Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
792

Pháp luật về niêm yết chứng khoán tại Việt Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ HÀ DIỄM CHÂU

PHÁP LUẬT VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

TẠI VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Chuyên ngành Luật Kinh tế

Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ THANH VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009

2

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

BGĐ : Ban giám đốc

BKS : Bản kiểm soát

CBTT : Công bố thông tin

CTCK : Công ty chứng khoán

CTCP : Công ty cổ phần

CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn

CTQLQ : Công ty quản lý quỹ

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông

HĐQT : Hội đồng quản trị

IPO : Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng

NĐT : Nhà đầu tư

NĐT NN : Nhà đầu tư nước ngoài

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

OTC : Thị trường giao dịch phi tập trung

QĐTCK : Qũy đầu tư chứng khoán

SGDCK TP. HCM : Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

SGDCK HN : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

TCPH : Tổ chức phát hành

TCNY : Tổ chức niêm yết

TTCK : Thị trường chứng khoán

TTGDCK HN : Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

TTGDCK TP. HCM : Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ

Chí Minh

TTLKCK : Trung tâm lưu ký chứng khoán

UBCK : Ủy ban chứng khoán

UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà nước

3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 28/07/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

(TTGDCK TP.HCM) tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

(SGDCK TP. HCM) hiện nay chính thức đi vào hoạt động đã đánh dấu một một sự

kiện quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống kinh tế, xã hội của nước ta. Thị

trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) ra đời mở ra một kênh huy động vốn mới

hiệu quả cho các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán

giúp cho quy mô thị trường đã không ngừng lớn mạnh. Từ hai cổ phiếu được niêm yết

ban đầu là REE và SAM, đến nay toàn thị trường đã có 415 cổ phiếu của các doanh

nghiệp đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế tham gia niêm yết, đưa

tổng mức vốn hóa của TTCK đạt 55% GDP1

. Trong đó, số cổ phiếu niêm yết tại

SGDCK TP. HCM là 188 cổ phiếu và tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (SGDCK

HN) là 242 cổ phiếu. Ngoài ra, còn có trên 500 trái phiếu Chính phủ và trái phiếu

doanh nghiệp và 4 chứng chỉ quỹ đầu tư cũng niêm yết trên thị trường2

. Bên cạnh đó,

số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư (NĐT) được mở cũng tăng

nhanh chóng. Hiện nay, toàn thị trường có 729.592 tài khoản, trong đó có 726.639 tài

khoản NĐT cá nhân (NĐT cá nhân trong nước mở 714.832 tài khoản, NĐT cá nhân

nước ngoài mở 11.807 tài khoản) và 2.953 tài khoản của NĐT tổ chức (tổ chức trong

nước mở 2.382 tài khoản và tổ chức nước ngoài mở 571 tài khoản).

Tuy có những bước phát triển vượt bậc về quy mô niêm yết nhưng TTCK VN

vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được tháo gỡ và tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt là các quy

định pháp luật về tổ chức và quản lý thị trường, trong đó, đáng chú ý là pháp luật về

niêm yết chứng khoán. Sự chưa hoàn thiện trong các quy định pháp luật về niêm yết

chứng khoán đã tạo kẽ hở cho các hành vi vi phạm pháp luật của không ít các tổ chức

niêm yết (TCNY). Điển hình là trường hợp Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết kinh

doanh thu lỗ mà vẫn công bố báo cáo tài chính (BCTC) có lời gây thiệt hại không ít

đến quyền lợi nhà đầu tư và toàn thị trường. Qua đó cho thấy, việc nghiên cứu, đánh

1 Tin tức (2009), “Vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 55%GDP”, Đầu tư chứng khoán (140), tr. 5. 2 Xem Website của Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh: http://www.hsx.vn/

và Website của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội: http://www.hse.org.vn/Quymo_niemyet.asp

4

giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về niêm yết chứng khoán nhằm tìm

ra những điểm bất cập, vướng mắc để hình thành các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về

niêm yết chứng khoán là rất cần thiết. Một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ và phù hợp

với thông lệ quốc tế về niêm yết chứng khoán sẽ là “cú hích” để bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của nhà đầu tư và tạo ra nhiều hàng hoá có chất lượng, là cơ sở quan

trọng để TTCK VN phát triển bền vững. Chính vì vậy, mà tác giả đã chọn đề tài cho

Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình là “Pháp luật về niêm yết chứng khoán tại Việt

Nam – thực trạng và hướng hoàn thiện”. Thực hiện đề tài này, tác giả hy vọng sẽ

đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đánh giá thực trạng và đưa ra những kiến nghị,

đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về niêm yết chứng

khoán.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Niêm yết chứng khoán là một khâu quan trọng trong toàn bộ hoạt động của

