thể QCTM trên mạng xã hội, cần quy định nghĩa vụ của cá

nhân trong việc đăng ký thông tin khi tham gia mạng xã hội. Bổ sung quyền hạn,

nghĩa vụ, chế tài của “Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”. (ii) Về sản phẩm

QCTM trên mạng xã hội, cần quy định thời lượng, tần suất xuất hiện của các sản

phẩm quảng cáo trên mạng xã hội. (iii) Về nghĩa vụ cung cấp thông tin QCTM trên

mạng xã hội, cần quy định chế tài nhằm ràng buộc trách nhiệm của người kinh doanh

dịch vụ QCTM trên mạng xã hội trong việc không đăng ký thông tin, không thông

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!