TTCK. Hoạt động quản lý niêm yết chứng khoán được thực hiện tốt sẽ góp phần giúp

cho thị trường có được những hàng hoá có chất lượng, giảm thiểu được rủi ro trong

đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện để các doanh nghiệp minh bạch hơn trong hoạt

động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều tác giả đã chọn

đề tài liên quan đến niêm yết chứng khoán làm đề tài nghiên cứu cho những công

trình khoa học của mình. Trong những công trình đó, đáng chú ý là các đề tài: Xây

dựng và áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty đối với các công ty cổ phần và niêm

yết của Thạc sĩ Lê Thị Mai Linh (Đề tài cấp Bộ năm 2001), Hoàn thiện hệ thống chỉ

tiêu đánh giá các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam của Tiến sĩ Phạm Trọng Bình

(Đề tài cấp Bộ năm 2003), Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm

yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội của thạc sĩ Đỗ Văn Tuấn

(Đề tài cấp cơ sở năm 2004)…Tuy nhiên, các công trình nêu trên chỉ tập trung nghiên

cứu những vấn đề về niêm yết chứng khoán dưới góc độ kinh tế, tài chính mà chưa đề

cập đến khía cạnh pháp lý của nó. Có thể nói, đề tài “Pháp luật về niêm yết chứng

khoán tại Việt Nam – thực trạng và hướng hoàn thiện” mà tác giả chọn để thực

hiện Luận văn Thạc sỹ Luật học là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu một

các toàn diện và có hệ thống các vấn đề liên quan đến niêm yết theo quan điểm luật

học.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn được xác định rõ ràng. Đó là

nghiên cứu, khai thác các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động niêm yết

chứng khoán, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt

động niêm yết chứng khoán tại Việt Nam hiện nay, nghiên cứu và tham khảo kinh

5

nghiệm xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động niêm yết chứng khoán tại một số

nước, xác định sự cần thiết và đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

niêm yết chứng khoán. Qua đó, tác giả cố gắng hình thành những kiến nghị, đề xuất

nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành về niêm yết chứng khoán tại Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu như trên, đối tượng nghiên cứu của Luận văn được

xác định là nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của thế giới về hoạt động niêm

yết chứng khoán trên TTCK cũng như trình bày một cách có hệ thống các khái niệm

và quy định liên quan đến lĩnh vực niêm yết chứng khoán tại Việt Nam, tác giả muốn

làm rõ bản chất và vai trò của hoạt động niêm yết chứng khoán đối với TTCK, doanh

nghiệp và nhà đầu tư. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành phân tích thực trạng các quy

định pháp luật Việt Nam hiện hành về niêm yết chứng khoán trong mối quan hệ so

sánh, đối chiếu với pháp luật về niêm yết chứng khoán ở các nước để làm rõ những

bất cập, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế của pháp luật Việt Nam

về niêm yết chứng khoán. Kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát nêu trên sẽ là

cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả hình thành những kiến nghị, đề xuất của mình

trong Luận văn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu như so sánh, đối chiếu, phân

tích, khảo sát, đánh giá và hệ thống hoá, quy nạp và diễn dịch…đã được tác giả sử

dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin được sử dụng

xuyên suốt trong quá trình thực hiện Luận văn. Ngoài ra, khi thực hiện Luận văn, tác

giả luôn bám sát chủ trương, đường lối và chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về xây

dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam nói chung và hoạt động niêm yết trên TTCK nói

riêng.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài được chọn thể hiện ở chỗ, lần đầu tiên

trong khoa học pháp lý ở nước ta, tác giả đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống

các cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động niêm yết chứng khoán, nghiên cứu, khảo

sát các mô hình quản lý niêm yết tại một số quốc gia. Đồng thời, tác giả tiến hành

đánh giá toàn diện thực trạng các quy định của Việt Nam điều chỉnh hoạt động hoạt

động niêm yết chứng khoán trên thị trường hiện nay và từ đó làm cơ sở cho những

kiến nghị, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong

lĩnh vực này.

6

Kết quả nghiên cứu và những phân tích, kiến nghị của tác có giá trị tham khảo

nhất định đối với cơ quan quản lý và điều hành TTCK, giúp các TCNY rút kinh

nghiệm trong việc quản trị, điều hành và thực hiện tốt nghĩa vụ công bố thông tin

(CBTT) trên thị trường. Ngoài ra, Luận văn có thể là tài liệu tham khảo, học tập bổ

ích cho các sinh viên chuyên ngành luật hoặc kinh tế và tất cả những ai có quan tâm

đến TTCK.

7. Bố cục của luận văn

Với mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu như đã trình bày, kết cấu của

luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về niêm yết chứng khoán

Chương 2: Thực trạng pháp luật về niêm yết chứng khoán tại Việt Nam và hướng

hoàn thiện

7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

1.1. Khái quát chung về niêm yết chứng khoán

1.1.1. Khái niệm niêm yết chứng khoán và pháp luật về niêm yết chứng khoán

1.1.1.1. Khái niệm niêm yết chứng khoán

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản năm 2006

thì “niêm yết là dán giấy cho mọi người biết”3

. Với ý nghĩa tương tự, từ “niêm yết”

trong Từ điển tiếng Việt căn bản của Nguyễn Như Ý và một số tác giả khác xuất bản

năm 2006 được giải thích là “dán giấy để báo cho công chúng”4

. Như vậy, có thể thấy

rằng trong tiếng Việt, “niêm yết” được xem là hành vi dán những thông tin gì đó để

công chúng biết. Trong thực tế đời sống, chúng ta vẫn thường sử dụng thuật ngữ “niêm

yết” để chỉ việc dán một thông báo, một danh sách lên một vật nhất định có thể là tấm

bảng, bức tường…ở một nơi mà nhiều người (công chúng) có thể tiếp cận. Trong hoạt

động kinh doanh, mua bán hàng hoá thì “niêm yết” còn được hiểu là dán giá cả lên

hàng hoá để khách hàng tham khảo hay còn gọi là “yết giá”. Hàng hoá đã “yết giá”

công khai thì hầu như người bán rất khó chấp nhận bán với giá khác. Ngoài ra, việc

“yết giá” còn thể hiện tính minh bạch trong hoạt động mua bán. Sự minh bạch đó

không những là minh bạch về giá mà còn minh bạch về chất lượng hàng hoá, nhà sản

xuất… Cho nên, trên nhiều bảng yết giá của hàng hoá, ngoài việc ghi rõ mức giá, các

thông tin khác cũng được ghi rõ ràng như thông tin về chất liệu, xuất xứ hàng hoá…Vì

vậy, khi nói đến “niêm yết” là nói đến sự công khai thông tin và tính minh bạch.

Thuật ngữ “niêm yết” sử dụng trong lĩnh vực chứng khoán nhìn chung cũng

hàm chứa ý nghĩa như trên. Qua nghiên cứu cho thấy, TTCK ra đời vào giữa thế kỷ thứ

XV một cách tự phát và sơ khai xuất phát từ nhu cầu từ thực tế đời sống của xã hội các

nước phương Tây lúc bấy giờ5

. Lúc đầu, TTCK tồn tại dưới hình thức các phiên chợ và

chứng khoán được giao dịch theo hình thức thủ công “tiền trao, cháo múc” giữa các

3 Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 697. 4 Nguyễn Như Ý, Nguyễn Việt Hùng, Phan Xuân Thành (2006), Từ điển tiếng Việt căn bản, NXB Thanh Niên,

TP. HCM, tr. 522. 5 Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, Hà Nội, tr. 7

8

nhà đầu tư6

. Các chứng khoán được giao dịch tại những phiên chợ đó được đưa vào

những danh sách dán lên tường, hoặc ghi trên bảng để nhà đầu tư lựa chọn. Khi một

chứng khoán được đưa vào danh sách này thì được xem là đã niêm yết. Đến khi TTCK

đã phát triển và hiện đại hoá, công nghệ thông tin đã được áp dụng trong giao dịch

chứng khoán và kiểu yết giá “bảng đen, phấn trắng” đã được thay thế bằng bảng điện

tử thì một chứng khoán được một Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) đưa vào bảng

điện tử để nhà đầu tư lựa chọn mua bán cũng được xem là đã niêm yết. Chứng khoán

được đưa vào giao dịch tại SGDCK phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Vì vậy,

khái niệm “niêm yết chứng khoán” trong giai đoạn TTCK phát triển còn được xem là

một quá trình để SGDCK xem xét, đối chiếu với những điều kiện nhất định nhằm chấp

thuận hay không chấp thuận cho chứng khoán đó được giao dịch tại SGDCK.

Về mặt lý thuyết, sau khi chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp

(primary market) sẽ được mua bán, chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp (secondary

market). Theo các nhà kinh tế, thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã

phát hành trên thị trường sơ cấp7

. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các

chứng khoán. Qua đó, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn bổ sung và

các nhà đầu tư có cơ hội đầu tư và rút vốn linh hoạt. Dựa vào phương thức hoạt động,

người ta chia thị trường thứ cấp thành hai loại thị trường: thị trường giao dịch tập trung

dưới hình thức SGDCK hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) và thị

trường giao dịch phi tập trung hay thị trường OTC (over the counter market). Các

chứng khoán giao dịch tại SGDCK là những chứng khoán có chất lượng, đáp ứng

những điều kiện nhất định, còn chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC là những

chứng khoán có chất lượng kém hơn, không đủ điều kiện giao dịch tại SGDCK. Chứng

khoán sau khi đã được SGDCK chấp thuận đưa vào giao dịch tại SGDCK gọi là chứng

khoán niêm yết (listed securities)8

. Các nhà kinh tế, tài chính cho rằng, “niêm yết

chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng khoán nhất định được phép giao dịch trên

trên SGDCK”

9

. Trong khoa học pháp lý, “niêm yết chứng khoán là hoạt động của

SGDCK nhằm xác định, kiểm tra và chấp thuận chứng khoán của một số tổ chức phát

6 Về lịch sử hình thành và phát triển TTCK, xem: Lý Hoàng Ánh, Đoàn Thanh Hà (2005), Thị trường chứng

khoán, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr. 7-11. 7 Bùi Kim Yến (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 38.

8 “Listed securities” được hiểu là những chứng khoán đã được Ủy ban yết giá của SGDCK chấp nhận và sau khi

xem xét kỹ tình hình tài chính và uy tín của công ty hữu quan, Sở đưa nó vào danh sách các chứng khoán được

chính thức giao dịch trong hàng ngũ các thành viên của SGDCK. Xem: Từ điển Kinh tế Kinh doanh Anh - Việt

(2000), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 629.

9 Đào Lê Minh (2000), Giáo trình Những vấn cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr. 188.

9

hành đủ điều kiện đưa vào giao dịch tại SGDCK”

10. Trong pháp luật thực định, niêm

yết chứng khoán được định nghĩa là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào

giao dịch tại SGDCK hoặc TTGDCK11.

Có thể thấy rằng, mặc dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng các khái niệm về

niêm yết chứng khoán nêu trên đã thể hiện những đặc điểm cơ bản của hoạt động niêm

yết chứng khoán giúp nhận diện và phân biệt với các hoạt động khác của SGDCK.

Những đặc điểm cơ bản đó, theo chúng tôi là:

Thứ nhất, niêm yết chứng khoán là một thủ tục bắt buộc do SGDCK tiến hành

để đưa chứng khoán vào giao dịch tại SGDCK. Một chứng khoán muốn giao dịch tại

SGDCK nhất thiết phải có sự chấp thuận của SGDCK. Sự chấp thuận này có thể bằng

hình thức cấp Giấy phép hoặc Giấy chứng nhận niêm yết. Tại Việt Nam, trong giai

đoạn đầu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là cơ quan cấp phép niêm yết

và TTGDCK TP. HCM khi đó chỉ là nơi tổ chức giao dịch các chứng khoán đã được

UBCKNN cấp phép niêm yết.

Thứ hai, chứng khoán niêm yết phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Trong

đó, hai nhóm điều kiện quan trọng nhất là điều kiện định tính và điều kiện định lượng

để xác định thực lực TCNY và tính thanh khoản của các chứng khoán. Để NĐT có thể

đưa ra quyết định mua hay bán chứng khoán, TCNY phải có nghĩa vụ CBTT về tình

hình hoạt động của mình định kỳ hoặc theo yêu cầu hoặc tức thời. Nhờ đó, các NĐT có

được tất cả các thông tin có thể tác động đến giá chứng khoán để quyết định đầu tư một

cách tốt nhất.

Thứ ba, quá trình niêm yết chứng khoán làm phát sinh mối quan hệ cơ bản giữa

một bên là SGDCK với bên kia là các TCNY. SGDCK là cơ quan quản lý và điều hành

thị trường giao dịch tập trung.

Theo tác giả Trần Đắc Sinh, thì:

SGDCK không tham gia vào việc mua bán chứng khoán mà chỉ là nơi giao dịch,

một trung tâm tạo điều kiện cho các giao dịch được tiến hành một cách thuận lợi,

dễ dàng, giảm thấp các chi phí bằng cách đưa ra những luật lệ phù hợp. SGDCK

không có trách nhiệm ấn định hoặc can thiệp vào giá cả chứng khoán mà chỉ đảm

bảo cho việc mua bán chứng khoán hoặc việc đấu thầu được diễn ra đúng pháp

luật, công bằng

12.

10 Phạm Thị Giang Thu (2008), Giáo trình Luật chứng khoán, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.143. 11 Xem: Điều 6, Luật chứng khoán được Quốc hội Khóa XI, Kỳ hợp thứ 9 thông qua ngày ngày 29 tháng 06 năm

2006 (sau đây gọi là Luật chứng khoán 2006). 12 Trần Đắc Sinh (2002), Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam: mô hình và bước đi, NXB Thành phố Hồ Chí

Minh, tr. 7.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!